Tác động của FDI tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 04 - Thu hút FDI chất lượng cao tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp - Th.S Ngô Ngân Hà (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT FDI CHẤT LƯỢNG CAO

2.1.2. Tác động của FDI tại Việt Nam

a. Về kinh tế

❖ Đóng góp vào GDP: Có thể thấy, cơ cấu khu vực FDI trong GDP có xu hướng

tăng dần từ năm 2005 đến nay. Năm 2005, khu vực FDI đóng góp 15,16% trong tăng trưởng GDP. Con số này có xu hướng tăng đều đến năm 2008, mặc dù có giảm nhẹ vào năm 2009 và năm 2010, nhưng sau đó tiếp tục tăng trở lại và tăng dần đến 20,35% vào năm 2019. Kết quả này cho thấy, khu vực FDI ngày càng có những đóng góp trực tiếp rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế (Đỗ Thị Thu, 2020).

❖ Đóng góp vào ngân sách nhà nước: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

đóng góp ngày càng cao vào ngân sách nhà nước cho thấy khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có vai trị quan trọng hơn vào phát triển kinh tế xã hội trong nước. Năm 2019, số thu về các sắc thuế nội địa (không kể dầu thô) của khu vực doanh nghiệp FDI là 210.234 tỷ đồng, tăng 12,8% so với năm 2018. Đối chiếu với số nộp ngân sách nhà nước khu vực doanh nghiệp FDI các năm trước cho thấy, tốc độ tăng về số nộp ngân sách nhà nước của khu vực này năm 2019 cao hơn so với hai năm trước liền kề, gần bằng mức tăng của năm 2016 so với năm 2015 (Huyền Thu, 2021)

❖ Đóng góp vào tổng vốn đầu tư tồn xã hội: Các số liệu thống kê cho thấy, tăng

trưởng kinh tế có mối tương quan thuận chiều với tốc độ tăng thu hút FDI thực hiện hàng năm ở Việt Nam. Vốn FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Việc gia tăng vốn FDI được giải ngân sẽ làm mở rộng quy mô sản xuất của các ngành kinh tế, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Vốn FDI thực hiện đạt 20,38 tỷ USD, chiếm khoảng 1/4 tổng vốn đầu tư tồn xã hội và đóng góp 20,35% trong giá trị GDP năm 2019) (Đỗ Thị Thu, 2020).

❖ Đóng góp vào xuất khẩu: Bên cạnh đó, FDI cũng giúp đẩy mạnh xuất khẩu,

đóng góp vào thặng dư cán cân thương mại của Việt Nam, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP. Những đóng góp này ngày càng được nâng cao. Giá trị xuất khẩu hàng hoá của khu vực doanh nghiệp FDI chiếm 27% vào năm 1995 và tăng gấp gần 3 lần lên tới 71,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước vào năm 2020. Mặc dù, nhập khẩu của khu vực FDI đạt 168,8 tỷ USD, chiếm tới 64,3% kim ngạch nhập khẩu của cả nước nhưng tính chung cho năm 2020, khu vực FDI đã xuất siêu 33 tỷ USD không kể dầu thô, giúp bù

đắp 15,6 tỷ USD nhập siêu của khu vực doanh nghiệp trong nước, từ đó đảo ngược cán cân thương mại của Việt Nam về kết quả xuất siêu 19,1 tỷ USD (Đỗ Thị Thu, 2020).

b. Về xã hội

❖ Khả năng tạo thêm việc làm: Số lượng lao động làm việc trong doanh nghiệp

FDI đã tăng từ 330 nghìn năm 1995 lên 1,5 triệu năm 2007 và khoảng 3,6 triệu lao động vào năm 2017. Tốc độ tăng lao động của khu vực FDI rất cao, đạt bình quân 7,6%/năm giai đoạn 2005 - 2017, gấp gần 4 lần tăng trưởng lao động của nền kinh tế, trong khi khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước chỉ tăng tương ứng 0,5%/năm và 1,9%/năm. Ngoài ra, khu vực đầu tư nước ngồi có thể tạo ra thêm từ 2 đến 3 việc làm gián tiếp/1 lao động trực tiếp ở các khu vực khác của nền kinh tế (Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt, 2021).

