- Về thời gian chờ phẫu thuật, trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận thờ
4.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của người bệnh với tình trạng lo âu trước phẫu thuật
bệnh gãy xương
Để kiểm định sự khác biệt và tìm hiểu mối liên quan giữa sự lo âu trước phẫu thuật với một số đặc điểm chung, đặc điểm bệnh tật, đặc điểm thông tin về bệnh tật và đặc điểm lo âu của người bệnh, chúng tôi sử dụng đồng thời test thống kê Khi bình phương (χ2), hồi quy đơn biến và mơ hình hồi quy Logistic đa biến cho các biến định tính và sử dụng kiểm định tương quan Spearman cho các biến định lượng.
4.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của người bệnh với tình trạng loâu trước phẫu thuật âu trước phẫu thuật
Bên cạnh việc xác định tình trạng lo âu trước phẫu thuật của người bệnh gãy xương thì việc xác định các yếu tố liên quan đến lo âu trước phẫu thuật là bước quan trọng để đưa ra những hướng can thiệp phù hợp nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc giúp người bệnh giảm lo âu, cũng như sự hài lòng của người bệnh khi đến viện.
- Theo tổng quan tài liệu, có nhiều phát hiện khác nhau về mối liên quan giữa sự lo âu trước phẫu thuật với tuổi của người bệnh. Để tìm hiểu mối liên quan giữa tuổi của người bệnh với điểm lo âu trước phẫu thuật trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kiểm định tương quan Spearman, kết quả cho thấy có sự tương quan yếu giữa điểm lo âu với tuổi người bệnh (r = - 0,2; p = 0,008), tuổi người bệnh càng cao thì điểm lo âu càng giảm. Bên cạnh đó để kiểm tra sự khác biệt về tỷ lệ lo âu giữa các nhóm tuổi chúng tơi tìm một điểm
cắt để so sánh. Sau khi tìm nhiều điểm cắt cho độ tuổi của người bệnh, chúng tôi nhận thấy tại điểm cắt ở độ tuổi 50 là sự khác biệt về tình trạng lo âu có ý nghĩa nhất, cụ thể là nhóm người bệnh có độ tuổi ≤ 50 tuổi có tỷ lệ lo âu cao gấp 3,49 lần nhóm người bệnh có độ tuổi > 50, sự khác biệt có ý nghĩa với p = 0,043 (bảng 3.13). Điều này có thể là do những người trẻ tuổi ít có kinh nghiệm nằm viện hoặc phẫu thuật hơn người lớn tuổi, như trong nghiên cứu của chúng tôi, phần đa những người lớn tuổi đã trải qua một lần phẫu thuật. Theo đó, cuộc phẫu thuật có thể là tình huống sức khỏe đầu tiên và tồi tệ nhất mà những người bệnh trẻ tuổi đang trải qua. Ngoài ra, những người bệnh trẻ tuổi, người bệnh dưới 50 tuổi thường đang là lao động chính và là trụ cột về kinh tế trong gia đình cho nên khi bị gãy xương, họ lo sợ bị tàn tật suốt đời không thể sinh hoạt, lao động được bình thường như trước khi bị bệnh.
Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của David Ryamukuru (2019) trên 151 người bệnh chờ phẫu thuật tại bệnh viện trường đại học Y Kigali ở Rwanda, người bệnh lớn tuổi ít lo âu hơn những người bệnh trẻ tuổi.5
Một nghiên cứu của Jafar, M.F tại Pakistan, kết quả cũng chỉ ra rằng tuổi tác được coi là một yếu tố góp phần trong việc dự đốn mức độ lo âu trước phẫu thuật, khi tuổi tác tăng lên, mức độ lo âu giảm xuống với p <0,001.63 Theo một nghiên cứu khác về lo âu trước phẫu thuật của người bệnh phẫu thuật tạo hình khớp của Rasouli MR và cộng sự (2016), kết quả chỉ ra rằng những người bệnh trẻ tuổi có mức độ lo âu nhiều hơn những người bệnh lớn tuổi.31
- Về giới tính: Trong y văn có những phát hiện khác nhau về mối quan hệ giữa lo âu trước phẫu thuật và giới tính. Tuy nhiên, những phát hiện vẫn cịn được tranh luận. Trong nghiên cứu này, kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt về lo âu trước phẫu thuật giữa người bệnh là nam và nữ (p = 0,28). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Banu Cevik (2018) tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng khơng có mối liên quan giữa giới tính và mức độ lo âu trước phẫu thuật của người bệnh tại khoa Ngoại tổng quát trường đại
