Có hai nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm tra tài chính đảng gồm:
Một là: Các tiêu tiêu chí đánh giá mang tính định tính:
Tiêu chí này phản ánh những tiêu chí đánh giá khơng lượng hóa được. Đánh giá hiệu quả kiểm tra tài chính đảng của ủy ban kiểm tra các cấp dựa trên các tiêu chí này phụ thuộc nhiều vào nhận định chủ quan của người thực hiện, thường là những chuyên gia giầu kinh nghiệm. Những tiêu chí này bao gồm:
(1) Mức độ đạt được mục tiêu kiểm tra tài chính.
Ở cấp độ chung, mục tiêu của kiểm tra tài chính đảng như trên đã nêu là việc bảo đảm cho sự hoạt động đúng đắn, minh bạch liên tục của từng tổ chức đảng, cá nhân đảng viên trong bộ máy của Đảng, trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của họ theo luật định. Ở cấp độ thứ hai, tùy thuộc vào từng đối tượng được kiểm tra, ủy ban kiểm tra đề ra những mục đích kiểm tra cụ thể khác nhau. Căn cứ vào tình hình tài chính của các tổ chức đảng (chi bộ cơ sở, đảng ủy cơ sở, đảng ủy cấp trên cơ sở, đảng ủy được giao quyền cấp trên cơ sở…), ủy ban kiểm tra xây dựng chương trình kiểm tra hằng năm và thực hiện chương trình đó theo những mục tiêu đề ra. Do đó, để đánh giá hiệu quả kiểm tra tài chính đảng, chúng ta phải xem xét mức độ đạt được của mục tiêu, yêu cầu kiểm tra. Bởi mục tiêu của kiểm tra là điều mà mọi thành viên khi tiến hành kiểm tra đều hướng tới và mong muốn đạt được. Vì vậy, mục tiêu đã trở thành tiêu chuẩn, thước đo cho việc đánh giá hiệu quả kiểm tra, là phạm vi cho việc đánh giá kết quả thực tế.
Mức độ đạt được mục tiêu của kiểm tra tài chính là chất lượng của việc đánh giá ưu điểm, khuyết điểm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách tài chính của Đảng và Nhà nước nơi được kiểm tra; tìm ra ngun nhân để có biện pháp chấn chỉnh, kịp thời xem xét
hoặc đề nghị cấp ủy quyết định thi hành kỷ luật theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Đồng thời phát hiện và kiến nghị với cấp ủy cấp mình, với cơ quan tài chính đảng và ủy ban kiểm tra cấp trên nhằm bổ sung, sửa đổi những chế độ, chính sách cho phù hợp với thực tiễn.
(2) Tình hình quản lý tài chính của các tổ chức đảng sau khi có kiểm tra tài chính.
Đây là tiêu chí quan trọng cần phải xem xét. Bởi vì, tất cả các hoạt động quản lý tài chính của tổ chức đảng suy cho cùng khơng ngồi mục đích nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức đảng đó. Do vậy, muốn biết hoạt động kiểm tra có mang lại hiệu quả hay không, chúng ta phải so sánh cơng tác quản lý tài chính của tổ chức đảng trước và sau khi có hoạt động kiểm tra. Nếu sau khi kiểm tra, tình hình quản lý tài chính ở đó có những chuyển biến tích cực: nhận thức của cấp ủy, của lãnh đạo đơn vị về cơng tác tài chính đảng được nâng lên; tổ chức đảng các cấp có đủ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ chính trị; việc quản lý tài chính chặt chẽ, đúng chế độ… thì điều đó cho thấy, hoạt động kiểm tra tài chính của ủy ban kiểm tra các cấp đã mang lại hiệu quả và ngược lại.
(3) Việc chấp hành các kiến nghị, kết luận kiểm tra tài chính
Hiệu lực kiểm tra tài chính đảng là một nội dung quan trọng trong vấn đề hiệu quả kiểm tra tài chính đảng. Do vậy, một trong các tiêu chí định tính để đánh giá hiệu quả kiểm tra tài chính đảng là vấn đề hiệu lực của kiểm tra tài chính. Bản chất của vấn đề này việc chấp hành các kiến nghị, kết luận kiểm tra tài chính đảng của tổ chức đảng được kiểm tra. Nếu đối tượng được kiểm tra thực hiện nghiêm túc các kiến nghị, kết luận kiểm tra tài chính trong lãnh đạo, chỉ đạo và trong chấp hành các quy định, chế độ quản lý tài chính thì tình hình quản lý tài chính sẽ có những chuyển biến tích cực, cơng tác quản lý tài chính của đối tượng kiểm tra sẽ được hoàn thiện, phát triển phục vụ nhiệm vụ chính trị được giao, hiệu quả kiểm tra tài chính đạt được cao
hơn. Ngược lại, mặc dù chất lượng của các kiến nghị, kết luận qua kiểm tra tài chính của ủy ban kiểm tra là cao, đúng đắn, khách quan nhưng nếu các tổ chức đảng không chấp hành hoặc chấp hành khơng nghiêm thì kết quả kiểm tra tài chính khơng có tác dụng hoặc tác dụng khơng cao.
