Bảo vệ quyền trẻ emtrong quy định về điều kiện kết hôn

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Trang 74 - 83)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. QUY ĐỊNH KẾT HÔN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VÀ THỰC TIỄN THỰC

3.1.1. Bảo vệ quyền trẻ emtrong quy định về điều kiện kết hôn

Kết hôn là quyền của mỗi người để xác lập quan hệ vợ chồng, được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Đây là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân, là một trong các cơ sở để hình thành gia đình. Theo quy định của pháp luật, khi kết hôn nam, nữ phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định. Việc quy định điều kiện kết hôn xuất phát từ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ hơn nhân gia đình, trong đó có trẻ em, lợi ích của gia đình và trật tự cơng cộng. Bảo vệ trẻ em trong các quy định về điều kiện kết hôn thể hiện ở các nội dung sau:

Về tuổi kết hôn: Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định

tuổi kết hôn tối thiểu của nam là từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên. Như vậy, tuổi kết hôn tối thiểu cao hơn tuổi trẻ em. Theo Luật Trẻ em năm 2016 thì “trẻ em là người dưới 16 tuổi” (Điều 1). Với quy định này, nhà làm luật loại trừ việc kết hôn ở độ tuổi trẻ em. Từ góc độ bảo vệ trẻ em với tư cách là người được hưởng quyền, được bảo vệ để phát triển, pháp luật của Việt Nam và của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định tuổi kết hôn tối thiểu cao hơn tuổi trẻ em. Quy định như vậy để bảo đảm nam, nữ trưởng thành về thể chất và trí tuệ, có thể thực hiện thiên chức và trách nhiệm của mình trong quan hệ hôn nhân. Khi trở thành cha, mẹ, họ nhận thức và có thể thực hiện được trách nhiệm của mình đối với con.

Một số quốc gia quy định nữ đủ 16 tuổi có thể được kết hơn52. Khi xây dựng Dự thảo Luật HN&GĐ năm 2014 cũng có ý kiến cho rằng cần hạ thấp tuổi kết hôn đối với nữ là từ đủ 16 tuổi. Bởi trên thực tế, ở vùng sâu vùng xa, vùng miền núi, có nhiều em gái chỉ 15, 16 tuổi đã làm đám cưới, sinh con theo phong tục địa phương và tham khảo quy định của các quốc gia trên thế giới cho thấy một số quốc gia đã quy định tuổi kết hôn của nữ dưới 18 tuổi. Tuy nhiên ý kiến này khơng được chấp nhận, bởi vì:

Một là, với tư cách là chủ thể thực hiện quyền, sau khi hết tuổi là trẻ em, các em

sẽ tiếp tục bước sang giai đoạn trẻ vị thành niên. Đây là độ tuổi chưa thành niên, còn được hưởng những quy định pháp luật đặc thù cho lứa tuổi này. Độ tuổi từ 16 đến 18 là khoảng thời gian cần thiết để các em tiếp tục học tập, rèn luyện, trưởng thành hơn, bảo đảm khi đủ tuổi kết hơn thì đã phát triển hồn thiện về tâm sinh lý, có thể thực hiện được các chức năng xã hội của gia đình, để con sinh ra được khỏe mạnh, để khi làm cha mẹ

52 Điều 731 Bộ luật Dân sự Nhật Bản: về Độ tuổi kết hôn: Nam và nữ khi nam chưa đủ 18 tuổi và nữ chưa đủ 16 tuổi thì khơng được phép kết hơn.

66

họ nhận thức được trách nhiệm đối với con. Trên cơ sở khoa học về nhân chủng học và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta, sự phát triển sinh lý của con người đến giai đoạn này mới đầy đủ về thể lực, sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ để bảo đảm thực hiện chức năng sinh sản với những đứa trẻ trong tương lai khỏe mạnh, trí tuệ. Việc quy định độ tuổi tối thiểu kết hơn cịn thể hiện sự đảm bảo về yếu tố tâm lý, sự vững vàng về tài chính của hai bên nam nữ, bởi đến giai đoạn này, sự phát triển tâm lý mới ổn định, có sự trưởng thành, chín chắn, có kinh nghiệm chăm sóc trẻ em và đã có thể lao động để đảm bảo phần nào tài chính nên sự lựa chọn của hai bên nam nữ sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững là nền tảng cho và mái ấm cho trẻ em.

