Xuất Quy trình quản lý kỹ thuật CTNH trên địa bàn Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 (Trang 77 - 87)

- Đơn vị thu gom/vận chuyển có thể do Cơng ty dịch vụ cơng ích hoặc các cơng ty tư nhân đấu thầu để đảm trách thực hiện công tác này và chịu sự quản lý của Sở TN&MT. Sau khi tiến hành thu gom CTNH từ các nhà máy, phải thực hiện lưu kho, phân loại (đối với đơn vị khơng có chức năng vận chuyển phải hợp đồng với đơn vị vận chuyển), vận chuyển CTNH đi xử lý.

+ Đối với CTR cơng nghiệp có thể tái sinh tái chế, các doanh nghiệp có thể tự hợp đồng với các đơn vị tư nhân đảm nhiệm việc thu gom vận chuyển.

+ CTNH được vận chuyển theo lộ trình và lịch trình đã đề ra và thường xuyên liên lạc thông tin dữ liệu với cấp quản lý, CTNH phải được thu gom và vận chuyển

riêng biệt.

- Đối với các làng nghề sản xuất có phát sinh CTNH, cần hợp đồng với đơn vị thu gom để được thu gom và xử lý theo đúng quy định như đối với CTNH.

- Khi đến khu xử lý CTNH sẽ được giao lại cho khu xử lý với đầy đủ chứng từ có liên quan.

* Ưu điểm:

- Phương án này thể hiện sự phân cơng trách nhiệm và chủ trương xã hội hóa để mọi thành phần kinh tế cùng tham gia.

- Phù hợp với các KCN đã hình thành.

- Các cơ sở có nhiều đầu mối để chuyển giao CTNH nên có nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ tốt nhất.

- Góp phần làm gia tăng chất lượng dịch vụ do có sự cạnh tranh.

* Nhược điểm:

- Địi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải tập trung nhiều nguồn lực để quản lý, kiểm tra, giám sát.

- Khó kiểm sốt đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài KCN.

- Sự thiếu thống nhất và đồng bộ trong quản lý kỹ thuật CTNH dễ làm cho hệ thống bị xé vụn, vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước.

- Có thể xuất hiện hình thức cạnh tranh tiêu cực giữa các đơn vị dịch vụ thu gom.

* Phân công trách nhiệm:

a. Chủ nguồn thải:

- Chịu trách nhiệm thu gom, lưu trữ CTNH tại nguồn (phải có kho lưu trữ đảm bảo các điều kiện tại cơ sở).

- Tiến hành phân loại thành phần CT theo quy định, đồng thời phải có cán bộ phụ trách về vấn đề môi trường và quản lý quá trình phân loại CT.

- Có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển CTNH.

b. Đơn vị thu gom, vận chuyển:

phép.

- Đối với những đơn vị chỉ thu gom nhưng khơng có chức năng xử lý CTNH, phải có nhà kho lưu giữ CT tạm thời hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý. - Có nhiệm vụ vạch tuyến thu gom và sắp xếp thời gian vận chuyển CTNH.

- Xe thu gom phải được trang bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ phục vụ cho cơng tác thu gom CTNH, đồng thời phải có các biện pháp ứng phó sự cố trên đường vận chuyển (PCCC, chất hấp phụ …).

- Mỗi xe thu gom phải đảm bảo có ít nhất 2 người: 1 tài xế và 1 nhân viên, nhân viên tham gia công tác thu gom vận chuyển CTNH phải được đào tạo các quy định về vận chuyển và ứng phó các sự cố liên quan đến CTNH.

- Phải có đầy đủ thiết bị thu gom, phù hợp với từng loại CT riêng biệt, CTNH phải được thu gom riêng.

3.5.2.3. Hoàn thiện, bổ sung, nâng cao thể chế về quản lý CTNH

a. Ban hành các văn bản pháp lý về quản lý CTNH

- Ngoài các văn bản pháp quy của Chính phủ về quản lý CTNH, tỉnh Quảng Ninh cần xây dựng một quy chế riêng về quản lý CTNH nhằm cân bằng hai lợi ích vừa thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm thiểu các tác hại đến mơi trường của CTNH. - Cần có chính sách ưu tiên đối với các nhà đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất sạch hơn.

