Mối liên quan giữa một số đặc điểm về bệnh tật với tình trạng lo âu trước phẫu thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ lo âu trước phẫu thuật của người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 64 - 67)

- Về thời gian chờ phẫu thuật, trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận thờ

4.3.3. Mối liên quan giữa một số đặc điểm về bệnh tật với tình trạng lo âu trước phẫu thuật

trước phẫu thuật

- Về bệnh mạn tính kèm theo: những người bệnh có bệnh mạn tính kèm theo có tỷ lệ lo âu cao gấp 1,58 lần nhóm những người bệnh khơng có bệnh mạn tính kèm theo, tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê với p=0,385 (bảng 3.11).

Kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Homzová P (2015), khơng có sự khác biệt đáng kể về điểm lo âu giữa những người bệnh có và khơng có bệnh mạn tính kèm theo.43 Một nghiên cứu về sự lo âu trước phẫu thuật của người bệnh phẫu thuật tiêu hóa tại bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 cũng khơng tìm thấy sự khác biệt về điểm lo âu giữa nhóm người bệnh có bệnh kèm theo và khơng có bệnh kèm theo.39

- Về kinh nghiệm phẫu thuật trước đó, theo kết quả tại bảng 3.13 cho thấy Nhóm người bệnh lần đầu trải qua phẫu thuật có tỷ lệ lo âu cao gấp 7,25 lần nhóm người bệnh đã từng trải qua ít nhất một lần phẫu thuật trước đó (p = 0,001). Phát hiện này cũng phù hợp với nghiên cứu của Mulugeta (2018), những người bệnh đã trải qua phẫu thuật trước đây ít lo âu hơn những người bệnh đến phẫu thuật lần đầu, kinh nghiệm phẫu thuật trước đó là một yếu tố quan trọng tác động đến sự lo âu của người bệnh.9 Theo Jafar M.F, người bệnh có ít nhất một cuộc phẫu thuật trước đó có mức độ lo âu thấp hơn những người chưa trải qua phẫu thuật lần nào, điểm lo âu của người bệnh có mối tương quan nghịch với kinh nghiệm phẫu thuật trước đó.63 Theo kết quả của tác giả Võ Thị Yến Nhi (2017) cho thấy cũng có mối tương quan giữa điểm lo âu trước phẫu thuật với kinh nghiệm phẫu thuật trước đó với p = 0,003.39 Kết

quả này cho thấy rằng những người bệnh đã trải qua phẫu thuật khác trước đó họ hiểu biết về gây mê và phẫu thuật hơn nên bớt lo sợ hơn.

- Về mức độ đau trước phẫu thuật, nhằm xác đinh mối tương quan giữa điểm đau trước phẫu thuật và điểm lo âu trước phẫu thuật, chúng tôi sử dụng kiểm định tương quan Spearman, kết quả bảng 3.10 cho thấy có mối tương quan khá mạnh giữa mức độ đau trước phẫu thuật với sự lo âu trước phẫu thuật của người bệnh (r=0,628, p<0,001), người bệnh có điểm đau càng cao thì mức độ lo âu càng nhiều. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lončar, Z tại Croatia (2006), mức độ lo âu và trầm cảm của người bệnh bỏng có tương quan thuận với số điểm đau.72 Điều này có thể giải thích là khi người bệnh càng đau thì họ nghĩ bệnh càng nặng, càng nghiêm trọng dẫn đến sự căng thẳng, lo âu tăng theo. Vì vậy trong q trình chăm sóc người bệnh trước phẫu thuật, người Điều dưỡng nên lưu tâm hơn đến những trường hợp có mức độ đau nhiều trước phẫu thuật

- Về thời gian chờ phẫu thuật: kết quả kiểm định tương quan Spearman tại bảng 3.10 cho thấy điểm lo âu trước phẫu thuật có mối tương quan thuận với thời gian chờ phẫu thuật (r=0,216, p=0,004), thời gian chờ phẫu thuật càng lâu thì mức độ lo âu của người bệnh càng tăng. Song song với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, một nghiên cứu của tác giả Banu Cevik (2018), cũng cho thấy sự chờ đợi phẫu thuật là nguyên nhân chính gây căng thẳng cho người bệnh.64 Một nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh (2017) về lo âu của trước phẫu thuật tiêu hóa cũng tìm thấy mối liên quan giữa thời gian chờ phẫu thuật với sự lo âu trước phẫu thuật (r = 0,24; p = 0,04).39

Điều này gợi ý rằng thời gian chờ đợi trong giai đoạn tiền phẫu thuật với sự thiếu thông tin hoặc nhận được những thông tin khơng đầy đủ về bệnh tật có thể góp phần gây căng thẳng bằng cách cung cấp thời gian để người bệnh suy nghĩ và lo lắng về những điều khơng may có thể xảy ra.