học Y Istanbul.64 Một nghiên cứu khác về lo âu trước phẫu thuật tim ở Tây Ban Nha của tác giả Hernandez và cộng sự (2014) cũng chỉ ra rằng khơng có sự khác biệt về mức độ lo âu giữa nam và nữ.10 Theo kết quả nghiên cứu của Võ Thị Yến Nhi (2017) tại bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lo âu trước phẫu thuật của người bệnh nam và nữ (8,46 ± 4,12 so với 9,0 ± 3,87, p=0,45).39
Ngược lại, một số nghiên cứu về lo âu trước phẫu thuật ở các quốc gia khác cho thấy người bệnh có giới tính nữ lo âu nhiều hơn nam. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Henok Mulugeta và cộng sự (2018) tại Tây bắc Ethiopia chỉ ra rằng giới tính có liên quan đáng kể tới mức độ lo âu trước phẫu thuật của người bệnh.9 Một nghiên cứu tại Pakistan cũng cho kết quả lo âu trước phẫu thuật ở nữ cao hơn nam có ý nghĩa thống kê.63 Theo kết quả đánh giá lo âu trước phẫu thuật của Fatma Celik tại Thổ Nhĩ Kỳ, điểm lo âu của người bệnh nữ cao hơn người bệnh nam là đáng kể với p = 0,000.73 Sự khác nhau về mối liên quan này giữa các nghiên cứu có thể giải thích là do sự khác biệt về địa điểm, văn hóa và tơn giáo của đối tượng nghiên cứu.
- Khi xem xét đến các đặc điểm về nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân và bảo hiểm y tế. Kết quả phân tích hồi quy đơn biến cho thấy những người bệnh có nghề nghiệp khơng phải là là cơng nhân viên chức có tỷ lệ lo âu cao gấp 4.14 lần những người có nghề nghiệp là cơng nhân viên chức, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,001. Những người bệnh không được hưởng bảo hiểm y tế có tỷ lệ lo âu cao gấp 3,5 lần những người được hưởng bảo hiểm y tế, sự khác biệt này có ý nghĩa với p = 0,039.
Điều này có thể giải thích là do phần đơng người bệnh trong nghiên cứu là nông dân, bên cạnh đó đa số người bệnh có trình độ học vấn là giáo dục phổ thông trở xuống nên chủ yếu là lao động tự do, có mức thu nhập thấp và khơng ổn định. Vì vậy, khi bị bệnh tật nói chung hay phải trải qua cuộc phẫu thuật nói riêng thì gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh là rất lớn. Do vậy,
những người có nghề nghiệp là cơng nhân viên chức nhà nước (vẫn được hưởng lương khi nằm viện) hay việc được hưởng bảo hiểm y tế khám chữa bệnh giúp họ phần nào giảm được gánh nặng về kinh tế khi phải nằm viện. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy Logistic đa biến (bảng 3.13) chỉ ra rằng biến số nghề nghiệp (p = 0,150) và biến số được hưởng bảo hiểm y tế (p= 0,191) của người bệnh lại khơng thực sự có ảnh hưởng đến sự lo âu trước phẫu thuật. Điều này có thể là do người bệnh gãy xương cịn có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác. Vì vậy khi đưa biến số nghề nghiệp và bảo hiểm y tế vào phân tích hồi quy đa biến cùng với các biến số khác, kết quả sẽ bị thay đổi.
Khơng có sự khác biệt về lo âu trước phẫu thuật giữa các nhóm trình độ học vấn (p = 0,071), tình trạng hơn nhân (p = 0,098) và người chăm sóc chính (p=0,775). Điều này có thể lý giải là mặc dù có sự khác nhau về trình độ học vấn xong do sự phát triển của xã hội, đặc biệt là mạng internet và các thiết bị thông minh cầm tay nên việc tiếp cận được các thông tin liên quan đến bệnh tật giữa các đối tượng có trình độ học vấn khác nhau là không khác biệt.
Tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu về mức độ lo âu trước phẫu thuật tại Cộng hòa Séc của tác giả Homzová, P (2015)66 và của tác giả Fatma Celik tại Thổ Nhĩ Kỳ (2018)73 chỉ ra rằng khơng có mối liên quan giữa trình độ học vấn với mức độ lo âu trước phẫu thuật của người bệnh. Một nghiên cứu khác của tác giả Banu Cevik (2018) về lo âu của người bệnh trước phẫu thuật cho thấy trình độ học vấn và tình trạng hơn nhân của người bệnh không ảnh hưởng đến mức độ lo âu của người bệnh.64 Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Jafar MF tại Pakistan cũng chỉ ra nghề nghiệp của người bệnh khơng có liên quan đến sự lo âu trước phẫu thuật.63