- Tạo điều kiện cho việc hình thành các cơng ty vận chuyển và xử lý CTNH bằng các cơ chế chính sách miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ vốn đầu tư…

+ Cần khẩn trương hoàn tất quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý CTNH, trong đó làm rõ quy hoạch về thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH để làm căn cứ và định hướng cho các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

+ Quy định cụ thể các điều kiện tham gia quản lý CTNH, bao gồm năng lực về con người, trang thiết bị, cơ sở vật chất, khả năng kiểm sốt các chất ơ nhiễm thứ cấp, khả năng ứng phó tại chỗ trong những tình huống khẩn cấp nhằm đảm bảo không gây ra các sự cố, ô nhiễm môi trường.

+ Ban hành khung đơn giá thống nhất cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ các dạng CTNH khác nhau để làm tăng tính cạnh tranh trong các đơn vị cung ứng dịch vụ.

+ Ban hành các chính sách ưu đãi đất đai, thuế, tín dụng cho các cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH.

b. Xây dựng quy chế quản lý CTNH

Quy chế quản lý CTNH nhất thiết phải có sự tham gia của các ngành: 1-.Sở Tài nguyên và Môi trường – Chi cục BVMT:

- Chịu trách nhiệm quản lý chung về chuyên môn.

- Thực hiện công tác cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, các loại Giấy phép thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH.

- Thẩm định các dự án xử lý, chơn lấp CTNH.

- Kiểm tra, giám sát q trình phát sinh và xử lý CTNH. 2-.Ban Quản lý các KCN:

- Quy chế cần thiết phải nâng cao vai trò của Ban Quản lý các KCN (đơn vị quản lý trực tiếp các KCN) trong công tác quản lý CTNH, cụ thể:

- Sở TN&MT ủy quyền cho Ban quản lý các KCN (đơn vị quản lý trực tiếp các KCN) thực hiện các công tác quản lý về CTNH trong KCN.

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý CTNH trong KCN.

- Ban quản lý các KCN có trách nhiệm báo cáo định kỳ (3 tháng/lần) về Sở TN&MT tình hình thực hiện công tác quản lý CTNH trong các KCN.

3-. Công an tỉnh (Cảnh sát PCTP về Môi trường):

- Đây là lực lượng có chức năng giám sát, kiểm tra, bắt giữ xử lý các vi phạm liên quan đến CTNH, trong đó có năng lực đấu tranh với các hoạt động vận chuyển CTNH từ nơi phát sinh đến nơi lưu giữ hoặc xử lý cuối cùng.

c. Xây dựng các quy định về xử lý CTNH

- Tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh CTNH hoặc bên tiếp nhận, quản lý, xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh phải lập hồ sơ đăng ký với Sở TN&MT tỉnh.

- Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh CTNH phải chịu trách nhiệm phân loại, thu gom, bảo quản, xử lý hoặc hợp đồng chuyển giao CTNH cho bên tiếp nhận.

- CTNH phải được lưu trữ tạm thời tại các cơ sở phát sinh CT bằng thiết bị chuyên dụng và được cấp giấy phép vận chuyển CTNH thì mới được vận chuyển. Trong q trình vận chuyển, khơng được để rị rỉ, rơi vãi, phát tán CTNH ra ngồi mơi trường xung quanh. Tổ chức, cá nhân vận chuyển CTNH phải chịu trách nhiệm thu gom, xử lý, bồi thường và trách nhiệm hình sự nếu để xảy ra tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường trong q trình vận chuyển.

- CTNH phải được xử lý bằng công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hóa, lý, sinh học của từng loại CT để đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Cơ sở xử lý CTNH phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có khoảng cách an tồn về mơi trường và sức khỏe, khơng nằm trong ranh giới TP, TX, huyện, thị trấn và các khu đô thị thương mại, khu dân cư đã được quy hoạch.

