Mơ hình hồi quy các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu trước phẫu thuật của người bệnh

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ lo âu trước phẫu thuật của người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 48 - 52)

thuật của người bệnh

Bảng 3.13. Kết quả phân tích hồi quy Logistic đa biến một số yếu tố liên quan tới tình trạng lo âu trước phẫu thuật của người bệnh

Yếu tố Phân tích đa biến

p OR 95%CI

Tuổi ≤ 50 tuổi> 50 tuổi 0,043 3,491 1,04-11,73-

Nghề nghiệp CN/VC 0,150 0,15 0,43 – 5,34

Khác 1 -

Bảo hiểm y tế Không 0,191 2,90 0,59 – 14,36

Có 1 -

Chẩn đốn Gãy xương chi dưới 0,001 8,28 2,35 – 29,18

Gãy xương chi trên 1 -

Tiền sử phẫu thuật Khơng 0,001 7,25 2,04 – 25,23 Có 1 - Thơng tin về cách điều trị Khơng 0,061 3,34 0,95 – 11,76 Có 1 - Thơng tin về cách phẫu thuật Khơng 0,003 4,47 1,44 – 16,98 Có 1 -

Nhận xét: Phân tích sử dụng mơ hình hồi quy Logistic đa biến với một số

biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc là lo âu trước phẫu thuật, kết quả cho thấy:

Mơ hình hồi quy Logistic đa biến có ý nghĩa thống kê với p = 0,001 giải thích cho 64,5% sự biến thiên của lo âu trước phẫu thuật ở người bệnh gãy xương. Nếu như các yếu tố khác trong mơ hình khơng thay đổi thì nhóm người bệnh gãy xương chi dưới có tỷ lệ lo âu cao gấp 8,28 lần so với người bệnh gãy xương chi trên, sự khác biệt này có ý nghĩa với p = 0,001. Nhóm

người bệnh lần đầu trải qua phẫu thuật có tỷ lệ lo âu cao gấp 7,25 lần nhóm người bệnh đã từng trải qua ít nhất một lần phẫu thuật trước đó (p = 0,001).

Nhóm người bệnh dưới 50 tuổi có tỷ lệ lo âu cao gấp 3,49 lần nhóm người bệnh trên 50 tuổi (p = 0,043). Những người bệnh không nhận được thơng tin về phương pháp phẫu thuật có tỷ lệ lo âu cao gấp 4,47 lần những người nhận được thông tin về phương pháp phẫu thuật (p = 0,003).

BÀN LUẬN

Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tình trạng lo âu và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật gãy xương.

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm chung của người bệnh

- Trong 176 người bệnh phẫu thuật gãy xương theo chương trình từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 03 năm 2021, về giới có 124 người bệnh nam chiếm tỉ lệ 70,5%. Tỷ lệ nam/nữ trong kết quả của chúng tôi cao hơn so với kết quả của các nghiên cứu về lo âu trước phẫu thuật vùng bụng tại Thái Nguyên13 là 42/40, tại Phú Thọ12 là 48/42 và tại Hà Nội11 là 78/69. Một đánh giá mức độ lo âu ở người bệnh chờ phẫu thuật tại Rwanda năm 20195 cho thấy tỷ lệ nam giới chiếm 63,6%; đánh giá sự lo âu trước phẫu thuật của người bệnh phẫu thuật theo chương trình tại Thổ Nhĩ Kỳ73 năm 2018, tỉ lệ nam là 52,1%. Khác với các nghiên cứu trên, một số nghiên cứu lại có tỷ lệ nam ít hơn nữ như tại Sri Lanka tỉ lệ này là 36/64,44 tại Pakistan63 là 108/192.

Sự khác nhau về tỷ lệ đặc điểm giới tính trong nghiên cứu của chúng tôi so với kết quả của các nghiên cứu trên có thể là do có sự khác nhau về bệnh phẫu thuật, người bệnh trong nghiên cứu của chúng tơi là người bệnh gãy xương. Điều này có thể giải thích do đặc điểm về giới tính có liên quan đến những cơng việc nặng hay những thói quen của việc uống rượu bia, tham gia giao thông cũng làm tăng khả năng bị tai nạn gây gãy xương.

- Về độ tuổi, tuổi trung bình trong nghiên cứu chúng tơi là 37,92 ± 15,51 tuổi, người bệnh có tuổi cao nhất trong nghiên cứu là 81 tuổi, thấp nhất là 18 tuổi. Kết quả này cũng gần với kết quả của tác giả Phạm Quang Minh và cộng sự năm 2020,99 (tuổi trung bình của người bệnh là 43,46 ± 15.63 tuổi) và thấp hơn so với kết quả của một số nghiên cứu khác về sự lo âu trước phẫu thuật bụng. Theo kết quả của Nguyễn Hồng Long,11 tuổi trung bình của người bệnh là 55,2 ± 15,1; kết quả của Trần Anh Vũ (2018)13 tuổi trung bình của

người bệnh là 50,3 ± 14,8 tuổi, kết quả của Đỗ Cao Cường (2013)12 tuổi trung bình của người bệnh là 46,76 ± 14,93 tuổi.

