CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. QUY ĐỊNH KẾT HÔN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VÀ THỰC TIỄN THỰC
3.1.2. Bảo vệ quyền trẻ emtrong quy định về hậu quả hủy việc kết hôn trái pháp luật và
luật và giải quyết nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn
Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hơn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn. Hủy việc kết hôn trái pháp luật được hiểu là một biệp pháp chế tài của Luật HN&GĐ đối với các cá nhân có hành vi phạm pháp luật về điều kiện kết hơn. Khi Tịa án hủy việc kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của con vì vậy, nếu giữa các bên có con chung thì phải giải quyết việc nuôi con. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định khi hủy việc kết hôn trái pháp luật, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con được giải quyết như khi vợ chồng ly hôn (khoản 2 Điều 12). Như vậy, khi Tòa án ra quyết định hủy việc kết hơn trái pháp luật mà các bên có con chung chưa thành niên thì việc ni con và cấp dưỡng cho con được thực hiện theo các quy định từ Điều 81 đến Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014. Theo đó, việc giao con cho một bên trực tiếp ni phải vì lợi ích tốt nhất về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Người khơng trực tiếp ni con có quyền và nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc, giáo
75 Ngô Thị Phong Vân, Tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở vùng dân tộc thiểu số, 05/01/2019
75
dục con và cấp dưỡng cho con. Với các quy định về giải quyết việc nuôi con và cấp dưỡng cho con có thể nhận thấy quyền của trẻ em được bảo vệ, trẻ em được đảm bảo các điều kiện tốt nhất khi cha mẹ bị hủy việc kết hôn trái pháp luật. Bên cạnh việc giải quyết vấn đề con chung thì khi hủy việc kết hơn trái pháp luật còn giải quyết vấn đề tài sản. Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 và khoản 2 Điều 16 Luật HN&GĐ năm 2014 thì việc giải quyết quan hệ tài sản giữa hai bên phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của con. Có nghĩa là việc chia tài sản chung giữa các bên ngoài việc áp dụng nguyên tắc căn cứ vào cơng sức đóng góp của mỗi bên thì cịn phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của con. Chẳng hạn, chia tài sản chung là nhà ở thì cần ưu tiên người trực tiếp nuôi con để đảm bảo con chưa thành niên có chỗ ở ổn định, bảo vệ quyền của trẻ em.
Không công nhận quan hệ vợ chồng áp dụng đối với những trường hợp nam, nữ có đủ điều kiện kết hơn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Theo quy định tại Điều 14, 15, 16, Luật HN&GĐ năm 2014, tuy không vi phạm điều cấm của pháp luật, nhưng việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, không được công nhận là hôn nhân hợp pháp, sẽ không phát sinh quan hệ vợ chồng, tuy nhiên quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con phải tuân thủ quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo Luật HN&GĐ năm 2014.
Trong thực tế, việc hủy kết hôn trái pháp luật là một loại vụ việc dân sự thuộc quyền giải quyết của Tòa án, tuy nhiên việc lựa chọn TAND nào giải quyết hiện nay còn hiện tượng chồng chéo liên quan đến thẩm quyền giải quyết giữa các Tòa án. Bởi theo quy định của Bộ luật TTDS năm 2015 thì TAND nơi cư trú của một trong hai bên đương sự (điểm b khoản 2 Điều 35 BLTTDS), hoặc TAND nơi đã đăng ký kết hơn trái pháp luật có thẩm quyền (điểm g khoản 2 Điều 39 BLTTDS năm 2015) hoặc đương sự, người yêu cầu có quyền lựa chọn TAND nơi một trong các bên cư trú giải quyết (điểm g khoản 2 Điều 39 BLTTDS năm 2015) sẽ giải quyết vụ việc dân sự này. Sự chồng chéo này có thể ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền của trẻ em khi chưa được xác định thẩm quyền của Tịa án để giải quyết việc hủy kết hơn trái pháp luật của cha mẹ trẻ em.
Như vậy, các quy định pháp luật HN&GĐ trên đã bảo vệ được lợi ích hợp pháp của trẻ em là con chung của các cặp nam nữ kết hôn trái pháp luật hoặc chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn, đảm bảo thực hiện nguyên tắc dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em, nhưng những vướng mắc về thẩm quyền, thủ tục giải quyết có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền trẻ em.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc bảo vệ quyền trẻem và thực tiễn thực hiện