Thời điểm tiêm mũi vắcxin phòng viêm gan B sơ sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá đáp ứng tạo kháng thể sau tiêm phòng vắcxin viêm gan b ở trẻ có mẹ mang HBsAg (Trang 29 - 30)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI TÍNH SINH MIỄN DỊCH CỦA

1.3.6. Thời điểm tiêm mũi vắcxin phòng viêm gan B sơ sinh

Tiêm phịng ở trẻ có mẹ mang HBsAg là tiêm phịng khi trẻ đã có phơi nhiễm với VRVGB do vậy việc sử dụng vắcxin và HBIg phải tiến hành càng sớm càng tốt để cơ thể nhanh chóng có kháng thể anti-HBs trung hòa virus. Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm sốt bệnh tật Hoa kỳ (CDC) thì những trẻ sinh ra từ các bà mẹ mang HBsAg phải đƣợc tiêm phòng mũi vắcxin VGB sơ sinh cùng với HBIg càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 12 giờ đầu sau sinh. Yếu tố quyết định hiệu quả bảo vệ là việc sử dụng mũi vắcxin VGB sơ sinh sớm [10]. Theo khuyến cáo của TCYTTG thì trẻ sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg phải đƣợc tiêm phòngvắcxin VGB càng sớm càng tốt, tốt nhất là 24 giờ đầu. Tiêm phòng vắcxin VGB đơn thuần hoặc vắcxin VGB phối hợp với HBIg có khả năng phịng tránh 90% khả năng lây truyền từ mẹ sang con [2], [51]. Sử dụng vắcxin VGB đơn thuần cũng có hiệu quả tƣơng đƣơng nhƣ phối hợp vắcxin VGB và HBIg. Hiệu quả bảo vệ tối đa trong việc phòng tránh

lây truyền VRVGB từ mẹ sang con khi vắcxin VGB đƣợc tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Khơng có bằng chứng có hiệu quả bảo vệ nếu mũi vắcxin VGB sơ sinh đƣợc sử dụng sau 7 ngày [2].

Tuy nhiên các bằng chứng nghiên cứu CDC viện dẫn cũng chỉ chứng minh đƣợc hiệu quả bảo vệ sau phơi nhiễm giảm nếu sử dụng vắcxin sau mốc thời điểm 7 ngày đối với lây truyền mẹ con, kim đâm, sau 14 ngày đối với quan hệ tình dục [10], [52]. Nghiên cứu của Cui cũng cho thấy hiệu quả bảo vệ ở nhóm tiêm phịng vắcxin VGB sớm trong vào 24 giờ đầu cao hơn nhóm tiêm muộn sau 7 ngày, nhƣng khơng có sự khác biệt về hiệu quả bảo vệ giữa nhóm vắcxin VGB đƣợc tiêm trong vòng 24 giờ và nhóm tiêm sau 24 giờ nhƣng trƣớc 7 ngày [53]. Nghiên cứu của Ekra D đánh giá hiệu quả tiêm phịng vắcxin VGB trên trẻ có mẹ mang HBsAg với 2 lịch tiêm khác nhau. Lịch tiêm thứ nhất có mũi VGB1 tiêm trong vịng 24h đầu, lịch tiêm thứ hai có mũi VGB1 tiêm lúc 6 tuần. Cả hai lịch tiêm đều có mũi VGB2 tiêm lúc 6-8 tuần,VGB3 tiêm lúc 12-16 tuần. Tỷ lệ HBsAg(+) sau tiêm phòng ở trẻ với lịch tiêm 1 là 5,8% (9/156) tƣơng đƣơng với nhóm lịch tiêm 2 là 7,8% (10/129), p>0,05 [54]. Trong một nghiên cứu ở Thái Lan với trẻ đƣợc tiêm mũi vắcxin sơ sinh trong vịng 24 giờ đầu thì sự trì hỗn việc tiêm phịng mũi vắcxin thứ hai sau mũi tiêm thứ nhất trên 10 tuần làm tăng nguy cơ thất bại sau tiêm phòng lên 3,74 lần [55]. Nghiên cứu của Đỗ Tuấn Đạt cho thấy tỷ lệ nhiễm VRVGBở trẻ đƣợc tiêm phòng sớm trƣớc 24 giờ hoặc 3 ngày thấp hơn so với tiêm muộn sau mốc thời điểm, tuy vậy sự khác biệt là khơng có ý nghĩa thống kê [29].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá đáp ứng tạo kháng thể sau tiêm phòng vắcxin viêm gan b ở trẻ có mẹ mang HBsAg (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)