Sự khác biệt này có thể giải thích là do các nghiên cứu có sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu của chúng tơi, nhóm tuổi người bệnh chủ yếu là lứa tuổi ≤ 40 tuổi chiếm 64,2%, đây là nhóm tuổi tương đối trẻ, có thể do nhóm tuổi này thường xuyên phải di chuyển, tham gia giao thông, làm những cơng việc nặng và nguy hiểm hơn nên có nguy cơ cao bị các tai nạn.

- Về trình độ học vấn, đa số người bệnh có trình độ giáo dục phổ thơng trở xuống chiếm 75,6%; người bệnh có trình độ từ Cao đẳng/đại học trở lên chiếm 24,5%. Kết quả này tương tự với kết quả của một số nghiên cứu tại Thái Nguyên, theo kết quả của Trần Anh Vũ (2018),13 có 70,7% người bệnh có trình độ giáo dục phổ thông trở xuống và 29,3% có trình độ từ Cao đẳng/đại học trở lên; theo kết quả của Trần Văn Lợi (2014),38 tỷ lệ này lần lượt là 71% và 26%. Khác với một nghiên cứu tại Hà Nội,11 tỷ lệ người bệnh có trình độ giáo dục phổ thơng trở xuống là 51%, trình độ trung cấp trở lên là 45,6%.

Điều này phù hợp với đặc điểm dân cư của đối tượng nghiên cứu, người bệnh trong nghiên cứu này sinh sống chủ yếu ở tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh miền núi phía Đơng Bắc, đặc biệt là ở các huyện miền núi nên việc theo học ở các cấp cao hơn là rất khó khăn với mức sống của người dân. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên lại có nhiều cụm công nghiệp, các doanh nghiệp chỉ cần các lao động phổ thông nên việc chỉ học hết phổ thơng là họ có thể làm việc trong các khu cơng nghiệp hoặc lao động kinh doanh buôn bán tự do quanh các cụm cơng nghiệp đó.

- Về nghề nghiệp, nghề nghiệp của người bệnh được chia làm 5 nhóm nghề chính, người bệnh có nghề nghiệp là Nơng dân chiếm 41,5%; Công nhân/viên chức chiếm 26,7%; học sinh/sinh viên là 8,5%; hưu trí 3,4% và tự

do là 19,9%. Sự phân bố về nghề nghiệp này là phù hợp và có thể giải thích được do đặc điểm dân cư của người bệnh trong nghiên cứu này sinh sống chủ yếu ở tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh miền núi phía Đơng Bắc nên tỷ lệ người dân làm nơng nghiệp là nhiều. Bên cạnh đó, đa số người bệnh có trình độ học vấn từ giáo dục phổ thông trở xuống (75,6%). Kết quả này cũng gần giống với kết quả nghiên cứu về sự lo âu trước phẫu thuật vùng bụng tại Phú Thọ, 51,1% người bệnh làm nông12 và kết quả nghiên cứu về lo âu trước phẫu thuật bụng tại Thái Nguyên, có 23% là nhân viên văn phịng.38

- Về tình trạng hơn nhân, trong số 176 người bệnh tham gia nghiên cứu có 129 người bệnh đã kết hơn và sống cùng vợ/chồng chiếm tỉ lệ 73,3%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Anh Vũ (2018), tỉ lệ người bệnh kết hôn chiếm 82,9%13 và kết quả nghiên cứu của Đỗ Cao Cường, tỉ lệ người bệnh đã kết hơn chiếm 85,6%12. Có sự chênh lệch về tỉ lệ người bệnh đã kết hôn và sống cùng vợ/chồng có thể là do độ tuổi trung bình của người bệnh trong nghiên cứu của chúng tơi (37,92 ± 15,51 tuổi) thấp hơn so với các nghiên cứu trên, nhóm từ 18 – 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 38,1%, ở lứa tuổi này thường chưa kết hôn.

- Về bảo hiểm y tế, trong 176 người bệnh tham gia nghiên cứu, đa số người bệnh được hưởng bảo hiểm khám chữa bệnh chiếm 73,9%. Điều này có thể được giải thích do chính sách bảo hiểm y tế tồn dân của Nhà nước giúp cho người dân có cơ hội được tham gia đóng bảo hiểm y tế kể cả những người là lao động tự do hay nông dân. Việc được hưởng bảo hiểm y tế khám chữa bệnh giúp cho người dân giảm được phần nào gánh nặng về kinh tế khi phải nằm viện, đặc biệt là khi trải qua những cuộc phẫu thuật với chi phí tốn kém.

So sánh kết quả này với các nghiên cứu khác, chúng tơi chưa tìm thấy nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ lo âu trước phẫu thuật của người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w