So sánh mức độ loét theo phân loại Wagner

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm loét bàn chân và kết quả điều trị giảm tải loét gan bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường (Trang 113 - 115)

Mức độ loét Chúng tôi n (%) Samson và cộng sự n (%) [78] Giá trị p Wagner độ 1 12 (12,77) 131 (67,52) < 0,001 Wagner độ 4 và 5 26 (27,66) 38 (19,58) < 0,001

Tuy nhiên, khi đối chiếu với KQNC của Samson và cộng sự trên 194 bệnh nhân tại bảng 4.1, chúng tơi thấy có tới 67,52% bệnh nhân trong nghiên cứu này đi khám bệnh và nhập viện khi tổn thương loét còn ở mức độ nhẹ. Mặc dù nghiên cứu của Samson được thực hiện từ năm 2001 nhưng bệnh nhân đã có kiến thức bảo vệ bàn chân rất tốt, kịp thời đi khám và điều trị khi tổn thương mới xuất hiện. Ngược lại, nhiều bệnh nhân của chúng tôi không nhận thức rõ mức độ trầm trọng của bệnh. Bệnh nhân dễ dàng mua thuốc kháng sinh sử dụng tại nhà, tự đắp thuốc lá để chữa bệnh. Nhiều nhân viên y tế tuyến cơ sở chủ quan, điều trị chưa tích cực dẫn tới tổn thương nhanh chóng nặng lên. Tình trạng tự sử dụng kháng sinh tại nhà đang làm tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn tại Việt Nam đang được các chuyên gia trong và ngoài nước cảnh báo.

Do tổn thương LBC ở người bệnh ĐTĐ có những đặc tính thuận lợi giúp tình trạng nhiễm trùng dễ dàng lan rộng. Cho nên, khi bệnh nhân và nhân viên y tế chủ quan, không đánh giá hết mức độ trầm trọng của tổn thương sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề như cắt cụt chi. Chính vì vậy, KQNC này và của Lê Tuyết Hoa đã giúp chúng tơi nhìn nhận được bức tranh tổng thể của bệnh nhân ĐTĐ có LBC tại Việt Nam. Chúng tôi cũng nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc nâng cao sự hiểu biết về tổn thương LBC cho các nhân viên y tế tuyến cơ sở và cho bệnh nhân. Cơng việc này có thể làm giảm bớt số lượng bệnh nhân nhập viện khi quá muộn.

4.2.1.3. Đặc điểm loét bàn chân dựa theo yếu tố nguy cơ

LBC do ĐTĐ không những được phân loại về mức độ nhiễm trùng, mức độ nặng mà còn được phân loại theo yếu tố nguy cơ. Sự phân loại tổn thương LBC theo yếu tố nguy cơ giúp cho thầy thuốc lâm sàng đánh giá được

Kết quả thống kê chỉ thấy 4/94 trường hợp khơng có biến chứng đi kèm. Trong khi đó, loét thần kinh chiếm tới tỷ lệ 80,86% và loét thần kinh - mạch máu chiếm 11,7% đã phản ánh mức độ phức tạp của tổn thương LBC.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm loét bàn chân và kết quả điều trị giảm tải loét gan bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)