+ Đã đăng ký danh mục CTNH được xử lý với Sở TN&MT và được phê duyệt.

+ Đã đăng ký và được Bộ TN&MT hoặc Sở TN&MT thẩm định cơng nghệ xử lý CTNH.

+ Có phương án và trang thiết bị phù hợp để phòng ngừa và ứng phó sự cố mơi trường và đảm bảo sức khỏe cho người làm việc trong cơ sở xử lý CT và dân cư ở ven cơ sở.

+ Được thiết kế, xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy trình cơng nghệ đảm bảo xử lý CTNH đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT.

3.5.2.4. Nâng cao nhận thức và năng lực quản lý CTNH

- Hiện nay, mức độ nhận thức và kiến thức về CTNH của các bên tham gia, trừ một số ngoại lệ, nói chung cịn rất thấp, thập chí khơng tồn tại. Vì vậy, cần có những cải thiện trong nhận thức và kiến thức về lĩnh vực này.

- Các chủ nguồn thải và các công ty quản lý CTNH thường thiếu nhận thức và kiến thức về: Quy chế quản lý CTNH; Tác động tiềm năng của CTNH; Các định nghĩa cơ bản và phân loại CTNH; Nhu cầu tách riêng, lưu giữ và dán nhãn phù hợp; Kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp.

- Các chủ nguồn thải CTNH cũng thiếu kiến thức về biện pháp phòng ngừa phát sinh, tái sử dụng và thu hồi CTNH, bao gồm công nghệ sạch. Các công ty quản lý CTNH cũng cần tăng kiến thức về: Xử lý CTNH; Thu gom và vận chuyển; Các kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là trường hợp đổ tràn và tai nạn giao thông.

- Cán bộ của Sở TN&MT, Ban quản lý KCN, Phịng TN&MT các huyện cần có năng lực để:

+ Đào tạo và nâng cao nhận thức của chủ nguồn thải CTNH, các Công ty quản lý CTNH và cộng đồng.

+ Đào tạo nhân viên của mình và những người có thẩm quyền khác trong địa phương.

+ Ngoài ra cũng cần đào tạo về kiểm soát, cưỡng chế và những nhiệm vụ khác được giao cho Sở TN&MT, Ban quản lý các KCN.

a. Tổ chức đào tạo, giáo dục, tuyên truyền:

Cần tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về CTR công nghiệp và CTNH cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh:

+ Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các thành viên của cơ sở sản xuất nhằm phổ biến kiến thức về hệ thống quản lý CTR công nghiệp và CTNH.

+ Nâng cao nhận thức cho các thành viên trong đơn vị: Về giảm thiểu CT tại nguồn; Về phân loại, thu gom và lưu trữ tại nguồn.

+ Kiểm tra giám sát các hoạt động quản lý CTR công nghiệp và CTNH trong phạm vi mỗi cơ sở sản xuất.

Kiến thức về quản lý nhà nước; Các quy định của nhà nước về BVMT, quản lý CTR, CTNH; Tác động và các khả năng giảm thiểu CT tại nguồn; Phân loại và các biện pháp xử lý, tiêu hủy CTNH...

b. Phát huy vai trò cộng đồng tham gia quản lý CTNH là một cơng việc thực tiễn giúp cho: Cộng đồng có vai trị và tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với cơng tác quản lý mơi trường nói chung và CTNH nói riêng. Các mơ hình quản lý CTNH thành cơng trên thế giới đều có sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng là yếu tố quyết định mọi thành công trong công tác BVMT. Các biện pháp cụ thể: Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của người dân, từ đó nâng cao ý thức chấp hành, thực thi luật pháp, chính sách và triển khai các biện pháp BVMT... là nền tảng cơ bản cho thành cơng của cơng tác này. Đa dạng hóa các hình thức nâng cao nhận thức, có sự tham gia và phối kết hợp của các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, đoàn thể, hội…

+ Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, tivi. + Tuyên truyền tại cơ sở như trong nhà máy, khu dân cư.

