Khái niệm trẻ em

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Trang 39 - 45)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM

2.1.1. Khái niệm trẻ em

Trẻ em là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong đời sống xã hội cũng như trong các ngành khoa học. Tùy từng góc độ tiếp cận khác nhau mà có thể đưa ra những cách hiểu khác nhau về trẻ em.

Dưới góc độ triết học Mác - Lênin về bản chất con người, trẻ em được xem xét là con người trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển của tự nhiên và xã hội. Sự hình thành và phát triển của con người tuân theo các quy luật tự nhiên đồng, thời tác động vào tự nhiên nhằm cải biến tự nhiên theo mục đích của con người. Q trình này tạo nên “tính xã hội của con người”15. Với tính chất là một thực thể sinh học, trẻ em có sự phát triển thống nhất, hài hòa giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Về mặt sinh học, đó là quá trình từ khi hình thành phơi thai, đến khi trẻ được sinh ra và trưởng thành, là quá trình phát triển theo quy luật sinh học tự nhiên của đời sống con người mà không thể thay đổi được. Trong quá trình phát triển tự nhiên theo quy luật sinh học đó, trẻ em ln chịu tác động, ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, chính là mơi trường sống của trẻ em. Về mặt xã hội, đó là q trình phát triển tâm lý, tình cảm, nhận thức, ý thức, thái độ, đạo đức, nhân cách... của trẻ em thông qua các mối quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống hằng ngày, qua quá trình giáo dục, học tập, lao động của trẻ em với những người xung quanh, mà trước hết là với cha mẹ, người thân trong gia đình.

Dưới góc độ xã hội, trẻ em là một thành phần của cơ cấu xã hội, theo các tiêu chí như: nhân khẩu, giới tính, người già, người trẻ. Dưới góc độ này, trẻ em là một đối tượng của các hoạt động thống kê xã hội học, là lực lượng lao động quyết định sự phát triển xã hội sau này, là người đang trong quá trình tiếp nhận, học hỏi những chuẩn mực xã hội.

Dưới góc độ sinh học, dựa trên những quy luật, đặc điểm các giai đoạn phát triển của con người về thể chất trẻ em. Theo đó, trẻ em là con người, là thực thể đang phát triển, tự vận động theo quy luật tự nhiên của giai đoạn phát triển đầu trong vòng đời, bắt đầu từ trong bào thai và sinh ra đến trước tuổi trưởng thành. Có nghĩa “trẻ em” là con người từ khi mới sinh ra cho đến khi trưởng thành. Trên cơ sở nghiên cứu nhân chủng học sinh học hay nhân học thể chất đối với lịch sử phát triển của lồi người thì

31

hầu hết trẻ em đều tuân theo cùng một sơ đồ tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào nhân tố di truyền,bẩm sinh, vào hoàn cảnh sốngvà giáo dụccủa gia đình và cộng đồng mà mỗi trẻ em lại tăng trưởng và phát triển một cách riêng. Như vậy, dưới góc độ sinh học, trẻ em là con người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và các chức năng trong cơ thể đang tiếp tục được hình thành, thay đổi và phát triển ở từng giai đoạn theo quy luật sinh học tự nhiên.

Dưới góc độ tâm lý học, trẻ em chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý - nhân cách con người. Các nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu sự phát triển tâm lý của con người nói chung và trẻ em nói riêng trong độ tuổi từ lúc lọt lịng đến hết tuổi dậy thì. Tâm lý học trẻ em dựa trên triết học duy vật biện chứng. Phân tích cơ chế về sự phát triển của trẻ em có thể nhận ra những đặc điểm, những mối quan hệ giữa nền văn hoá với sự phát triển của trẻ em, giữa hoạt động của chính trẻ em với sự phát triển của nó, giữa giáo dục của người lớn với sự phát triển của trẻ em... Những mối quan hệ này mang tính phổ biến và tính tất yếu, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý trẻ em. Điều này chứng minh rằng tâm lý, ý thức con người do xã hội quyết định. Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách, các khả năng riêng biệt của mỗi đứa trẻ đó chính là mơi trường giáo dục, đặc biệt là giáo dục của gia đình.

