Các hoạt động quản lý đang được thực hiện tại Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 (Trang 55 - 63)

3.3. Đánh giá hiện trạng xử lý vi phạm và quản lý CTNH tại tỉnh Quảng Ninh

3.3.4. Các hoạt động quản lý đang được thực hiện tại Quảng Ninh

a. Năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH của tỉnh:

Đối với năng lực xử lý CTNH tại tỉnh hiện tại, xử lý dầu thải công suất 4.000 lít/ngày, lị đốt CT 200kg/giờ, chủ yếu đốt giẻ lau dính dầu mỡ. Cơng tác thu gom, vận chuyển CTNH, hiện có 4 đơn vị với năng lực vận chuyển khoảng 10.000 tấn/năm (CT chủ yếu dầu, mỡ thải).

Đối với các loại CT như dầu máy, bình ắc quy xe ơtơ, mơ tơ đã qua sử dụng… chưa được các chủ nguồn thải quan tâm coi trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và đời sống của người dân địa phương. Một số trường hợp đã có hành vi vận chuyển trái phép dầu máy đã qua sử dụng, thu mua gom từ các tàu thuyền ngư dân trên vịnh Hạ Long; vận chuyển các thùng phuy đựng dầu máy đã qua sử dụng và các thùng phuy này được mua gom tại các điểm thu mua phế liệu trên địa bàn phát hiện tại cơ sở thu mua phế liệu (ắc quy xe ô tô, xe máy) đã qua sử dụng, mua gom tại các điểm sửa chữa ô tô, xe máy trên địa bàn... Song điều đáng nói ở đây là hiện cơng tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh chưa được các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện theo đúng quy định pháp luật về BVMT. Đặc biệt, chủ các nguồn thải CTNH, các đối tượng thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý CTNH không thực hiện đúng TT số 12/2011/BTNMT. Thậm chí một số cá nhân đã lợi dụng việc được cấp phép hoạt động thu mua phế liệu để thu gom cả CTNH. Do đó, việc nắm và thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT ở một số doanh nghiệp, người dân chưa nghiêm.

Nhằm hạn chế mức độ gây ô nhiễm môi trường của các CTNH này và ý thức BVMT của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Hiện nay, Quảng Ninh tiếp tục triển khai thực hiện TT số 12/2011/BTNMT. Đến nay công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh đã triển khai hướng dẫn làm thủ tục lập hồ sơ đăng ký, quản lý CTNH cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh CTNH đồng thời tăng cường công

tác kiểm tra đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện công tác quản lý CTNH, tập trung vào các nội dung:

- Thu gom toàn bộ các loại CTNH phát sinh từ cơ sở.

- Lưu trữ, bảo quản CTNH trong các nhà kho đúng quy cách. Có mái che, tường bao và nền bê tông kiên cố, đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, đảm bảo khơng rị rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra mơi trường, có dán nhãn ghi đầy đủ các thông tin về CTNH theo quy định.

- Chuyển giao CTNH cho các đơn vị được cấp phép hành nghề vận chuyển, xử lý CTNH.

Qua công tác thanh, kiểm tra công tác quản lý CTNH đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh cho thấy: Đa số các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc kê khai, quản lý CTNH, báo cáo định kỳ công tác quản lý CTNH theo quy định. Tuy nhiên, còn một số đơn vị chưa thực hiện công tác thu gom, lưu trữ CTNH và chuyển giao CTNH cho đơn vị được cấp phép trong thời hạn quy định.

Qua kiểm tra đã phát hiện và yêu cầu các đơn vị chưa thực hiện đăng ký chủ nguồn thải CTNH phải thực hiện ngay việc đăng ký chủ nguồn thải CTNH; đối với các đơn vị có khối lượng CTNH phát sinh thực tế lớn hơn 15% sơ với khối lượng đăng ký - Sở TN&MT đã phối hợp cùng các đơn vị xem xét điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH phù hợp với khối lượng phát sinh thực tế.

Hầu hết các đơn vị sau khi được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH đã thực hiện báo cáo tình hình phát sinh và quản lý CTNH hàng năm theo quy định; tiến hành thống kê, kiểm tra tình hình quản lý CTNH của ngành Y tế: có 20/22 đơn vị y tế có lị đốt CTR y tế và 21/22 đơn vị có hệ thống xử lý CT lỏng. Đối với CT y tế đã qua sử dụng: Bông, băng, gạc, bơm kim tiêm, vỏ chai, dây, kim truyền dịch, vỏ ống, lọ thuốc, lam kính, ống tuýt, chất loại bỏ từ cơ thể,… đơn vị đã tiến hành phân loại rác và cho vào các túi màu xanh, vàng, đen rồi đem xử lý theo quy trình được phân loại và xử lý tại nguồn.

b. Tình hình cấp Sổ đăng ký chủ vận chuyển, cấp phép hành nghề quản lý CTNH

Việc cấp sổ được thực hiện theo đúng hướng dẫn tại TT số 12/2011/BTNMT. Sở TN&MT Quảng Ninh đã cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các đơn vị tính đến tháng 6/2012 là 540 sổ chủ nguồn thải CTNH. Tổng khối lượng CTNH trung bình phát sinh trong năm được quản lý là: 3.289 tấn/năm (trong đó cơng nghiệp: 897.349 kg; KTKS 1.775, 622 kg; điện 276.998 kg; y tế 168.204 kg; dịch vụ 152.018 kg) bao gồm các loại: dầu thải, ắc quy axit chì thải, má phanh ô tô thải ...

