KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2013, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 145 bệnh nhân nhồi máu não cấp tính tại bệnh viện Bạch Mai. Kết quả nghiên cứu được trình bày qua các bảng, biểu sau:
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Bảng 3.1: Phân bố theo tuổi
Tuổi (năm) <50 50- 70 >70 Số BN (tỷ lệ %) 15 (10,3%) 89 (61,4%) 41(28,3%)
Tuổi trung bình 63,2 ± 11,8
Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 63,2 ± 11,8 tuổi. Bệnh nhân trẻ tuổi nhất là 28 tuổi và cao nhất là 85 tuổi. Nhóm tuổi hay gặp nhất là 50 đến 70 tuổi, chiếm tỷ lệ 61,4%. Trong nhóm nghiên cứu có xấp xỉ 90% bệnh nhân tuổi từ 50 trở lên. Gần 1/3 trường hợp tuổi lớn hơn 70, là nhóm tuổi mà theo một số báo cáo có tỷ lệ hồi phục tốt thấp hơn nhóm tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 70.
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo giới tính
Nhận xét: Tỷ lệ nam cao hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ là 1,74
Bảng 3.2: Liên quan nhồi máu não với một số yếu tố nguy cơ
Số BN (tỷ lệ %) Tiền sử Số bệnh nhân (n= 145) Tăng huyết áp 95 (65,5%) Đái tháo đường 32 (22,1%) Bệnh lý tim mạch 53 (36,6%) Nhồi máu não 13 (9%) TBMN thoáng qua 3 (2,1%) Rối loạn mỡ máu 15 (10,3%)
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có cao huyết áp là cao nhất, xấp xỉ 2/3 số trường hợp. Trên 1/3 số trường hợp có kèm bệnh tim mạch. Đái tháo đường cũng khá thường gặp (22,1%). Trong số bệnh nhân có một số ít trường hợp đã từng bị tai biến mạch não, tai biến thống qua.
2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ nhồi máu não cấp tính
2.1. Phân bố theo thời gian từ khi khởi phát triệu chứng đến chụp CHT Bảng 3.3: Thời gian từ khi khởi phát bệnh tới khi được chụp CHT Bảng 3.3: Thời gian từ khi khởi phát bệnh tới khi được chụp CHT
Thời gian (phút) Số BN (n=145)
≤ 180 181-360 >360
Số bệnh nhân, Tỷ lệ % 95 (65,5%) 32 (21,1%) 18 (12,4%)
Thời gian TB chung 243,5 ± 276
Nhận xét: Thời gian trung bình từ khi khởi phát đến khi được chụp CHT là 243,5 ± 276 phút. Bệnh nhân chụp CHT sớm nhất là 60 phút, muộn nhất là 1440 phút (24h). Đa số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đến trước 180p
(3h), chiếm xấp xỉ 2/3 trường hợp, là thời gian cửa sổ điều trị TSH tĩnh mạch. Có tới gần 90% số bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ trước 6h.
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo thời gian chụp cộng hưởng từ2.2. Vị trí nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ 2.2. Vị trí nhồi máu não cấp trên cộng hưởng từ
Bảng 3.4: Phân bố theo vùng cấp máu động mạch não (n= 145)
Số bệnh nhân Vị trí nhồi máu não
Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ % Não trước 6 4,1 % Não giữa 104 71,7 % Hệ động
mạch cảnh Phối hợp não trước- giữa
6 4,1 %
Hệ động mạch sống nền 15 10,3 %
Vùng chuyển tiếp 3 2,1%
Nhận xét: Trong số 145 bệnh nhân có 13 bệnh nhân không quan sát thấy nhồi máu trên chuỗi xung DW ở thời điểm CHT lúc nhập viện, trong số đó có 5 bệnh nhân được chụp lại CHT lần 2, trong số 5 bệnh nhân này có 2 bệnh nhân có quan sát thấy nhồi máu nhỏ thuộc vùng cấp máu động mạch não giữa, 3 trường hợp không thấy nhồi máu. Như vậy có 134 bệnh nhân có nhồi máu chắc chắn trên CHT qua theo dõi, số 11 bệnh nhân cịn lại hoặc khơng thấy nhồi máu hoặc không được chụp CHT qua theo dõi nên khơng biết chính xác vị trí nhồi máu.
Vị trí vùng nhồi máu thuộc động mạch cảnh chiếm đa số (80%), trong đó nhồi máu thuộc động mạch não giữa là hay gặp nhất, chiếm 71,7%.
Bảng 3.5: Vị trí tổn thương nhồi máu não theo vùng giải phẫu
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Bán cầu đại não phải 54 37,2%
Bán cầu đại não trái 66 45,5 %
Hai bán cầu đại não 3 2,1 %
Dưới lều tiểu não 11 7,6 %
Không thấy tổn thương 11 7,6 %
Tổng số bệnh nhân 127 100 %
Nhận xét: Tổn thương chủ yếu là trên lều tiểu não, chiếm 84,8% (37,2+ 45,5+2,1) và thường gặp hơn ở bên trái.
2.3. Số tổn thương nhồi máu cấp quan sát thấy trên xung khuyếch tán (DW) trên CHT lần 1 (lúc nhập viện) (DW) trên CHT lần 1 (lúc nhập viện)
Biểu đồ 3.3: Phân bố số tổn thương nhồi máu cấp trên CHT
Nhận xét: Đa số tổn thương một ổ, chiếm 56,6% các trường hợp. Trong số 13 bệnh nhân không quan sát thấy nhồi máu trên DW lần 1 có 5 bệnh nhân được chụp lại lần 2 sau 24h và trong số 5 bệnh nhân này có hai bệnh nhân được phát hiện có nhồi máu trên DW lần 2.