CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
2.1.3.4. Các chủ thể bảo vệ quyền trẻ em
Quyền trẻ em được bảo vệ bởi chính trẻ em và các chủ thể khác, do trẻ em còn non nớt về thể chất và trí tuệ nên chưa thể có đủ khả năng để tự bảo vệ mình. Trẻ em là một chủ thể độc lập thực hiện và bảo vệ các quyền của mình khi đã đạt đến một độ tuổi và có khả năng nhận thức nhất định, trong những trường hợp cụ thể. Có thể khái quát các chủ thể thực hiện bảo vệ quyền trẻ em như sau:
Trẻ em và thành viên gia đình của trẻ em: Trẻ em là chủ thể đầu tiên có quyền bảo vệ mình. Tuy nhiên, đến một lứa tuổi nhất định, trẻ em mới có khả năng tự thực hiện và bảo vệ các quyền của mình phù hợp với năng lực của trẻ em. Trong trường hợp trẻ em có thể tự thực hiện quyền của mình cũng vẫn cần cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình hỗ trợ để thực hiện bởi tính chất non nớt và quá trình trưởng thành của trẻ em. Thành viên gia đình là cha, mẹ, ơng bà, cơ, dì, chú, cậu, bác và anh chị em của trẻ em có nghĩa vụ trước tiên trong việc thực hiện các quyền trẻ em, bởi vậy, các thành viên gia đình trở thành những những chủ thể cơ bản, quan trọng trong việc thực hiện quyền trẻ em.
Thành viên gia đình có trách nhiệm chăm sóc cho các em lớn khôn về mặt thể chất và trí tuệ, đồng thời có trách nhiệm giáo dục các em những điều tốt đẹp, đạo nghĩa, bảo ban các em biết quan tâm, chăm sóc cuộc sống của mình và những người khác trong gia đình và tập thể. Cha, mẹ phải khơng ngừng trau dồi kiến thức, thực hiện các nội dung bảo vệ quyền trẻ em ở cấp độ phòng ngừa theo Luật trẻ em năm 2016 để có kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo mơi trường an tồn, phịng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; phịng ngừa trẻ em rơi vào hồn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại. Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật; đồng thời phối hợp với giáo viên để có trách nhiệm trong việc quản lý, giáo dục và giúp đỡ để trẻ em hiểu, nhận thức đầy đủ và thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em, về hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời hướng cho các em có thái độ, rõ ràng về biểu hiện của các hành vi này, từ đó xây dựng cho trẻ khả năng tự nhận biết và tự vệ, tự bảo vệ mình. Bên cạnh cha, mẹ thì các thành viên khác trong gia đình đồng hành chăm lo, giáo dục đảm bảo trẻ em ln nhận được những tình u thương, sự giáo dục sâu sắc, đầy đủ trong mơi trường gia đình. Với tư tưởng giáo dục gắn với nền
52
văn hóa Á Đơng, gia đình sẽ tạo nên một xã hội thu nhỏ, giúp trẻ em định hình những ứng xử trong đời sống xã hội sau này. Gia đình là nơi trẻ cảm nhận được sự an tồn cao nhất vì vậy, các thành viên trong gia đình cần thực hiện tốt nghĩa vụ của mình để có tránh mọi sự xâm hại trẻ em từ chính thành viên gia đình cũng như xã hội.
Các cơ quan, tổ chức, nhà trường: Bảo vệ quyền trẻ em luôn cần sự chung tay của hệ thống các chủ thể trong xã hội. Theo quy định tại Chương VI, Luật Trẻ em năm 2016, các cơ quan tổ chức có trách nhiệm thực hiện quyền bổn phận của trẻ em theo chức năng đã được phân cơng, phân nhiệm. Có thể nhóm thành hệ thống các cơ quan theo hệ thống chính trị Việt Nam như sau:
Hệ thống các cơ quan lập pháp: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh, cấp huyện... quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo thẩm quyền để thực hiện quyền trẻ em; giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật. Đây là các cơ quan quyền lực, có trách nhiệm xây dựng lên hệ thống cơ chế, biện pháp, cấp độ… để bảo vệ trẻ em một cách đầy đủ nhất, tạo dựng hành lang pháp lý trên cơ sở hệ thống pháp luật quốc tế cũng như phù hợp với điều kiện từng vùng, miền của Việt Nam.
Hệ thống các cơ quan thực thi pháp luật: Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước thống nhất về trẻ em; ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình về trẻ em; bảo đảm cơ chế và biện pháp phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, và các tổ chức kinh tế, xã hội thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em. Bộ Lao động thương binh xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trẻ em, chủ trì điều phối việc thực hiện quyền trẻ em. Các cơ quan thuộc Chính phủ: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tư pháp phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;... có chức năng tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình về trẻ em theo lĩnh vực cụ thể liên quan đến thực hiện quyền trẻ em và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến trẻ em.
Các tổ chức chính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; các tổ chức xã hội, như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ, Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam; tổ chức kinh tế tế như công ty, doanh nghiệp... cũng có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em. Với vai trò giám sát, phản biện, tham vấn, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, phân bổ nguồn lực đáp ứng quyền của trẻ em; tun truyền, vận động thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dịch vụ đáp ứng quyền của trẻ em, phòng ngừa hành vi vi phạm quyền của trẻ em; sản xuất kinh doanh, cung cấp sản phẩm, dịch vụ an tồn, thân thiện với trẻ em, khơng gây tổn hại cho trẻ em và không vi phạm quyền của trẻ em.
53
Nhà trường: Môi trường học tập tồn tại song song cùng gia đình trong quá trình trẻ em phát triển và định hìnhnhân cách. Nhà trường là mơi trường giáo dục ngoài xã hội đầu tiên trẻ em được học tập vàtrưởng thành, có vai trịgiáo dục,nắmtâm lý, tình cảm và khả năng, năng khiếu của trẻ em để trẻ em được phát triển toàn diện. Tỷ lệ trẻ em được đến trường chính là những tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của đất nước đối với việc bảo vệ các quyền của trẻ em. Nhà trường chính là nơi hỗ trợ các phụ huynh tốt nhất trong quá trình giáo dục nhân cách, định hướng tư tưởng, tương lai của trẻ em, là môi trường dạy dỗ, truyền tải kiến thức, đạo đức... để trẻ em vững vàng khi thực hiện các quyền của công dân của mình.