Qua nghiên cứu của khoa học tâm lý và khoa học sinh học nhận thấy, mỗi giai đoạn phát triển về thể chất của trẻ em sẽ có sự phát triển tương ứng về tâm lý của trẻ em thông qua những nét tính cách, tâm lý luôn phù hợp với lứa tuổi. Khoa học di truyền đã chứng minh các điều kiện sinh học như các yếu tố cấu tạo cơ thể người, hệ thần kinh, bộ não người mà trẻ em nhận được từ cha mẹ mình... là tiền đề vật chất, là phương tiện để nảy sinh và phát triển tâm lý. Các yếu tố trên có khả năng trở thành các cơ quan hoạt động tâm lý cực kỳ phức tạp mà chỉ con người mới có. Bộ não của con người cùng với các cơ quan của cơ thể là tiền đề vật chất để một cá thể trở thành một con người. Cùng với tiền đề vật chất đó, trẻ em được hịa mình vào các quan hệ với những người khác để hình thành nhận thức, tình cảm, ý chí... Từ khi chỉ đơn giản là tiếng khóc, nụ cười, dần đến tiếp xúc, vận động, biết chơi và bắt chước, cao hơn nữa là biết phân biệt, thể hiện cá tính, hình thành nếp sống, thói quen, những hành vi có ý thức. Với mỗi lứa tuổi của trẻ em, các nhà tâm lý đã khái quát các đặc điểm tâm lý theo sự phát triển tương ứng với từng độ tuổi. Các đặc điểm tâm lý này là sự phát triển khách quan theo quy luật vận động và phát triển... với sự định hướng giáo dục của người lớn tạo nên những đặc điểm tính cách của trẻ. Những đặc điểm này mang tính phổ quát của từng lứa tuổi. Từ 0 đến 1 tuổi trẻ đã cảm nhận được tình cảm của người mẹ, của các thành viên trong gia đình. Từ 01 đến 03 tuổi trẻ phát triển ngôn ngữ, chủ động tiếp xúc với người lớn, hiểu lời nói trước khi biết nói. Từ 03 đến 06 tuổi, trẻ em nhận ra vị trí của mình giữa mọi người. Từ 06 đến 11 tuổi, nhân cách của trẻ em được hình thành với những nếp sống, thói quen, những hành vi có ý thức, tự khép mình vào

32

quy tắc xã hội hoặc theo những giá trị bản thân đã chấp nhận. Từ quan hệ ruột thịt dần dần chuyển sang quan hệ xã hội, trẻ có sự thay đổi môi trường sống, không phải môi trường quen thuộc như trước đây mà vươn ra quan hệ ngoài xã hội như là quan hệ thầy cô, bạn bè. Từ 11 đến 16 tuổi, trẻ em có sự thay đổi cấu trúc nhân cách, từ trẻ em sang người lớn trưởng thành, các em cần có chỗ dựa tình cảm của người thân để tâm sự và chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm16. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ, một số trẻ không tuân theo các quy luật chung bởi các khiếm khuyết hoặc tác động của mơi trường bên ngồi, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Dưới góc độ luật học, các văn kiện pháp lý quốc tế và hệ thống pháp luật của các quốc gia đều xác định trẻ em căn cứ vào độ tuổi. Độ tuổi đó là mốc cơ bản phân biệt giữa trẻ em và người trưởng thành trên cơ sở nghiên cứu của các ngành khoa học như: tâm lý học, y học, giáo dục học... Thông qua độ tuổi sẽ xác định được những đặc tính chung tương ứng về các giai đoạn phát triển thể chất, nhận thức và tâm sinh lý của con người trong quá trình phát triển.

