* Trên thế giới
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, có một số lượng đáng kể người bệnh trưởng thành có lo âu trước khi trải qua phẫu thuật. Tỷ lệ lo âu trước phẫu thuật đã được báo cáo là từ 11% đến 80%, tỷ lệ này thay đổi theo từng khu vực, thời điểm và đặc điểm văn hóa của đối tượng nghiên cứu.9,4,91
Theo kết quả nghiên cứu của Hernández-Palazón, J. và cộng sự, (2018) tại Tây Ban Nha chỉ ra rằng: có 94% người bệnh có biểu hiện lo âu trước phẫu thuật.92 Một nghiên cứu khác về lo âu trước phẫu thuật tại Ethiopia cho thấy có 61% người bệnh có mức độ lo âu đáng kể.9
Tại châu Á, một nghiên cứu khảo sát tần suất lo âu trước phẫu thuật cho thấy tỷ lệ lo âu trước phẫu thuật chiếm 62 %.63
Về các yếu tố liên quan đến lo âu trước phẫu thuật, người ta cho rằng: Có sự khác nhau về mối tương quan giữa giới tính và lo lắng61 và mức độ lo âu ở những người độc thân và ly dị là cao hơn đáng kể.41 Ngược lại, một nghiên cứu của Cevik Banu, (2018) cho thấy: Tuổi, tình trạng nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân và trình độ học vấn khơng được tìm thấy là yếu tố quyết định trên mức độ lo lắng trước phẫu thuật.64
Bên cạnh đó, thông tin về bệnh và phẫu thuật cũng tác động đến mức độ lo âu trước phẫu thuật của người bệnh. Một nghiên cứu tại Ấn Độ chỉ ra rằng: Những người bệnh được thơng báo rõ về quy trình phẫu thuật có ít lo âu trước phẫu thuật hơn so với những người không biết về thủ thuật,76 người bệnh nhận được hỗ trợ thơng tin rõ ràng từ chun gia chăm sóc sức khỏe, sự lo lắng của họ đã giảm bớt.77
Hỗ trợ xã hội cũng được coi là một yếu tố rất quan trọng liên quan đến lo âu trước phẫu thuật. Krohne, H.W, (2005) đã chứng minh rằng những người bệnh đạt điểm cao về hỗ trợ xã hội cho thấy ít lo âu hơn, ít phải dùng thuốc giảm đau hơn và thời gian nằm viện ngắn hơn so với những người bệnh có hỗ trợ thấp.80 Một nghiên cứu của Sharma, S. (2019). đã chỉ ra rằng: Khi hỗ trợ xã hội tăng lên thì lo âu trước phẫu thuật giảm.81
* Tại Việt Nam
Tương tự như các nước khác, tỷ lệ lo âu trước phẫu thuật ở Việt Nam rất cao. Một khảo sát tại 3 Bệnh viện ở Hà Nội chỉ ra rằng 97,3% bệnh nhân phẫu thuật bụng đã trải qua lo lắng trước phẫu thuật.11
Tại Phú Thọ, theo tác giả Đỗ Cao Cường (2013) nghiên cứu các yếu tố liên quan đến lo âu trước phẫu thuật ở những người bệnh trải qua phẫu thuật bụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Kết quả chỉ ra điểm trung bình của lo âu trước phẫu thuật đánh giá bằng thang HADS là 8,22 ± 3,82, sự lo âu trước phẫu thuật có tương quan thuận đáng kể với mức độ nghiêm trọng của bệnh (r=0,281, p <0,01) và tương quan nghịch với sự hỗ trợ xã hội từ nhân viên y tế (r = -0.252, p <0,05).12
Tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2015, tác giả Nguyễn Thị Huyền cùng cộng sự đã nghiên cứu tâm lý trước và sau phẫu thuật của 50 người bệnh lớn tuổi tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện SAIGON- ITO cho thấy: Số người bệnh lo sợ bị đau là 42% và sợ ca mổ không thành công là 46%, 70% người bệnh có nguyện vọng được bác sỹ thăm khám từ 2 lần trở lên trong 24h để được hỏi rõ về tình trạng bệnh của mình hơn.93
* Tại Thái Nguyên
Theo tác giả Trần Văn Lợi (2014), nghiên cứu các yếu tố liên quan đến lo âu trước phẫu thuật ở những người bệnh trải qua phẫu thuật bụng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên theo thang đo STAI (State-Trait Anxiety
± 8,28) trong khoảng dao động từ 20-80. Thời gian chờ đợi phẫu thuật và sự khơng chắc chắn về bệnh tật có mối tương quan đáng kể với sự lo âu trước phẫu thuật (r = 0,323; p <0,01; r = 0,451; p <0.01). Tuy nhiên, giới tính lại khơng có mối tương quan đến sự lo âu trước phẫu thuật (p> 0.05).38
Theo tác giả Trần Anh Vũ (2018), nghiên cứu ảnh hưởng của lo âu trước phẫu thuật đến sự hồi phục của người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên theo thang STAI (State-Trait Anxiety
Inventony), kết quả chỉ ra: Điểm trung bình lo âu trước phẫu thuật của người
bệnh là 51.9 ± 7,7. Lo âu trước phẫu thuật có mối tương quan thuận với mức độ đau sau phẫu thuật (r = 0.4, p = 0.01) và thời gian nằm viện (r = 0.24, p < 0.05).13