Giáo dục nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ, hình thành nhu cầu sử dụng Internet đúng đắn cho học viên Tiểu đồn 6, Trường Sĩ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SỬ DỤNG INTERNET PHỤC VỤ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 27 - 30)

nhu cầu sử dụng Internet đúng đắn cho học viên Tiểu đồn 6, Trường Sĩ quan Chính trị

Nhu cầu là một trạng thái của con người, là những đòi hỏi tất yếu khách quan của thực tiễn, là những thứ mà con người ta muốn hướng đến. Đó là cái tiềm ẩn sâu bên trong con người, khi nhu cầu thực sự trở nên cần thiết, nó sẽ trở thành động cơ và thúc đẩy con người hành động để đạt được mục tiêu đề ra. Nhu cầu của con người nói chung và của học viên Tiểu đồn 6, Trường Sĩ quan Chính trị nói riêng là rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.

Trong quá trình học tập tại Nhà trường thì nhu cầu tiếp thu kiến thức và nâng cao hiểu biết thực sự là một nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi mỗi học viên phải

khơng ngừng nghiên cứu, tìm tịi để nâng cao nhận thức, rèn luyện tư duy nhạy bén, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ GD - ĐT của Nhà trường. Tuy nhiên với đặc thù mơi trường qn sự nên trong q trình học tập, học viên trong tồn trường và đặc biệt là học viên Tiểu đoàn 6 chịu tác động, chi phối không nhỏ của việc chấp hành kỷ luật Quân đội, Điều lệnh, Điều lệ và những quy định đặc thù của đơn vị. Vì thế cần làm tốt cơng tác giáo dục nâng cao nhận thức để hình thành ở người học viên nhu cầu tiếp cận, động cơ trong sáng trong sử dụng Internet phục vụ học tập và NCKH.

Việc giáo dục cần phải được tiến hành một cách toàn diện tuy nhiên cần phải có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng vào mục đích giúp học viên nhận thức sâu sắc về yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ GD - ĐT. Giáo dục về những lợi ích của Internet khi khai thác, sử dụng đúng mục đích đồng thời chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của nó nếu sử dụng khơng đúng và tác động đối với nhận thức, thái độ, hành vi của bản thân. Để học viên có nhận thức đúng, có động cơ, nhu cầu sử dụng Internet trong sáng, lành mạnh nhằm giúp học viên phát huy được khả năng của bản thân trong học tập, rèn luyện, đồng thời chống lại những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch thì việc giáo dục cần tập trung vào một số yêu cầu sau:

Một là, giáo dục thông qua thực tiễn sử dụng Internet

Nhu cầu, động cơ của học viên được hình thành thơng qua thực tiễn, nhu cầu ấy chỉ thực sự xuất hiện khi học viên thấy được sự cần thiết phải sử dụng Internet phục vụ học tập, NCKH và những lợi ích to lớn của nó. Vì vậy, trong q trình giáo dục, định hướng tư tưởng cần lồng ghép những ví dụ thực tiễn cho thấy hiệu quả của Internet trong học tập và NCKH thông qua các bài giảng của giảng viên và những định hướng, chia sẻ của đội ngũ cán bộ các cấp.

Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa nhiều hình thức, phương pháp học

Bên cạnh các bài giảng được thầy cơ giáo trang bị trên lớp thì để nâng cao khả năng, trình độ sử dụng Internet thì việc tổ chức tốt các hoạt động toạ đàm, mạn đàm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng, vừa góp phần tạo khơng khí thi đua phấn khởi sôi nổi, vừa tạo điều kiện để học viên được tiếp thu thêm kiến thức.

Song song với đó, cần kết hợp giữa việc giáo dục đi đôi với kiểm tra, kịp thời biểu dương những cá nhân có thành tích tốt để làm gương cho đơn vị đồng thời chỉnh sửa, uốn nắn những sai lệch trong nhận thức và hành động của một bộ phận học viên và xử lí kịp thời những trường hợp cố tình vi phạm các quy định của đơn vị về sử dụng mạng Internet.

Ba là, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý

Cùng với các tổ chức, lực lượng trong toàn Tiểu đoàn, đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trị vơ cùng quan trọng, là “người thầy tại chỗ”, người trực tiếp quản lý đồng thời uốn nắn, giáo dục học viên có nhận thức, hành vi đúng, đặc biệt là có động cơ và nhu cầu sử dụng Internet phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học đúng đắn. Việc sử dụng Internet đúng mục đích là một vấn đề lớn đặt ra đối với yêu cầu GD - ĐT, đỏi hỏi mỗi cán bộ quản lí phải thực sự nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình trong việc định hướng tư tưởng, hành động giúp học viên sử dụng Internet đúng mục đích.

Thơng qua những yêu cầu trên, học viên sẽ hình thành nên nhu cầu, mong muốn được tiếp nhận, truy cập và sử dụng Internet một cách có hiệu quả, phục vụ cho việc học tập và NCKH. Đây cũng chính là nguồn gốc tạo ra tính tích cực của học viên, hình thành nên động lực giúp học viên chủ động khắc phục mọi khó khăn, trở ngại để khơng ngừng tích luỹ nâng cao trình độ, khả năng của bản thân.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SỬ DỤNG INTERNET PHỤC VỤ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w