Trong các văn kiện pháp lý quốc tế như: Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em năm 1959, Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người năm 1948, Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989 (sau đây gọi là Công ước về Quyền trẻ em), Công ước 138 của Tổ chức Lao động quốc tế về tuổi tối thiểu làm việc năm 1976... thì tuổi trẻ em được xác định tương đối thống nhất. Theo đó, các văn kiện pháp lý quốc tế đều thống nhất quan điểm trẻ em, do chưa trưởng thành về tinh thần và thể lực cần có sự bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, bao gồm sự bảo vệ về mặt pháp lý thích hợp, trước cũng như sau khi sinh và xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Theo Điều 1 Công ước về Quyền trẻ em, văn bản pháp lý được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới, ghi nhận: “Trẻ em là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có

thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”.

Ở các văn bản khác của các tổ chức quốc tế như: Liên Hiệp Quốc (LHQ), Quỹ Dân số (UNFPA), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) đều xác định độ tuổi của trẻ em là người dưới 18 tuổi và xác định độ tuổi tối thiểu để trẻ em có thể tham gia các hoạt động lao động khác.

Trên cơ sở các văn kiện pháp lý quốc tế, so sánh pháp luật của một số quốc gia trên thế giới nhận thấy, đa số quốc gia quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Điều 2 Luật Bảo vệ người chưa thành niên của Trung Quốc quy định: Trẻ em còn được gọi là trẻ chưa thành niên, là công dân dưới 18 tuổi,... Pháp luật Nhật Bản, tại Điều 4 Luật Phúc lợi trẻ em năm 1947 và pháp luật hiện hành quy định trẻ em là người dưới 18

16 Đơn vị Tâm lý - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, “Các giai đoạn phát triển tâm lý của tr t0 đến 16 tui”, ngày 20/8/2020. https://bvndtp.org.vn/cac-giai-doan-phat-trien-tam-ly-cua-tre-tu-0-den-16-tuoi/. Ngày truy cập 29/8/2020.

33

tuổi. “Theo Luật Liên bang Nga số 124 - FZ ngày 21/7/1998 (sửa đổi), thì trẻ em được hiểu là người ở độ tuổi dưới 18 tuổi”17. Theo pháp luật Liên bang của Hoa Kỳ thì “trẻ em là người dưới 18 tuổi”. Tại một số quốc gia Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan... là những nước có nền kinh tế phát triển ổn định, chú ý nhiều hơn đến vấn đề an sinh xã hội cho con người thì có quy định lớn hơn về độ tuổi trẻ em. Cụ thể, luật pháp các quốc gia này quy định trẻ em là người dưới hai mươi tuổi 18.

Do điều kiện, chính sách pháp luật của mỗi quốc gia khác nhau và trên cơ sở quy định của Công ước về Quyền trẻ em, một số quốc gia trên thế giới xác định độ tuổi của trẻ em là thấp hơn so với quy định tại Điều 1 Công ước. Với tư cách là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới tham gia Công ước về Quyền trẻ em (vào năm 1990). Theo đó, Việt Nam nội luật hóa các qui định của Cơng ước trong văn bản pháp luật về trẻ em. Theo Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 thì “trẻ em là những người dưới 16 tuổi”. Cùng với khái niệm trẻ em, pháp luật Việt Nam cịn có khái niệm “người chưa thành niên”. Theo đó, khái niệm “trẻ em” hẹp hơn khái niệm “người chưa thành niên”, bởi người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em và những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Quy định này của pháp luật Việt Nam không trái với Công ước về Quyền trẻ em vì việc xác định độ tuổi của trẻ em được căn cứ vào các yếu tố nhân chủng học, các chỉ số phát triển tâm sinh lí, thể lực, trí lực của con người nói chung, cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Như vậy, hầu hết các quốc gia đều nhìn nhận trẻ em dựa trên cơ sở độ tuổi và có sự khác nhau ở một số quốc gia. Việc qui định khác nhau như vậy dựa vào điều kiện lịch sử, văn hóa và kinh tế của mỗi đất nước. Do đó, có những quốc gia qui định độ tuổi trẻ em là dưới 18 tuổi, có quốc gia quy định tuổi trẻ em dưới 16 tuổi, có quốc gia lại quy định tuổi trẻ em dưới 20 tuổi.

