Tiếp cận chẩn đoán nhiễm trùng bàn chân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm loét bàn chân và kết quả điều trị giảm tải loét gan bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường (Trang 37 - 40)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Tiếp cận chẩn đoán tổn thương loét bàn chân

1.4.4. Tiếp cận chẩn đoán nhiễm trùng bàn chân

1.4.4.1. Triệu chứng lâm sàng

Chẩn đốn NTBC khi bệnh nhân có những biểu hiện sau đây:

 Chảy mủ từ vết loét Và/ hoặc

 Khi có ≥ 2 trong các dấu hiệu sau: o Đỏ da (> 0.5 cm từ bờ vết loét) o Quầng hoặc sưng tấy tại chỗ o Ấm nóng tại chỗ

Tình trạng nhiễm trùng có thể được khẳng định khi có những dấu hiệu nhiễm trùng “thứ phát” như vết loét chậm liền, dịch tiết tại vết loét nhiều và bất thường, vết loét có tổ chức mủn, hoại tử và có mùi hơi [55].

Viêm xương có thể gặp ở những tổn thương LBC có hoặc khơng có biểu hiện nhiễm trùng tại chỗ. Một số biểu hiện lâm sàng cần hướng tới khả năng viêm xương ở những tổn thương LBC do ĐTĐ như ổ loét > 2 cm2 và ổ loét sâu có thể quan sát thấy xương hoặc khi dùng que thăm dị thấy có chạm xương [66-68]. Hình ảnh điển hình nhất của tổn thương viêm xương là ngón chân hình “khúc dồi”, nhưng trong nhiều trường hợp khơng có biểu hiện lâm sàng này [69].

Những biểu hiện khác như bọng nước dưới da, tràn khí dưới da và mơ mềm, thay đổi màu sắc da hoặc vết lt có mùi hơi là những biểu hiện của tổn thương nhiễm trùng hoại tử. Tổn thương hoạt thư, hoại tử mô, tắc mạch chi là dấu hiệu chỉ báo bàn chân có nguy cơ bị cắt cụt chi.

Phân loại mức độ NTBC do ĐTĐ được áp dụng theo bảng phân loại mức độ nhiễm trùng của hiệp hội các bệnh truyền nhiễm Mỹ năm 2012 (IDSA 2012) [70].

Bảng 1.6: Bảng phân độ mức độ nhiễm trùng bàn chân [70]

Mức độ Đặc điểm lâm sàng

Khơng nhiễm trùng

Khơng có triệu chứng và dấu hiệu nhiễm trùng

Nhẹ

Nhiễm trùng tại chỗ trên da và tổ chức dưới da (không lan tới các mô sâu và khơng có dấu hiệu đáp ứng viêm hệ thống). Nếu có quầng đỏ, quầng phải > 0.5cm và < 2cm xung quanh vết loét.

Loại trừ các nguyên nhân gây viêm khác (chấn thương, gút cấp, đợt cấp bệnh khớp Charcot, gãy xương, tắc mạch, suy tĩnh mạch)

Vừa

Nhiễm trùng tại chỗ với quầng đỏ > 2cm, lan tới hệ thống mô sâu hơn da và tổ chức dưới da (áp xe, viêm xương, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm gân cơ)

Khơng có dấu hiệu đáp ứng viêm hệ thống

Nặng

Nhiễm trùng tại chỗ và có dấu hiệu đáp ứng viêm hệ thống với đặc điểm có ≥ 2 dấu hiệu sau:

+ T0: > 380C hoặc < 360C + Nhịp tim > 90/phút

+ Nhịp thở > 20/phút hoặc PaCO2 < 32mmHg

+ Bạch cầu > 12000 hoặc < 4000 tế bào/µl hoặc ≥ 10% tế bào không trưởng thành

1.4.4.2. Các xét nghiệm cận lâm sàng

Kỹ thuật lấy bệnh phẩm xác định vi sinh vật gây loét

 Không cần lấy bệnh phẩm, nuôi cấy và sử dụng kháng sinh ở những ổ loét không nhiễm trùng và kỹ thuật tăm bông quẹt vết loét để lấy bệnh phẩm có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp không được khuyến cáo áp dụng.

 Các kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong phát hiện các loại vi sinh vật gây nhiễm trùng bao gồm: chọc hút mủ ổ áp xe, cắt mơ bệnh phẩm vị trí nền vết loét, sinh thiết mô sâu, sinh thiết xương nhiễm trùng.

Chụp Xquang bàn chân: có giá trị phát hiện viêm xương. Những hình

ảnh điển hình của viêm xương trên phim Xquang bao gồm: hình ảnh thưa xương khu trú tại chỗ tổn thương, ổ tiêu xương, mất vỏ xương, phản ứng màng xương với những vùng xương dày đậm, mảnh xương chết, mất cấu trúc xương.

Một số xét nghiệm thường quy khác: ngoài các xét nghiệm cận lâm

sàng kể trên, bệnh nhân LBC nhiễm trùng cần được thực hiện một số xét nghiệm thường quy để chẩn đốn tình trạng nhiễm trùng như xét nghiệm cơng thức máu, máu lắng, protein C phản ứng, pro-calcitonin và cấy máu khi có sốt cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm loét bàn chân và kết quả điều trị giảm tải loét gan bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)