- Về chẩn đốn bệnh: theo kết quả tại bảng 3.13 cho thấy nhóm người bệnh gãy xương chi dưới có có tỷ lệ lo âu cao gấp 8,28 lần so với người bệnh gãy xương chi trên, sự khác biệt này có ý nghĩa với p = 0,001. Sự khác biệt này có thể là do người bệnh bị gãy xương chi dưới thường có mức độ đau nhiều hơn cho nên có thể họ nghĩ rằng mức độ bệnh nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Ngồi ra, có thể họ lo sợ sẽ bị tàn tật suốt đời không thể tự đi lại được.

Kết quả trong nghiên cứu này cũng tương tự như nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng lo âu trước phẫu thuật dường như có liên quan đến chẩn đoán y tế. Theo một kết quả nghiên cứu về lo âu trước mổ tim của Rosiek, A tại Ba Lan (2016) chỉ ra rằng có mối tương quan tuyến tính mạnh mẽ giữa mức độ lo âu với tình trạng bệnh của người bệnh.103 Nghiên cứu về lo âu trước phẫu thuật tại Rwanda năm 2019, Ryamukuru cũng đã chỉ ra có mối liên giữa sự lo âu trước phẫu thuật của người bệnh với mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh bị chấn thương trải qua các cuộc phẫu thuật với khả năng bị biến dạng cơ thể và họ tin rằng sẽ khơng tiếp tục tình trạng sức khỏe trước chấn thương.5 Theo tác giả Võ Thị Yến Nhi nghiên cứu về sự lo âu trước phẫu thuật của người bệnh phẫu thuật tiêu hóa tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, kết quả tìm thấy mối liên quan giữa lo âu trước phẫu thuật với chẩn đốn bệnh, người bệnh ung thư có điểm trung bình lo âu cao hơn những người bệnh khác, sự khác biệt có ý nghĩa với p=0,001.39

Hiểu rõ đặc điểm về bệnh của người bệnh trước phẫu thuật là vấn đề cần thiết của người điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa, từ đó có những giải thích, hướng dẫn và chăm sóc thích hợp nhằm giảm lo âu cho người bệnh trước phẫu thuật.

4.3.4. Mối liên quan giữa điểm hỗ trợ xã hội dành cho người bệnh với điểmlo âu trước phẫu thuật của người bệnh lo âu trước phẫu thuật của người bệnh

Bệnh tật là một sự cố khơng mong muốn, vì vậy khi mắc bệnh đặc biệt là đứng trước một cuộc phẫu thuật người bệnh có xu hướng tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè và cán bộ y tế để ứng phó với sự căng thẳng này.59 Để kiểm định mối tương quan giữa sự hỗ trợ xã hội dành cho người bệnh với điểm lo âu trước phẫu thuật của người bệnh gãy xương, chúng tôi sử dụng kiểm định tương quan Spearman. Kết quả tại bảng 3.12, chúng tơi tìm thấy có mối tương quan nghịch giữa điểm hỗ trợ xã hội với điểm lo âu trước phẫu thuật (r= - 0,719; p <0,001). Sự hỗ trợ gia đình càng tăng thì lo âu trước phẫu thuật của người bệnh càng giảm (r= -549; p < 0,001), sự hỗ trợ của nhân viên y tế càng cao thì sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật càng thấp (r= -671, p <0,001).

Kết quả này cũng giống với kết quả của một số nghiên cứu cùng sử dụng thang MDSS để đo lường sự hỗ trợ xã hội dành cho người bệnh. Nghiên cứu của Đỗ Cao Cường (2013) cho thấy có mối liên quan nghịch giữa lo âu trước phẫu thuật với sự hỗ trợ của nhân viên y tế, tức là sự hỗ trợ càng cao lo âu trước phẫu thuật của người bệnh càng giảm.12 Nghiên cứu của tác giả Võ Thị Yến Nhi (2017) cũng chỉ ra có mối tương quan nghịch giữa sự hỗ trợ từ gia đình với điểm lo âu trước phẫu thuật (r= -0,5), có mối tương quan chặt giữa sự hỗ trợ từ nhân viên y tế với lo âu trước phẫu thuật (r= -0,57).39

Hiểu biết rõ được những tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của người bệnh trước phẫu thuật là vấn đề cần thiết trong q trình chăm sóc người bệnh trước phẫu thuật, từ đó tăng cường sự hỗ trợ của nhân viên y tế như cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến bệnh tật, tư vấn và đưa ra những lựa chọn phù hợp cho người bệnh trước phẫu thuật là vơ cùng cần thiết góp phần làm giảm lo âu của họ.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ lo âu trước phẫu thuật của người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 64 - 67)