+ Tuyên truyền trong các ngày lễ, phát động phong trào. + Tổ chức các khóa đào tạo, lớp tập huấn.

+ Tham gia vào các buổi mit tinh, lễ phát động phong trào.

Thông báo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cho cộng đồng dân cư địa phương biết để kiểm tra, giám sát việc thực hiện và có phản hồi.

* Khuyến khích cộng đồng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước BVMT; phát triển

phong trào quần chúng; xây dựng mơ hình BVMT lồng ghép các mơ hình kinh tế - xã hội; huy động cộng đồng đóng góp nguồn lực... Đồng thời cần phải xác định mơ hình xã hội hóa BVMT nào là phù hợp với đặc điểm của từng địa phương để áp dụng thành mơ hình điển hình.

* Khuyến khích khu vực đơ thị người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn theo mơ hình 3R:

niên/cựu chiến binh... tự quản; Thành lập đội vệ sinh tự quản cho từng khu phố... - Khu vực nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng làng sinh thái (Đông Triều, Quảng Yên...); Áp dụng và nhân rộng một số loại mơ hình VAC, RVAC, phát triển nơng nghiệp sạch...

- Đối với khu vực dân cư nuôi trồng thủy, hải sản trên biển: Thành lập tổ thu gom CTR; xây dựng cam kết BVMT; thành lập tổ thanh tra, giám sát, phát hiện và tố cáo các hành vi phá hoại môi trường và khu vực nuôi trồng thủy sản,…

- Huy động các tổ chức đoàn thể tham gia BVMT với các phong trào như: Thiếu nhi vì màu xanh quê hương; Xây dựng trang trại trẻ; Phong trào tình nguyện của thanh niên BVMT; Thành lập các tổ phụ nữ tự quản thu gom rác.

* Phổ biến tuyên truyền để người dân:

- Hiểu biết về văn bản pháp quy như Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 về việc ban hành quy chế quản lý CTNH hay Thông tư 12/2006/TT- BTNMT và Quyết định 23/2006/TT-BTNMT vấn đề đầu tiên trong quản lý CTNH. Tất cả các doanh nghiệp tiến hành khảo sát, điều tra đều đã qua tập huấn về Thông tư 12 và Quyết định 23, bước đầu đã có ý thức về việc xem xét đăng ký chủ nguồn thải. Đối với các bệnh viện được khảo sát về cơng tác BVMT ngồi việc tuân thủ các quy định chung, họ cịn có quy định ngành riêng biệt, do đó quy chế quản lý CT y tế đã được ban hành và triển khai tại bệnh viện nên có thể nói bệnh viện đã được đầu tư hệ thống xử lý CT nói chung cũng như hệ thống thu gom phân loại. Đối với các cơ sở bệnh viện lớn, họ đã ý thức tốt và hiểu biết về các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý CT. Một số cơ sở doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh ngoài việc cập nhập những văn bản pháp luật còn xây dựng những quy định riêng cho quản lý CT như Tập đoàn than (Vinacomin)…

- Nâng cao năng lực của các cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý CTNH ở các cấp độ khác nhau (ở các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp).

Vấn đề thường xuyên gặp phải trong khai báo CTNH là không phân biệt được CTNH cần xử lý và CTR có thể tái chế. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong

quá trình xác định ngưỡng CTNH để tham gia đăng ký chủ nguồn thải, khó khăn trong việc tìm kiếm doanh nghiệp phân tích để đánh giá CTNH. Một số khác lại nhầm lẫn khi đánh mã CTNH dẫn đến đánh sai hoặc bỏ sót CTNH.

Một thực tế cho thấy, nhiều cơ sở mặc dù có cán bộ chuyên trách về môi trường, nhưng cán bộ này phần lớn lại khơng có chun mơn về mơi trường hoặc phải kiêm nhiệm nhiều việc. Nhiều cơ sở lại thay đổi liên tục về sản xuất và nhân sự dẫn tới

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 (Trang 77 - 87)