Bảng 3.5. Công tác cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH hàng năm tại tỉnh Quảng Ninh (ĐVT: sổ) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số 78 60 78 73 118 133 540

(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường Quảng Ninh, 2012)

c. Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:

Việc cụ thể hóa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT, đặc biệt là hoạt động Quản lý CTNH theo quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ- CP ngày 31/12/2009 quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT đã góp phần đảm bảo việc thực thi Luật Bảo vệ mơi trường có hiệu quả. Việc triển khai áp dụng Nghị đình này đối với cơng tác quản lý CTNH có sức răn đe, các quy định về thi hành cưỡng chế đã được áp dụng đã làm tăng hiệu quả quản lý, đáp ứng yêu cầu đặt ra nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của CTNH đến môi trường.

Trong năm 2009, Chi cục BVMT Quảng Ninh đã tiến hành kiểm tra công tác BVMT với 81 đơn vị và thanh tra về môi trường tại 25 đơn vị, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 18 đơn vị. Sáu tháng đầu năm 2010, thanh kiểm tra 73 đơn vị và xử phạt 18 đơn vị. Đoàn thanh kiểm tra phát hiện một số đơn vị chưa thực đúng quy định trong hoạt động quản lý CTNH như: Thu gom, lưu trữ không đúng theo

quy định; chuyển giao CTNH cho các đơn vị chưa được cấp phép hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ; khơng có chứng từ chuyển giao CTNH …và yêu cầu các đơn vị dừng hoạt động sai quy định trên và thực hiện quản lý CTNH theo đúng quy định của nhà nước.

Công tác phát hiện, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến quản lý CTNH trên địa bàn được tiến hành mạnh mẽ, nhất là từ khi lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về Môi trường Công an tỉnh Quảng Ninh được thành lập. Từ khi thành lập lực lượng (tháng 10/2007) đến nay, gần 5 năm, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về Môi trường Công an tỉnh đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 40 vụ, tang vật vi phạm: 206.900 lít dầu thải, 171,147 tấn ắc quy chì đã qua sử dụng và nhiều loại CTNH khác. Qua kiểm tra, bắt giữ và xử lý cho thấy các đối tượng đã có hành vi vi phạm như: Thu gom, lưu trữ không đúng theo quy định; chuyển giao CTNH cho các đơn vị chưa được cấp phép hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ; khơng có chứng từ chuyển giao CTNH …[Nguồn: Số liệu thống kê của Phịng

Cảnh sát PCTP về Mơi trường Quảng Ninh].

Nhìn chung tất cả các loại hình sản xuất đều phát sinh CTNH. Mỗi loại hình hoạt động chứa các loại CT đặc trưng. Hiện nay, Sở TN&MT của tỉnh đã tiến hành điều tra để có đánh giá đầy đủ phục vụ cho công tác quản lý.

Hình 3.1. Một số hình ảnh về cơ sở tái chế CTNH trái phép bị phát hiện, kiểm tra ở Quảng Ninh

* Đánh giá chung về công tác quản lý CTNH tại Quảng Ninh

Sở TN&MT Quảng Ninh là một trong những cơ quan quản lý về môi trường ở địa phương trong cả nước làm tốt và có nhiều thành tích về quản lý mơi trường, nhất là trong việc hướng dẫn, quản lý theo đúng các quy định về quản lý CTNH. Tính đến hết năm 2012, Chi cục BVMT đã cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho 540 đơn vị. Tổng khối lượng CTNH trung bình phát sinh (theo Sổ đăng ký chủ nguồn CTNH là trên: 3.000 tấn/năm).

Nhìn chung, cơng tác bảo BVMT của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2006 - 2012 đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, trong đó có một số kết quả nổi bật:

Củng cố kiện toàn bộ máy quản lý về BVMT tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp:

* Đối với các cơ quan nhà nước cấp tỉnh:

Xây dựng bộ máy tổ chức của Chi cục BVMT Quảng Ninh, hiện có 25 người. Tháng 10/2007, thành lập Phịng Cảnh sát PCTP về Mơi trường - Công an tỉnh Quảng Ninh (PC 49), hiện số lượng cán bộ là 24 người.

Tăng cường lực lượng Thanh tra môi trường - Sở TN&MT là 4 người. Trung tâm Quan trắc và Phân tích Mơi trường hiện có 40 người.