Hai là: Các tiêu chí đánh giá mang tính định lượng:
Hiệu lực kiểm tra tài chính đảng là một nội dung quan trọng phản ánh hiệu quả kiểm tra tài chính đảng. Bên cạnh các tiêu chí định tính về nội dung này cịn có các chỉ tiêu định lượng phản ánh hiệu lực kiểm tra tài chính đảng. Đó là những tiêu chí dùng để đo lường về mặt số lượng. Để đánh giá hiệu quả của hoạt động kiểm tra tài chính, chúng ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu định lượng như sau:
(1) Số cuộc kiểm tra:
Số cuộc kiểm tra tài chính đảng là số lần ủy ban kiểm tra các cấp tổ chức kiểm tra tài chính ở các tổ chức đảng thuộc phạm vi quản lý. Chỉ tiêu này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo ủy ban kiểm tra đối với công tác kiểm tra tài chính, thể hiện khả năng của ủy ban kiểm tra đối với cơng tác kiểm tra tài chính. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng thể hiện một phần nào trong hiệu quả hoạt động kiểm tra tài chính nói chung. Để thấy rõ được điều này chúng ta cần so sánh số cuộc kiểm tra tài chính thực tế so với số cuộc kiểm tra đã ghi trong kế hoạch đã được duyệt hoặc so với số cuộc kiểm tra tài chính của những năm trước. Nếu số cuộc kiểm tra thực tế vượt so với kế hoạch đã được duyệt hoặc vượt so với năm trước thì điều đó cho thấy, cơng tác kiểm tra tài chính đã mang lại hiệu quả và ngược lại.
(2) Hiệu quả kiểm tra tài chính đảng được đánh giá ở việc qua kiểm tra phát hiện:
+ Số văn bản, nghị quyết, chỉ thị ban hành trái quy định, không đúng chức năng, thẩm quyền.
+ Những sơ hở, thiếu sót, bất cập về chính sách quản lý tài chính đảng mà cấp ủy có thẩm quyền ban hành cần phải sửa đổi, bổ sung. Nói biểu hiện
bằng: những nội dung cần kiến nghị nhằm ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản, nghị quyết, chỉ thị về chính sách quản lý tài chính đảng hiện hành; số văn bản được kiến nghị ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ.
(3) Trong tổ chức thực hiện:
+ Số tổ chức, cá nhân bị phát hiện có vi phạm (có thể bị kiểm điểm, nhắc nhở hay bị xử lý) trong quản lý tài chính đảng so với số lượng tổ chức, cá nhân được kiểm tra; nói lên một phần hiệu quả của cuộc kiểm tra tài chính đảng đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng.
+ Số tiền sai phạm phát hiện qua kiểm tra đề nghị xem xét, xử lý. Một trong nhưng tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả kiểm tra tài chính đảng là phải căn cứ vào kết quả thực tế do kiểm tra mang lại. Kết quả kiểm tra có thể là những nhận định mang tính chất định tính, có thể lượng hóa thành những con số cụ thể. Đó là số tiền sai phạm của đối tượng được kiểm tra bị phát hiện qua kiểm tra phải đề nghị xem xét, xử lý.
Vấn đề quan trọng tiêu chí này là việc so sánh giữa số tiền sai phạm đã được đối tượng kiểm tra thực hiện xử lý theo đúng kiến nghị của ủy ban kiểm tra với số tiến sai phạm được phát hiện qua kiểm tra đề nghị xem xét, xử lý. Nếu tỷ lệ so sánh này thấp thì tác dụng, hiệu lực của kiểm tra tài chính đảng thấp và ngược lại. Chúng ta có thể so sánh tỷ lệ này giữa các năm, giữa các nhiệm kỳ để thấy được sự chuyển biến tích cực hay khơng tích cực trong việc thực hiện các kiến nghị, kết luận của ủy ban kiểm tra các cấp.