❖ Tăng thu nhập người lao động: Xét ở góc độ tiền lương, theo nghiên cứu của

Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, tiền lương bình quân của người lao động trong khu vực FDI cao hơn so với các khu vực khác. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân một lao động một tháng năm 2013 đạt 6,6 triệu đồng, thấp hơn mức 9,6 triệu đồng của khu vực doanh nghiệp nước ngoài, nhưng cao hơn mức 5,1 triệu đồng của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, tuy nhiên mức độ chênh lệch về lương đang có xu hướng thu hẹp lại và tốc độ tăng lương của khu vực FDI không cao (Tổng cục Thống kê, 2016).

❖ Nâng cao năng suất lao động: Năng suất lao động của khu vực FDI luôn cao

hơn đáng kể so với khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước. Năm 2017, năng suất lao động (tính theo giá so sánh 2010) của khu vực FDI gấp 3,7 lần năng suất chung của nền kinh tế, gấp 1,3 lần khu vực Nhà nước, gấp 7,4 lần khu vực ngoài Nhà nước. Nguyên nhân là do vốn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 58,4% tổng vốn đầu tư đăng ký), với quy mô đầu tư lớn hơn, sử dụng nhiều công nghệ hơn. Sự dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động đang làm việc của khu vực FDI trong tổng lao động (dù mới đạt gần 5%) đã đóng góp khoảng 29,3% cho tăng trưởng năng suất lao động chung của nền kinh tế trong giai đoạn 2006 – 2016 (Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt, 2021).

c. Về môi trường

Nhiều doanh nghiệp FDI chưa tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường khi đầu tư sản xuất, kinh doanh vào Việt Nam. Một khảo sát được thử hiện bởi

nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đối với 200 doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam vào năm 2013 chỉ ra rằng 100% doanh nghiệp FDI được khảo sát có hệ thống xử lý chất thải, nhưng chỉ có 41,7% hệ thống đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của Việt Nam; 11,1 % trong số đó đạt tiêu chuẩn của nước đầu tư; 8,3% hệ thống có thể tái tạo năng lượng; Chỉ có 55,6% doanh nghiệp được khảo sát cho biết việc lựa chọn công nghệ sản xuất là nhằm giảm ơ nhiễm hơn và có đến 72,2% doanh nghiệp FDI được hỏi cho biết lý do lựa chọn công nghệ sản xuất là nhằm giảm chi phí (Đinh Khánh Lê, 2018).

Ở một nghiên cứu điều tra 80 doanh nghiệp FDI được cơng bố trên tạp chí Khoa học ĐHQGHN năm 2015 cho biết, đối với mức độ ô nhiễm mà hoạt động của mình gây ra, khoảng 51% các doanh nghiệp cho rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình là khá ô nhiễm tới môi trường, chủ yếu các doanh nghiệp này hoạt động trong ngành thuộc da, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm... 40% các doanh nghiệp cho rằng mức độ ô nhiễm môi trường do họ gây ra là hơi ô nhiễm chủ yếu thuộc các ngành giấy, gang thép, khai khống, 9% các doanh nghiệp cịn lại cho rằng họ không gây ô nhiễm môi trường tập trung ở ngành du lịch, lắp ráp và khơng có doanh nghiệp nào tự đánh giá là hoạt động của họ gây ô nhiễm môi trường rất nặng. Các đánh giá này cho thấy các doanh nghiệp mà bản chất hoạt động sản xuất có khả năng gây ơ nhiễm mơi trường cao hồn tồn nhận thức được các vấn đề của họ. Tuy nhiên thái độ vẫn là dè dặt né tránh khi đa số mới chỉ nhận ở mức độ trung bình (Đinh Đức Trường, 2015).

Đầu tư và chi phí thường xun cho bảo vệ mơi trường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi đầu tư và chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Về loại hình doanh nghiệp thì tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước có đầu tư bảo vệ mơi trường nhiều nhất là 75,7%; doanh nghiệp ngoài nhà nước 26,5% và và 55,5% doanh nghiệp FDI có đầu tư này. Cịn tỷ lệ doanh nghiệp có chi phí thường xun cho bảo vệ mơi trường thì doanh nghiệp nhà nước cũng dẫn đầu với 78,7%; doanh nghiệp ngoài nhà nước là 28,2% và 52,2% doanh nghiệp FDI có chi phí thường xun này (Trung tâm Thơng tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, 2016).

Một phần của tài liệu 04 - Thu hút FDI chất lượng cao tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp - Th.S Ngô Ngân Hà (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)