Phƣơng pháp hoá sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu quả chế độ dinh dưỡng giàu lipid trong điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thở máy (Trang 31 - 35)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG Ở BỆNH NHÂN ĐỢT

1.3.4. Phƣơng pháp hoá sinh

Để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của bệnh nhân COPD bằng phƣơng pháp này dùng để đánh giá bằng các chỉ số: Albumin, protein, prealbumin, transferrin, Ca, Phospho,....

Đánh giá lƣợng protein lƣu thông nhƣ albumin, hoặc một số chỉ số phức tạp hơn nhƣ prealbumin. Albumin đƣợc sử dụng phổ biến nhất do kỹ thuật phân tích đơn giản, có sự tƣơng quan ý nghĩa với tiên lƣợng bệnh nhân COPD; Nồng độ albumin bị ảnh hƣởng nhiều nhất bởi protein khẩu phần. Chính vì vậy nồng độ albumin thấp kèm theo những dấu hiệu suy dinh dƣỡng protein năng lƣợng khác đƣợc quan sát thấy trong nhiều nghiên cứu ở bệnh nhân COPD trên thế giới. Do vậy có những nghiên cứu cho rằng chỉ cần dùng duy nhất chỉ số albumin có thể đánh giá tình trạng dinh dƣỡng ở bệnh nhân COPD. Tuy nhiên nồng độ albumin có thể bị ảnh hƣởng bởi một số yếu tố khác ngoài yếu tố dinh dƣỡng nhƣ giảm nhanh trong trạng thái căng thẳng, tình trạng nhiễm trùng; Albumin bị mất qua các dịch tiết trong một số trƣờng hợp bệnh lý khác.

Prealbumin (cịn có tên là transthyretin) là một protein giàu tryptophan, có khối lƣợng phân tử 55.000 dalton, đƣợc sản xuất ở gan. Chức năng của prealbumin là gắn và vận chuyển 30-50% các protein gắn retinol và một phần nhỏ thyroxine (T4) [64]. Prealbumin có thời gian bán hủy (Half-life) trong máu nhanh (2 ngày) hơn nhiều so với albumin (20 ngày). Vì vậy nó đƣợc sử dụng để đánh giá tình trạng suy dinh dƣỡng nhạy hơn so với albumin [65]. Chỉ số có giá trị trong đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dƣỡng, liên quan chặt chẽ với lƣợng protein khẩu phần, là chỉ số tiên lƣợng có giá trị trên bệnh nhân COPD. Khi nồng độdƣới 20mg/dL đƣợc coi là dấu hiệu thiếu dinh dƣỡng.

Theo chỉ số đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của các nghiên cứu trên thế giới nhƣ nghiên cứu của Haider và cộng sự (1984) [66] ngƣỡng bình thƣờng prealbumin: 15-35g/l; Suy dinh dƣỡng nhẹ: 10-15g/l; Suy dinh dƣỡng trung bình: 5-10g/l; Suy dinh dƣỡng nặng: <5g/l. Theo máy hóa sinh COBAS 6000,

COBAS 8000 tại Bệnh viện Bạch Mai ngƣỡng bình thƣờng là 20-40g/l, sự chênh lệch suy dinh dƣỡng nhẹ là 5g/l.

Bảng 1.5. Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng theo chỉ số hóa sinhXét nghim Tr sbình thƣờng Tr s thiếu Xét nghim Tr sbình thƣờng Tr s thiếu các mức độ khác nhau Albumin 35 – 50 g/l SDD nhẹ: Albumin 28 - 35g/l SDD trung bình: 21 – 27 g/l SDD nặng: 21 g/l Prealbumin 20 – 40g/l SDD Prealbumin 11 – 19 g/l SDD trung bình: Prealbumin 5 -10g/l SDD nặng: Prealbumin < 5g/l

Nồng độ albumin huyết thanh đƣợc dùng để chẩn đoán suy dinh dƣỡng, đặc biệt là ở những bệnh nhân điều trị nội trú. Nghiên cứu của Prenner và cộng sự (2014) chỉ số albumin trên 60 bệnh nhân cấy ghép tim và chỉnh hình với thời gian ít nhất năm năm sau ghép, chỉ số albumin huyết thanh cho thấy là một yếu tố tiên đoán tốt hơn về suy dinh dƣỡng cơ bản so với chỉ số khối cơ thể (BMI) và đánh giá tổng thể chủ quan (SGA) [67]. Chỉ số albumin huyết thanh cũng đã đƣợc sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng trong quá trình điều trị trƣớc phẫu thuật để sàng lọc và điều trị các bệnh nhân có nguy cơ cao đƣợc phẫu thuật chỉnh hình để giảm các biến chứng sau phẫu thuật [68]. Nghiên cứu của Nataloni và cộng sự định lƣợng prealbumin ở 45 bệnh nhân chấn thƣơng đầu điều trị tại khoa ICU, định lƣợng kết quả cho thấy prealbumin huyết thanh rất nhạy giúp chẩn đoán sớm suy dinh dƣỡng và điều trị dinh dƣỡng phù hợp đối với bệnh nhân[69]. Nghiên cứu của Erstad và cộng sự (1994) báo cáo rằng chỉ số prealbumin huyết thanh đánh giá tình trạng dinh dƣỡng tốt hơn albumin huyết thanh trong can thiệp trợ dinh dƣỡng cho bệnh nhân sau mổ vì chỉ số prealbumin nhanh chóng về ngƣỡng bình thƣờng khi đƣợc can thiệp dinh dƣỡng [70].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu quả chế độ dinh dưỡng giàu lipid trong điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thở máy (Trang 31 - 35)