Phân chia các vùng theo thang điểm ASPECTS

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1,5 tesla trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu não giai đoạn cấp tính (Trang 25 - 28)

bao trong, L: nhân bèo, C: nhân đuôi. Các vùng vỏ não từ M1- M6. Nguồn

[12]

- Đối với hệ tuần hoàn sau, cũng có thể áp dụng thang điểm pc-ASPECTS (posterior circulation- ASPECTS). Tuy nhiên việc áp dụng khó khăn hơn do hình ảnh nhồi máu cấp hệ tuần hoàn sau khó quan sát thấy trên CLVT do nhiễu, người ta có thể áp dụng với hình ảnh sau tiêm thuốc (CTA-SI) [25].

Theo [26], nghiên cứu trên 130 bệnh nhân nhồi máu não tuần hoàn sau bằng chụp CLVT có tiêm thuốc, có 71% tiên lượng tốt (mRs ≤ 2), 18% không tự sinh hoạt độc lập và 14% tử vong. Các bệnh nhân có pc- ASPECTS ≥ 8, có tiên lượng tốt hơn so với nhóm có pc-ASPECTS <8 điểm.

4.1.2. CLVT có tiêm thuốc đối quang

4.1.2.1. Chụp cắt lớp vi tính tưới máu

CLVT tưới máu não nhằm đánh giá vị tuần hoàn não, tìm kiếm vùng nguy cơ nhồi máu dựa trên các bản đồ tưới máu [27], [28]

Nguyên lý: Phương pháp này tiêm nhanh (khoảng 4-6ml/s) một lượng thuốc đối quang khoảng 40ml và ghi hình liên tục trong vịng khoảng 40s qua một vùng nhu mơ não. Đây là phương pháp ghi hình động theo thời gian. Sự thay đổi động học tỷ lệ với nồng độ thuốc đối quang tới. Sự khác biệt về động học các vùng khác nhau cho thấy sự khác biệt về tưới máu. Tất cả được ghi hình và có thể biểu diễn thành đường cong tỷ trọng hay đậm độ thuốc. Các thông số CBF, CBV, MTT (CBF= CBV/MTT) được mã hóa thành các bản đồ màu sắc qua đó ta có thể so sánh tưới máu các vùng khác nhau. Độ chính xác của PW chẩn đốn nhồi máu não cấp từ 75,7-86% [8]

Hình ảnh nhồi máu não trên CLVT tưới máu (perfusion CT): Vùng

mơ não bị nhồi máu (vùng lõi - core) có CBV <2ml/phút/100gr não và CBF <30% so với bên đối diện [29]. Vùng mơ não có nguy cơ nhồi máu (vùng tranh tối tranh sáng - penumbra) có CBV >2ml/phút/100gr não và MTT > 145% so với bên đối diện.

A B

C D

Hình 1.9: Bệnh nhân nam 46 tuổi, đột qụy giờ 2. A: CLVT không tiêm thuốc, nhồi máu cấp nhân xám phải. Các bản đồ màu trên PW. B: CBF, C: CBV; D: MTT. Nguồn [13]

So với cộng hưởng từ tưới máu (MRP), chụp cắt lớp vi tính tưới máu (CTP) sẵn có hơn, giá rẻ hơn, dễ thực hiện hơn với bệnh nhân kích thích, áp dụng được đối với bệnh nhân có chống chỉ định cộng hưởng từ, cho các thơng số mang tính định lượng. Tuy nhiên cắt lớp vi tính tưới máu não cũng có một

Trường khảo sát của cắt lớp vi tính tưới máu hẹp khơng bao quát hết nhu mô não nên khả năng âm tính giả cao hơn. Tuy nhiên, đối với các thế hệ máy mới từ 128 lớp cắt trở lên có thể thực hiện chụp tưới máu não với trường cắt bao phủ toàn bộ não và có thể tái tạo hình ảnh mạch não cho phép đánh giá mạch tắc [30]. Đối với máy cắt lớp vi tính 64 lớp cắt Siemens Sensation của Bệnh viện Bạch Mai trường cắt tối đa là 28mm.

4.1.2.2 Chụp cắt lớp vi tính mạch máu (Angioscanner):

Với các thế hệ máy CLVT hiện đại đa dãy đầu dị có thể cho phép nghiên cứu hệ thống mạch máu và cho phép đánh giá mạch máu có bị tắc hay không. Đây cũng là phương pháp phải tiêm thuốc đối quang và thường được thực hiện trong một lần thăm khám với CLVT tưới máu tuy nhiên khó thực hiện đồng thời hai kỹ thuật này mà phải tiêm thuốc đối quang hai lần. Với kỹ thuật dựng ảnh 3D, hình ảnh MIP (maximum intensity projections) và VRT (volume rendering technique), cho phép nghiên cứu tốt hơn hệ mạch não. Hiện nay CLVT mạch não có giá trị chẩn đốn cao hơn CHT mạch não. CLVT mạch não cịn có thể cho phép đánh giá hẹp mạch trong và ngồi sọ, cũng có giá trị trong tiên lượng tái phát nhồi máu não ở bệnh nhân tai biến thiếu máu thống qua hoặc nhồi máu nhẹ [31].

Hình 1.10: Minh họa tắc động mạch não giữa phải trên chụp CLVT (mũi tên). Nguồn [32]

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1,5 tesla trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu não giai đoạn cấp tính (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)