Hai là, về mặt sinh học thì cơ thể người phụ nữ chưa phát triển hoàn thiện trước tuổi 18, nếu kết hơn và mang thai thì nguy cơ tai biến sản khoa sẽ gia tăng, đứa con cịn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và dẫn đến hậu quả xa hơn là làm suy giảm chất lượng giống nòi. Việc quy định như vậy nhằm bảo vệ trực tiếp trẻ em gái. Theo Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đức Vy, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương khẳng định: Ở tuổi 16, 17, khung xương chậu của thiếu nữ chưa phát triển hồn thiện, ít nhất phải đến 22 tuổi cơ thể phụ nữ mới phát triển đầy đủ cho việc sinh con, còn những trường hợp 16, 17 tuổi mà sinh con hầu hết phải mổ lấy thai. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo độ tuổi thích hợp để có thai lần đầu là 20 đến 22 tuổi53. Như vậy, việc hạ độ tuổi kết hôn sẽ trực tiếp xâm phạm đến quyền được phát triển toàn diện của trẻ em, ảnh hưởng đến tương lai của đất nước.

Quy định tuổi kết hôn tối thiểu đối với nam là đủ 20 và đối với nữ là đủ 18 cịn nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hơn đã và đang tồn tại ở Việt Nam. Tảo hôn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái dưới độ tuổi 15 mà mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao. Tảo hơn khiến trẻ em khó có cơ hội đi học. Tảo hơn khiến khả năng kiếm sống hoặc đóng góp về kinh tế cho gia đình thấp, dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao. Khi kết hơn sớm trẻ em sẽ khơng được vui chơi, giải trí, tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi. Điều này dẫn đến phần lớn các cặp “vợ chồng” tảo hôn thiếu kiến thức xã hội, thường rơi vào cảnh đói nghèo, chia rẽ, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em. Tảo hơn cịn dẫn đến những tác hại đối với trẻ sơ sinh bởi khi cơ thể người mẹ chưa hồn thiện sẽ dẫn đến thai nhi khơng được phát triển đầy đủ dẫn tới trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, khó khăn trong việc ni dưỡng, chăm sóc, ảnh hưởng đến chất lượng dân số và gây hậu quả xấu tới nguồn nhân lực của đất nước.Người mẹ còn nhỏ tuổi, chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm ni con, trong nhiều trường hợp cịn là mối nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ em.

Như vậy, quy định tuổi kết hôn tối thiểu là nhằm bảo vệ nhóm quyền được phát triển, quyền đươc sống còn trẻ em khi người mẹ trong độ tuổi trẻ em.

67

Luật HN&GĐ hiện hành không quy định tuổi kết hôn tối đa. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện tốt quyền của trẻ em, đặc biệt đảm bảo việc chăm sóc, ni dưỡng cho trẻ em, Chính phủ, Bộ Y tế cũng như các nhà khoa học cũng có khuyến cáo với các gia đình và các bà mẹ về độ tuổi sinh nở, thời điểm mang thai để đảm bảo an toàn và tốt nhất cho cả mẹ và con. Theo Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030”. Theo đó, khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi... để đảm bảo mức sinh đồng thời bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Trên cơ sở quy định pháp luật và các kiến thức y khoa mà mỗi gia đình xác định thời điểm mang thai và sinh em bé phù hợp nhất với điều kiện của mỗi người.

Qua tham khảo pháp luật một số nước cho thấy: Hầu hết các quốc gia quy định tuổi kết hôn lớn hơn tuổi trẻ em. Một số quốc gia quy định tuổi kết hôn ở độ tuổi trẻ em nhưng phải có sự đồng ý của cha, mẹ khi kết hơn54. Bên cạnh đó, các nước phát triển lại có khái niệm tuổi được quan hệ tình dục như ở Pháp cho phép người từ đủ 15 tuổi trở lên được quan hệ tình dục, trong khi ở Mỹ là 12 tuổi, Nhật Bản là 13 tuổi, Canada là 16 tuổi và ở Hàn Quốc phải là 20 tuổi55. Một số nước vẫn cịn tình trạng tảo hơn như: Ấn Độ 47% các cô gái kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi, và 18% nam kết hôn khi chưa đủ 15 tuổi56. Việc quy định như vậy được đánh giá là phù hợp với văn hóa ở các nước có nền kinh tế phát triển, tuy nhiên chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam bởi quan niệm với tư tưởng Á Đông về hành vi quan hệ tình dục gắn với việc kết hơn.