Theo quan điểm của chúng tôi, xác định trẻ em theo độ tuổi là căn cứ phù hợp với thông lệ quốc tế, trên cơ sở khoa học sự phát triển về thể chất, tâm lý của trẻ em. Trẻ em dù ở độ tuổi nào theo cách xác định của các quốc gia được hưởng mọi quyền con người và quyền tự do đã được nêu ra trong các Công ước Quốc tế về quyền con người mà không bị bất cứ một sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, chính kiến hoặc quan điểm khác, địa vị, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản, dòng dõi hoặc mối tương quan khác. Bởi trẻ em là người chưa trưởng thành nên có quyền được chăm sóc, ni dưỡng, bảo vệ và tham gia mọi vấn đề liên quan đến bản thân mình để bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình. Tuy độ tuổi được

17 Tăng Thị Thu Trang, Quyn trem có hồn cảnh đặc bit Vit Nam hin nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện

Khoa học xã hội, 2016, tr.25.

18 Hoàng Thị Thùy Dung (2014), Các quyền cơ bản ca trem theo pháp luật Vit Nam hiện hành, Luận văn

34

coi là trẻ em ở mỗi quốc gia có khác nhau nhưng nhìn chung các quốc gia đều thống nhất quan điểm: trẻ em có đặc điểm thể chất và trí tuệ chưa trưởng thành nên cần có sự chăm sóc, giáo dục đặc biệt của gia đình, nhà trường, xã hội cả về mặt đạo đức và pháp lý.

Như vậy, có thể hiểu: Trẻ em là những người đang ở một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu phát triển của con người, có những đặc điểm về thể chất và tâm lý chưa hoàn thiện cần được pháp luật bảo vệ và điều chỉnh bằng quy chế pháp lý đặc biệt.

Kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học xác định trẻ em có những nét riêng biệt mang tính phổ quát chung về thể chất và tâm lý con người cụ thể như sau:

Về thể chất: Trẻ em là một thực thể chưa phát triển đầy đủ về thể chất, sẽ tiếp tục thay đổi, trưởng thành tuân theo quy luật chung về sinh học. tự vận động theo quy luật của bản thân nó. Sự vận động về thể chất mang tính tất yếu của trẻ em do quá trình phát triển bên trong của mỗi người. Mọi trẻ em đều tuân theo những giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhất định về cơ thể (xương, răng, chiều cao, cân nặng, năng lực vận động, lẫy, bò, đi, chạy... ) và về tâm lí - xã hội (phát triển ngơn ngữ, tư duy, tình cảm, quan hệ bạn bè... ). Khoa học về nhân chủng học cũng chứng minh sự phát triển của các hc- mơn tăng trưởng ở người (HGH- Human Growth Hormone) do tuyến yên tại não tiết ra có nhiệm vụ giúp bảo trì và tái tạo các tế bào sẽ đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn sơ sinh và dậy thì của mỗi đứa trẻ. Các hóc-mơn này tiết ra mạnh mẽ nhất khi trẻ em được hoạt động và ngủ đầy đủ. Như vậy, với sinh hoạt bình thường của mỗi đứa trẻ, các hóc-mơn tăng trưởng sẽ tăng tiết theo sự phát triển một cách tự nhiên theo từng giai đoạn phát triển và điều kiện sống bình thường. Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển vì vậy tăng trưởng là một đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ em. Tăng trưởng gồm hai quá trình: lớn và phát triển. Quá trình lớn chỉ sự tăng

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)