Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Xử lí số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Excel và phân tích trên phần mềm Stata 14.0.
Với mục tiêu 1: Phân tích thống kê mơ tả sử dụng các giá trị tần số và
tỷ lệ cho các biến phân loại, các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn cho các biến định lượng có phân bố chuẩn. Thống kê phân tích sử dụng các kiểm định t khơng ghép cặp và Khi bình phương.
Với mục tiêu 2: nghiên cứu quan tâm đến kết quả điều trị là liền hay
không liền vết loét ở 2 nhóm bệnh nhân và thời gian từ lúc điều trị đến khi liền, do đó phân tích sống cịn (phân tích sống cịn - survival analysis) được sử dụng. Biến độc lập quan tâm là nhóm điều trị: thường quy và bó bột tiếp xúc tồn bộ.
Phân tích logrank test đơn biến được sử dụng để xác định mối liên quan của từng biến độc lập (biến độc lập quan tâm và các biến độc lập khác, ví dụ BMI, tuổi, HbA1c, mức độ loét…). Các biến độc lập có mối liên quan đến biến phụ thuộc (p < 0,05) hoặc khơng có mối liên quan nhưng p < 0,2 được đưa vào mơ hình hồi quy đa biến.
Hồi quy đa biến Cox Proportional Hazard được sử dụng để xem xét sự khác nhau về khả năng liền vết loét giữa 2 nhóm: thường quy và bó bột tiếp xúc tồn bộ khi hiệu chỉnh với các yếu tố khác. Các mơ hình được kiểm tra giả định “proportional-hazards assumption” (giả định được thỏa mãn khi p > 0,05) và các mơ hình được so sánh với nhau bằng kiểm định tỷ số likelihood.
Các kiểm định được thực hiện ở mức ý nghĩa 5%.
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu của đề tài
Các thông tin liên quan đến bệnh nhân được đảm bảo bí mật.
Quy trình thăm khám tổn thương loét bàn chân và kỹ thuật bó bột tiếp xúc tồn bộ điều trị loét gan bàn chân trên người bệnh đái tháo đường đã được thường trực Hội đồng Khoa học và Đạo đức - bệnh viện Bạch Mai thẩm định và cho phép áp dụng tại khoa Nội Tiết - ĐTĐ - Bệnh viện Bạch Mai theo quyết định số 535/QĐ-BM. Kỹ thuật đảm bảo đúng quy trình chun mơn đã được Hội đồng Khoa học và Đạo đức bệnh viện Bạch Mai thông qua.
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện hồn tồn vì mục đích khoa học nhằm chẩn đốn bệnh, điều trị và tiên lượng bệnh cho bệnh nhân, khơng vì bất kỳ mục đích nào khác. Đề tài nghiên cứu nằm trong đề án phát triển đơn vị chăm sóc bàn chân của khoa Nội Tiết- ĐTĐ bệnh viện Bạch Mai. Người thực hiện đề tài cùng với các bác sỹ - điều dưỡng khoa Nội Tiết đã hình thành được nhóm chuyên sâu chăm sóc bàn chân với các kết quả đạt được như sau:
o Xây dựng và thực hiện 16 quy trình kỹ thuật, quy trình hướng dẫn chăm sóc và điều trị loét bàn chân trên người bệnh ĐTĐ đã được Hội đồng Khoa học và Đạo đức- bệnh viện Bạch Mai thông qua theo quyết định số 535/ QĐ-BM.
o Bước đầu xây dựng đội ngũ chăm sóc bàn chân đa chuyên ngành với sự kết hợp của các bác sỹ chuyên khoa Nội Tiết, Chấn Thương Chỉnh Hình, Điện Quang Can Tiệp, Tim Mạch để chăm sóc bàn chân cho người bệnh ĐTĐ.
o Kết hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học, hội thảo quốc tế về chăm sóc bàn chân vào các năm 2015, 2016, 2017.