- Về thời gian chờ phẫu thuật, trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận thờ
4.2.1. Mức độ lo âu của người bệnh
Lo âu là một phản ứng phổ biến đối với căng thẳng ở những người bệnh được lên lịch phẫu thuật. Để đánh giá về sự hiện diện của sự lo âu và định lượng nó là rất khó khăn. Trong q khứ, nhiều nghiên cứu đã mơ tả các phương pháp khác nhau để định lượng sự lo âu. Một trong số đó có thang HADS-A (Hospital Anxiety Depression Scale – Anxiety). Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, thang đo HADS-A đã được nhiều nghiên cứu sử dụng để đánh giá sự lo âu của người bệnh và được đánh giá là có tính giá trị và độ tin cậy cao. 11,12,39,101 Do đó để xác định tình trạng lo âu của người bệnh gãy xương, nghiên cứu này sử dụng thang đo HADS-A để phỏng vấn đối tượng nghiên cứu cùng với bộ câu hỏi tự điền.
Trong tổng số 176 người bệnh gãy xương được đưa vào nghiên cứu, tỷ lệ lo âu được ghi nhận là 85,6% người bệnh có lo âu trước phẫu thuật. Trong đó có 52,8% có lo âu ở mức độ nhẹ (8 – 10 điểm); 29,6% lo âu mức độ trung bình (11 – 14 điểm) và 2,8% lo âu ở mức độ nghiêm trọng (15 – 21 điểm). Điểm trung bình lo âu trước phẫu thuật là 9,57 ± 2,33 điểm (khoảng rộng của thang đo từ 0-21 điểm). Có thể nói rằng những người tham gia trong nghiên cứu này có mức độ lo âu vừa phải.
Điểm trung bình lo âu trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn với kết quả nghiên cứu về tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật vùng bụng của Đỗ Cao Cường12 và Võ Thị Yến Nhi,39 điểm trung bình lo âu trước
phẫu thuật tiêu hóa theo thang HADS-A tương ứng lần lượt là 8,22 ± 3,82 và 8,65 ± 4,03 điểm. Sự khác biệt này có thể là do các nghiên cứu thực hiện trên các đối tượng khác nhau về bệnh phẫu thuật. Trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu là những người bệnh gãy xương, có thể họ lo sợ sẽ bị tàn phế không thể tự đi lại sinh hoạt được sau chấn thương, lo sợ tình trạng sức khỏe sẽ khơng cịn được như trước khi bị chấn thương. Bởi vậy mức độ lo âu có thể sẽ cao hơn.
Một nghiên cứu về sự ảnh hưởng của lo âu trước phẫu thuật với sự hồi phục của người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tại Thái Nguyên (2018) bằng bộ công cụ STAI (State-Trait Anxiety Inventory), kết quả cho thấy 100% người bệnh có sự lo âu.13 Theo kết quả đánh giá mức độ lo âu ở người bệnh chờ phẫu thuật bằng bộ công cụ PITI (Preoperative Intrusive Thoughts Inventory) tại Rwanda (2019) cho th y có 72,8% ng i b nh th c s lo âu.ấ ườ ệ ự ự 5
Theo nghiên cứu của Hernández-Palazón, J. và cộng sự, (2018) tại Tây Ban Nha sử dụng thang APAIS (Amsterdam Preoperative Anxiety and Information Scale) kết quả chỉ ra rằng có 94% người bệnh phẫu thuật tim có biểu hiện lo âu trước phẫu thuật, với 37% có lo âu mức độ cao.92
S khác bi t v t l lo âu ự ệ ề ỷ ệ giữa các nghiên cứu có thể là do các nghiên cứu sử dụng các thang đo lo âu khác nhau, ngồi ra có thể do sự khác biệt về thời điểm nghiên cứu, đặc điểm văn hóa và tình huống mắc bệnh. Đặc biệt là người bệnh gãy xương thường sau những tai nạn bất ngờ bởi vậy sẽ có những khác biệt về tâm thế đón nhận cuộc phẫu thuật.