Chiến lược của các nhà đầu tư

Một phần của tài liệu 04 - Thu hút FDI chất lượng cao tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp - Th.S Ngô Ngân Hà (Trang 54 - 55)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT FDI CHẤT LƯỢNG CAO

3.1. Bối cảnh tác động đến thu hút FDI chất lượng cao tại Việt Nam

3.1.4. Chiến lược của các nhà đầu tư

Việt Nam muốn thu hút được vốn FDI chất lượng cao thì ngồi yếu tố hồn thiện về mơi trường đầu tư, về các chính sách đối ngoại, về hoạt động xúc tiến…còn phải quan tâm đến chiến lược của các nhà đầu tư nước ngoài. Trên thế giới hiện nay bị chi phối nhiều bởi các nhà đầu tư lớn đó chính là MNCs, TNCs và nhà đầu tư đến từ các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… Những nhà đầu tư nước ngồi này có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư quốc tế, có uy tín trong kinh doanh…chiến lược kinh doanh của họ có xu hướng đầu tư vào các ngành công nghệ cao, ngành chế tác, sử dụng lao động có tay nghề và vào khu vực có nhiều triển

vọng trong kinh doanh. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển đã từng bước giảm dần những hạn chế như nới lỏng các chính sách thương mại, chính sách tài chính, tiền tệ làm cho các dòng vốn FDI chất lượng cao vào các nước đang phát triển thuận lợi hơn. Đặc biệt, nhiều nước phát triển chủ động làm giảm tính hấp dẫn đầu tư trong nước, tạo ra yếu tố đẩy dòng vốn đầu tư ra nước ngoài. Chẳng hạn, từ thập kỷ 80 bên cạnh giá lao động trong nước tăng nhanh, Mỹ đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất, cịn Nhật Bản thì tăng thuế doanh thu đối với đầu tư trong nước nhưng lại giảm thuế lợi tức cho các cơng ty đầu tư ra bên ngồi, nhất là các nước đang phát triển. Một số nước thì tăng giá đồng nội tệ, thả nổi tỷ giá, thực hiện tự do hoá thị trường vốn, ký hiệp định song phương và đa phương…chính sách nhập khẩu của các nước phát triển dành cho các nước đầu tư phát triển cũng có lợi như nới lỏng hạn ngạch, giảm thuế nhập khẩu hàng hóa…từ đó đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư từ các nước phát triển đầu tư sang các nước đang phát triển sau đó lại xuất hàng hố trở lại tiêu thụ ở chính quốc để có lợi nhuận cao hơn so với sản xuất nội địa. Đối với các nhà đầu tư đến từ khu vực nói tiếng Trung như Trung Quốc, Hồng Kơng, Đài Loan… thì chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực chế biến, lắp ráp, khai thác tài nguyên thì những quốc gia hay địa phương có ưu thế về tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ sẽ có rất nhiều cơ hội để thu hút các nhà đầu tư này. Tuy nhiên, với những ngành khai thác, chế biến, lắp ráp… thì giá trị gia tăng mang lại cho nền kinh tế là thấp lại ảnh hưởng nhiều đến môi trường và nhiều vấn đề an sinh xã hội khác không được đảm bảo.

Một phần của tài liệu 04 - Thu hút FDI chất lượng cao tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp - Th.S Ngô Ngân Hà (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)