Có thể nhận định rằng điều kiện về tuổi kết hơn có ý nghĩa trực tiếp đối với nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em, đặc biệt ngăn chặn trẻ em bị xâm hại và bóc lột tình dục và nhóm quyền được phát triển của trẻ em.

Thực tiễn thực hiện pháp luật về độ tuổi kết hôn cho thấy việc nam, nữ lấy vợ, lấy chồng khi chưa đến tuổi kết hôn mặc dù những năm gần đây đã giảm nhưng vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại trong xã hội Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Ủy ban Dân tộc, tỷ lệ tảo hôn của người dân tộc thiểu số là 21,9%, giảm 4,7% so với năm 2014; bình quân mỗi năm giảm 0,94%57. Trong đời sống xã hội cũng như nhận thức của đa số người dân đều thừa nhận đây là một tập tục lạc hậu, vi phạm pháp luật và xâm phạm quyền trẻ em. Luật HN&GĐ, Luật Trẻ em và BLHS hiện hành nghiêm cấm

54 http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=1453

55 https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/theo-luat-bao-nhieu-tuoi-duoc-quan-he-tinh-duc-230-17588-article.html

56 Thùy Dung, Tiết l độ tui kết hôn của các nước trên thế gii, Thể thao và Văn hóa, ngày 05/5/2017 tại

http://yan.thethaovanhoa.vn/tiet-lo-do-tuoi-ket-hon-cua-cac-quoc-gia-tren-the-gioi-127804.html truy cập ngày 20/3/2020.

57 Phương Liên, Nỗ lực chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam,

https://dangcongsan.vn/xa-hoi/no-luc-chong-tao-hon-hon-nhan-can-huyet-thong-566440.html cập nhật 15h48’ ngày 26/10/2020, truy cập ngày 28/12/2020

68

và có chế tài xử phạt hành vi kết hôn ở độ tuổi trẻ em và tảo hơn nhưng thực tế tình trạng này vẫn xảy ra. Hiện tượng trẻ em “kết hôn”58cũng đáng quan tâm khi kết quả thống kê cho thấy có khoảng 02% nam giới và 6.3% nữ giới từ 15 đến 19 tuổi đã kết hôn59. Theo số liệu thống kê, năm 2014 tại Việt Nam cứ 100 phụ nữ lại có 1 người lấy chồng trước khi 15 tuổi60. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu tại các vùng dân tộc thiểu số của các tỉnh như: Hịa Bình, n Bái, Điện Biên, Gia Lai... Với tỷ lệ này (0,01%), trẻ em không chỉ phải đối mặt với việc không được đi học, không được tham gia các hoạt động vui chơi mà còn phải chăm lo cho gia đình, phải chăm sóc, ni dưỡng con, phải làm kinh tế... Đồng thời, trẻ em gái lấy chồng sớm, mang thai, sinh đẻ khi chưa phát triển hoàn thiện về sinh lý, tâm lý cũng như thiếu hiểu biết và kinh nghiệm sẽ có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh.

Việc vi phạm quy định về độ tuổi kết hơn có sự khác biệt cơ bản về giới và địa bàn dân cư. Kết quả Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014 cho thấy 3,9% trẻ em gái ở độ tuổi từ 15 - 17 tuổi đã kết hôn so với tỷ lệ 0,9% trẻ em trai cùng nhóm tuổi61. Những khu vực có tỷ lệ nữ giới kết hơn trước 18 tuổi cao nhất là Trung du và miền núi Bắc Bộ (18,8%), Tây Nguyên (15,8%) và Đồng bằng sông Cửu Long (13,8%), thấp nhất là khu vực Đồng bằng sông Hồng (7,9%). Nếu so sánh tỷ lệ kết hôn trẻ em ở khu vực sinh sống thì ở khu vực nông thôn (13,3%) sẽ phổ biến hơn khu vực so với khu vực thành thị (7%)62.

