Phƣơng pháp dạy học phần Monosaccarit

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề tích hợp phần Glucozơ – Fructozơ nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông (Trang 34 - 35)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Phƣơng pháp dạy học phần Monosaccarit

Ở lớp 9 HS đã đƣợc học về một chất điển hình của monosaccarit là glucozơ trong bài 50, thuộc chƣơng 5 - Dẫn xuất của Hidrocacbon, Polime.

Các em đã biết đƣợc:

- Trạng thái tự nhiên của glucozơ: Glucozơ có nhiều trong quả chín (đặc biệt là quả nho), glucozơ cũng có nhiều trong cơ thể ngƣời và động vật.

- Tính chất vật lý của glucozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nƣớc. - Công thức phân tử và công thức cấu tạo của glucozơ:

CH2 – CH – CH – CH – CH – CH=O

OH OH OH OH OH

- Hai tính chất hóa học của glucozơ là: phản ứng oxi hóa glucozơ bằng bạc nitrat trong dung dịch ammoniac, phản ứng lên men rƣợu.

- Biết đƣợc một số ứng dụng của glucozơ trong đời sống: pha huyết thanh, tráng gƣơng, sản xuất vitamin.

Ở bậc THPT, phần Monosaccarit nằm ở chƣơng 2 Cacbohiđrat trong chƣơng trình SGK lớp 12, đƣợc nghiên cứu sau khi HS đã đƣợc học các kiến thức về đại cƣơng Hóa hữu cơ, các hợp chất hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ancol, phenol, anđehit, xeton, axit cacboxylic, este-lipit. Ngoài ra, HS đã đƣợc trang bị các kiến thức về thuyết cấu tạo hóa học của Butlerop, các loại liên kết, các loại phản ứng của hợp chất hữu cơ, dự đốn đƣợc tính chất hóa học của một chất dựa trên công thức cấu tạo của nó.

Vì vậy, PPDH phần Monosaccarit phải rèn luyện cho HS khả năng vận dụng các kiến thức đã học để dự đốn, giải thích các tính chất của hợp chất, thiết lập đƣợc các mối liên hệ giữa những hợp chất đã đƣợc học. Trong quá trình giảng dạy, cần chú ý một số điểm sau:

- Sử dụng tích cực chức năng dự đốn, giải thích lý thuyết trong bài dạy. GV có hai hƣớng tiếp cận. Cách 1: GV nêu cơng thức cấu tạo, sau đó cho HS dự đốn tính chất

hóa học của glucozơ giống với hợp chất hữu cơ nào đã đƣợc học. Cách 2: GV thực hiện các thí nghiệm thực nghiệm để HS tự suy luận ra cấu trúc phân tử của glucozơ.

- Phát huy tối đa tính tích cực, độc lập và sáng tạo của HS trong các hoạt động học tập. GV không truyền thụ kiến thức một chiều mà thƣờng xuyên đặt các câu hỏi gợi mở, dẫn dắt HS tự tìm ra câu trả lời và cho các em vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống theo đúng tinh thần khoa học để phục vụ đời sống. Hơn nữa, glucozơ là một hợp chất tạp chức và có tính chất hóa học của một anđehit và ancol đa chức có nhóm OH liền kề, HS đều đã đƣợc học trong chƣơng trình lớp 11 nên GV có thể cho HS làm việc theo nhóm hồn thành các phƣơng trình hóa học của glucozơ.

- Khi tìm hiểu về tính chất hóa học của glucozơ, GV có thể lồng ghép các ứng dụng trong đời sống để HS thấy đƣợc mối liên hệ giữa tính chất hóa học và các ứng dụng. Ví dụ: phản ứng tráng bạc glucozơ dùng để sản xuất ruột phích, tráng gƣơng. Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 dùng để xác định glucozơ trong nƣớc tiểu của ngƣời bị bệnh đái tháo đƣờng, phản ứng lên men glucozơ đƣợc ứng dụng để điều chế rƣợu vang,....

- GV nên sử dụng các PPDH trực quan nhƣ: cho HS quan sát đƣờng glucozơ, thực hiện thí nghiệm để chứng minh độ tan, so sánh độ ngọt của glucozơ với các loại đƣờng khác nhau, xem mơ hình phân tử, sử dụng video thí nghiệm hoặc hƣớng dẫn HS tiến hành các thí nghiệm, nhƣ vậy HS sẽ dễ nhớ bài hơn và tăng hứng thú học tập.

- GV có thể mở rộng bài học bằng cách lồng ghép hoặc cho HS thực hiện các dự án về glucozơ với các chủ đề các bệnh liên quan đến glucozơ, quá trình hình thành glucozơ trong tự nhiên và trong cơ thể ngƣời, vận dụng quá trình lên men để làm rƣợu nếp tại nhà,...

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề tích hợp phần Glucozơ – Fructozơ nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)