Ban quản lý vịnh Hạ Long đã thành lập Phịng Quản lý Mơi trường (năm 2009).

* Đối với các địa phương cấp huyện:

Tại các huyện, TX, TP trong tỉnh đã thành lập Phòng TN&MT và bố trí từ 1 - 2 cán bộ chuyên trách về mơi trường.

TP Hạ Long, ng Bí, Cẩm Phả có Đội Cảnh sát phịng, chống tội phạm về Môi trường trực thuộc Công an thành phố, với từ 5 đến 9 cán bộ chiến sỹ.

Tuy nhiên, phần lớn cấp xã đều chưa có cán bộ chuyên quản về BVMT (TP Hạ Long có 16/20 phường có cán bộ chun quản, ng Bí có 7/10 cán bộ chun quản, Cẩm Phả hiện có 16/16 phường có cán bộ kiêm nhiệm…).

Hầu hết các doanh nghiệp đều đã có cán bộ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách quản lý môi trường. Trong đó có một số đơn vị ngành than đã thành lập phịng quản lý mơi trường.

Hình 3.2. Sơ đồ các bên liên quan có trách nhiệm quản lý CTNH

* Những khó khăn trong cơng tác quản lý CTNH tại Quảng Ninh

- Thiếu hụt các văn bản pháp lý: Các cơ sở pháp lý hiện có về quản lý CTNH cịn chưa đầy đủ, chưa hồn thiện, cần bổ sung thêm để phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là cơ sở pháp lý thống nhất giữa các địa phương trong tỉnh và giữa các ban ngành với nhau, quy chế cụ thể về cơ chế phối hợp quản lý, các quy định và tiêu chuẩn liên quan tạo điều kiện cho các nhân và các doanh nghiệp thực hiện.

- Công tác quy hoạch quản lý chưa hợp lý: Quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh hiện nay cịn mang tính tự phát, chưa hiệu quả. Thực tế việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa gắn kết chặt chẽ với công tác BVMT, việc cấp phép kinh doanh/cấp phép đầu tư chưa đồng bộ với các thủ tục môi trường, vẫn tồn

Sở xây dựng

Sở Tài nguyên và mơi trường

Phịng Tài ngun mơi trường huyện,

thị xã Sở Y tế, sở Tài chính Sở giao thông Sở Kế hoạch và đầu tư Tổ môi trường phường, xã Ban quản lý các KCN Chi cục bảo vệ môi trường Bộ Tài nguyên môi trường Các bên liên quan chịu trách nhiệm pháp lý

tại quan niệm chủ quan “ưu tiên phát triển kinh tế- xã hội” trong đại đa số cán bộ quản lý nhà nước chuyên trách.

- Công tác tổ chức thực hiện quản lý: Cơng tác quản lý CTNH chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành khác, đặc biệt là Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Sở y tế,… cũng như tại các cơ sở thu mua, tái chế phế liệu chưa được thực hiện.

- Về nguồn kinh phí đầu tư: Kinh phí đầu tư cho các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý đòi hỏi rất cao, đặc biệt kinh phí đầu tư cho xử lý. Hiện nay, các đơn vị xử lý tư nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh là Công ty TNHH Tái Sinh - TCN nguồn vốn đầu tư tư nhân 100% và tự tìm nguồn vốn đầu tư nâng cấp mở rộng sản xuất. Như vậy, họ chỉ chú trọng đến lợi nhuận kinh tế thông qua việc lựa chọn các đơn vị có lượng phế liệu cao, đẩy đơn giá xử lý của các đơn vị phát sinh nhiều rác khơng có giá trị tái chế lên cao, gia tăng thêm áp lực cho các đơn vị này.

- Quản lý CTNH tại nguồn: Quản lý CTNH tại nguồn của doanh nghiệp ở nhiều nơi còn đơn giản, thiếu sự đầu tư cần thiết để quản lý CTNH đúng cách. Ở nhiều nơi, tình trạng thu gom, thải bỏ chung CTNH với rác sinh hoạt còn phổ biến. Hình thức lưu giữ lâu dài khơng kiểm sốt tại nguồn phát sinh để chờ nhà nước thu gom, xử lý là phổ biến, tỷ lệ tự xử lý và tiêu huỷ CTNH cịn tương đối cao. Ngồi ra, ý thức trách nhiệm của nhiều chủ nguồn thải về an toàn lao động trong khâu phân loại tại nguồn chưa cao là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khoẻ của người lao động.

- Công tác giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng: Trong thời gian qua, công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét về ý thức BVMT. Nhận thức chung của doanh nghiệp về an tồn, sức khoẻ và mơi trường trong quản lý CTNH hiện còn ở mức giới hạn. Vấn đề xã hội hố trong dịch vụ quản lý CTNH cịn chưa hợp lý. Khái niệm giảm thiểu CTNH và sản xuất sạch hơn còn xa lại đối với nhiều doanh nghiệp và cộng đồng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 (Trang 55 - 63)