Hệ lụy phát sinh từ việc trẻ em có nhận thức chưa đúng đắn về tuổi kết hơn, sinh hoạt tình dục ở Việt Nam còn tồn tại tỷ lệ phá thai ở trẻ em chiếm tỷ lệ lớn khoảng 1/3 số ca phá thai ở Việt Nam. Đây là tỷ lệ phá thai ở phụ nữ tuổi chưa thành niên cao nhất tại Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới63. Hiện tại, phá thai ở Việt Nam không bị pháp luật cấm, nên khi trẻ em mang thai ngoài ý muốn nếu không được quan tâm và

58 Trong kết quả Tổng điều tra năm 2019 và các cuộc điều tra thống kê về dân số khác, thuật ngữ “kết hôn” bao gồm những người được luật pháp hoặc phong tục, tập quán của địa phương thừa nhận là có vợ hoặc có chồng, hoặc chung sống với người khác giới như vợ chồng. Theo Luật HN&GĐ Việt Nam 2014 kết hôn trước 15 tuổi hoặc trước 18 tuổi sẽ không được pháp luật thừa nhận và được gọi là “tảo hôn”. Tuy nhiên, phụ nữ từ 20 đến 24 tuổi kết hôn lần

đầu trước 15 tuổi và trước 18 tuổi là một trong những chỉ tiêu V-SDGs (: Vietnam Sustainable Development Goals):

Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

59 Báo cáo số 69/BC-ĐGS ngày 19/5/2020 của Đoàn Giám sát của Quốc hội khóa 14 về kết quả giám sát “Việc

thực hiện chính sách, pháp luật về phịng, chống xâm hại trẻ em”.

60 Xem Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS), 2014.

61 Unicef Việt Nam, Hiểu rõ thực trạng kết hôn trẻ em ở Việt Nam, Chấm dứt kết hôn trẻ em, trao quyền cho trẻ em gái.

https://www.unicef.org/vietnam/media/2411/file/T%C3%B3m%20t%E1%BA%AFt%20th%E1%BB%B1c%20tr %E1%BA%A1ng%20k%E1%BA%BFt%20h%C3%B4n%20tr%E1%BA%BB%20em.pdf

62 Báo cáo MICS 2014, trang 228.

63 Xem Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UNICEF, Báo cáo phân tích tình hình trẻ em 2016, 12/21017,

69

chăm sóc đúng cách dẫn đến phá thai khơng an tồn là mối nguy hại đối với sức khỏe thể chất, sức khỏe sinh sản và tinh thần của trẻ em gái.

Tình trạng sinh con ở tuổi chưa thành niên vẫn tồn tại ở Việt Nam, chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế - xã hội kém phát triển, tồn tại những tập tục lạc hậu như Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Trên phạm vi toàn quốc, phụ nữ chưa thành niên sinh con chiếm tỷ trọng 3,3‰, trong đó cao nhất ở Trung du và miền núi phía Bắc (9,7‰), cao hơn 8,5 lần so với vùng Đồng bằng sông Hồng (1,1‰). Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ phụ nữ từ 10 -17 tuổi sinh con cao thứ hai (6,8‰)64. Tỷ lệ phụ nữ sinh con ở độ tuổi chưa thành niên cao hơn hẳn so với các vùng khác một phần là do điều kiện sống khó khăn, cơng tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản, ảnh hưởng của kết hôn và sinh con sớm tới sức khỏe bà mẹ trẻ em còn hạn chế; một phần là do phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về việc lấy chồng và sinh con sớm. Tỷ lệ phụ nữ từ 10 -17 tuổi sinh con ở khu vực nông thôn là 4,2‰, cao hơn ba lần so với khu vực thành thị (1,3‰). Điều này chứng tỏ nữ chưa thành niên ở khu vực nơng thơn có xu hướng sinh con sớm hơn khu vực thành thị.

Như vậy, tồn tại những vi phạm quy định pháp luật HN&GĐ về độ tuổi kết hôn khác nhau ở mỗi độ tuổi và vùng dân cư và giới tính. Đối với trẻ em gái các quyền trẻ em đều bị hạn chế như quyền phát triển, quyền tham gia... Sâu xa hơn, khi một người

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)