Các công nghệ xử lý CTNH đang được áp dụng tại Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 (Trang 63 - 65)

3.3. Đánh giá hiện trạng xử lý vi phạm và quản lý CTNH tại tỉnh Quảng Ninh

3.3.6. Các công nghệ xử lý CTNH đang được áp dụng tại Quảng Ninh

a. Kỹ thuật giảm thiểu chất thải tại nguồn:

Chỉ các doanh nghiệp lớn có tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14000 quan tâm đến việc giảm thiểu CT tại nguồn, số này chiếm khoảng 14,5% trong tổng số 1.045 doanh nghiệp.

Kỹ thuật giảm thiểu CTNH tại nguồn có thể áp dụng cho tất cả các nhà máy có quy mơ khác nhau từ nhỏ đến lớn, với công nghệ đơn giản đến phức tạp. Các kỹ thuật hiện nay có thể đơn giản là sự thay đổi chế độ vận hành cho đến việc áp dụng các kỹ thuật, thiết bị hiện đại tiên tiến.

b. Kỹ thuật phân loại, lưu trữ:

* Phân loại CT: Theo khảo sát thực tế tại 1045 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bao gồm cả trong và ngoài KCN, việc phân loại và lưu chứa CT đối với đa số các doanh nghiệp là chưa đúng theo quy định. Kết quả khảo sát như sau:

- Số cơ sở có tiến hành phân loại riêng biệt CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp và CTNH: 180 cơ sở (chiếm 17,22%), trong đó có 30 cơ sở phân loại CTNH theo đúng Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT – Danh mục CTNH (chiếm 2,87%). - Số cơ sở có phân loại CTR sinh hoạt, CTR cơng nghiệp và CTNH nhưng chưa triệt để, chỉ chú trọng đến phần chất thải có giá trị tái chế: 640 cơ sở (chiếm 61,24%).

- Số cơ sở không phân loại CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp và CTNH: 225 cơ sở (chiếm 21,53%).

* Lưu trữ chất thải: Tổng kết từ các thông tin thống kê về quy định lưu chứa CT bao gồm: lưu chứa trong kho hoặc các thùng chứa, ngăn chứa riêng, khơng rị rỉ CTNH ra mơi trường, có mái che, có biển cảnh báo cho từng loại CT và cho khu vực lưu chứa cho thấy:

- Số cơ sở có kho lưu chứa riêng cho các loại CTR sinh hoạt, CTNH, đảm bảo không mưa ướt và không đổ tràn ra mơi trường: 520 cơ sở (chiếm 49,78%) trong đó có 30 cơ sở có thùng chứa/ngăn chứa riêng cho từng loại CTNH.

- Số cơ sở có kho chứa CT tạm thời: 287 cơ sở (chiếm 27,46%). - Số cơ sở khơng có kho lưu chứa CT: 238 cơ sở, (chiếm 22,77%).

c. Kỹ thuật vận chuyển:

* 15,3% khối lượng CTNH được thu gom, vận chuyển đúng quy định, các phương tiện đảm bảo tính chun dụng có thùng kín, có kế hoạch và các thiết bị ứng phó sự cố (một số cịn gắn thiết bị định vị tồn cầu GPS), có dán biển báo nguy hại…

* 75,8 % CT được vận chuyển bằng các xe tải thông thường, chưa đạt yêu cầu đối với CT (đặc biệt là CTNH)

* 8,9% CT chở bằng các xe cải tiến hoặc xe ba bánh…, CT còn rơi vãi khắp nơi và nguy hiểm cao.

* Việc vận chuyển các loại bao bì, thùng chứa nhiễm CTNH của các đơn vị thu mua phế liệu diễn ra thường xuyên trên các thiết bị không chuyên dụng.

d. Kỹ thuật tái chế, xử lý, tiêu hủy:

Hiện nay các doanh nghiệp phát sinh chất thải tự tìm nguồn dịch vụ thu gom, xử lý CTNH trên nguyên tắc giá thành chi phí xử lý thấp mà không quan tâm đến các phương pháp kỹ thuật xử lý. Các kỹ thuật xử lý hiện nay:

* Dầu, nhớt phế thải: Xử lý theo phương pháp chưng cất bao gồm các công

đoạn: Chưng cất; Hệ thống xử lý tách nước; Hệ thống tách cặn, tạp chất; Hệ thống tinh chế dầu; Hệ thống xử lý khí.

* Chất thải nhiễm kim loại nặng: Bùn thải, bộ mạch điện tử, bản cực, hóa chất, tro thải, sơn… Phân loại, phân tách kim loại khỏi hỗn hợp (đốt, phản ứng, hịa tan bằng hóa chất, phân tách kim loại).

* Dung môi hữu cơ: Áp dụng cơng nghệ chưng cất, trích ly để thu hồi dung

mơi hữu cơ. Q trình trích ly thường được ứng dụng để tách hoặc thu hồi các chất hữu cơ có lẫn trong chất thải dầu mỡ, dung mơi, hóa chất bảo vệ thực vật… Sau khi trích ly, ta thường thu hồi lại dung môi bằng cách chưng cất hỗn hợp; Hỗn hợp chất lỏng bay hơi ở những nhiệt độ sôi khác nhau.

* Các CT độc hại hoặc CT có chứa hàm lượng hữu cơ cao: CTNH hữu cơ

như cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật, vải nhiễm hóa chất nguy hại, chất nhiễm bẩn dầu mỡ, than hoạt tính đã sử dụng, Tất cả được thiêu đốt trong những lị đốt chun dụng hoặc cơng nghiệp như lò nung xi măng.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Công ty TNHH Tái Sinh – TCN có đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, thiết bị, phương tiện để xử lý bằng các phương pháp kể trên.

Tháng 5/2006 cơ sở xử lý dầu nhớt thải của Cơng ty chính thức đi vào hoạt động, với cơng suất từ 3.000 - 4.000 lít/ngày. Nguồn ngun liệu chính là dầu thải động cơ, được mua gom từ nhiều nơi trên địa bàn thành phố Cẩm Phả và một số địa phương khác. Sản phẩm làm ra là dầu diezen tái sinh được dùng chủ yếu cho các lị đốt và súc rửa máy móc, thiết bị.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)