CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT FDI CHẤT LƯỢNG CAO
2.2. Thực trạng chính sách thu hút FDI chất lượng cao
2.2.1. Chính sách về pháp luật và thủ tục hành chính
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực như thành lập tổ cơng tác đặc biệt nhằm đón đầu làn sóng đầu tư khi thế giới tái định vị chuỗi cung ứng và sản xuất
sau dịch Covid-19, thông qua Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp với nhiều sửa đổi quan trọng về đầu tư, cũng như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Anh - Việt Nam (UKVFTA); các FTA lớn như FTA Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang tạo ra các cơ hội lớn để Việt Nam hội nhập, tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất thế giới, lựa chọn các dự án FDI có chất lượng để tiến lên các nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Chiến lược thu hút vốn FDI của Việt Nam tiếp tục xu hướng chuyển từ “thu hút bằng mọi giá” sang “thu hút có chọn lọc”; chuyển từ “thu hút thụ động” sang “thu hút chủ động”; chuyển từ “thu hút dựa trên hiệu quả tài chính và quy mơ dự án” sang “thu hút dựa trên hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường” nhằm tăng năng lực sản xuất quốc gia, tính lan tỏa giữa khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, với quan điểm hợp tác đầu tư nước ngồi win-win, trong đó “win” đối với khu vực doanh nghiệp trong nước là nhận được sự hỗ trợ từ nguồn lực bên ngoài để rút ngắn giai đoạn phát triển và khoảng cách lạc hậu về công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với giá trị gia tăng cao. Do đó, “chọn lọc” trong Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hồn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 là gắn với tiêu chí cơng nghệ, mơi trường, đặc biệt là cam kết hợp tác đưa doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi cung ứng tồn cầu (Trang thơng tin điện tử Logistics Việt Nam, 2021).
Việt Nam đã thực hiện chính sách chủ động thu hút đầu tư nước ngồi có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả công nghệ và bảo vệ mơi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu; ưu tiên các dự án có cơng nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất gắn với đào tạo nhân lực. Trên cơ sở định hướng thu hút FDI chất lượng cao, cơng tác xây dựng chính sách trong thời gian tới tập trung vào một số nhóm sau:
Khung pháp lý
Theo Nghị quyết 94/NQ-CP ban hành ngày 20/8/2021 về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2021, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cần tập trung đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp
luật có quy định chồng chéo, mâu thuẫn, khơng cịn phù hợp với thực tiễn, đang gây khó khăn, cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay.
Chính phủ cơ bản thông qua Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung 10 luật, bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật Thi hành án dân sự; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật Doanh nghiệp; Luật Điện lực.
Việc sửa đổi các luật này nhằm giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn còn tồn tại giữa các luật, bảo đảm sự thống nhất, khắc phục những vướng mắc trong thực hiện; cắt bỏ những thủ tục hành chính khơng cần thiết nhằm giảm chi phí, thủ tục cho doanh nghiệp; khơi thông mọi nguồn lực cho đầu tư, kinh doanh; hỗ trợ phòng chống Covid- 19, thực hiện thắng lợi mục tiêu kép; tăng cường phân cấp, phân quyền đi liền với công tác kiểm tra, giám sát, quản lý nhà nước (Nghị quyết 94/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, 2021).
Chính sách ưu đãi đầu tư
Các chính sách ưu đãi hiện hành được điều chỉnh theo hướng chọn lọc ưu đãi dựa trên địa bàn đầu tư, chuyển dần ưu đãi dựa trên địa bàn, ưu đãi theo quy mô sang ưu đãi dựa theo ngành nghề, lĩnh vực cũng như ưu đãi dựa trên hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường. Việc điều chỉnh các chính sách ưu đãi cần được thực hiện sớm nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quy hoạch thu hút đầu tư, cũng như góp phần hạn chế tối đa tình trạng cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các địa phương.
Chính sách thu hút đại bàng
Chiến tranh Hoa Kỳ - Trung Quốc leo thang và dịch Covid-19 bùng phát là động lực thúc đẩy quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng và tái cơ cấu đầu tư của các tập đồn đa quốc gia. Vì vậy, nhiều nước đặc biệt là các nước ASEAN, đã đưa ra nhiều ưu đãi, hỗ trợ nhằm thu hút dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc, đặc biệt là các dự án quy mô lớn và các công ty đa quốc gia. Bên cạnh sự hấp dẫn từ mơi trường chính trị ổn định, kiểm sốt tốt dịch Covid-19, Việt Nam cũng có nhiều động thái như:
Thành lập tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài với nhiệm vụ chủ động các biện pháp linh hoạt, phù hợp để tiếp cận, đàm phán với các tập đồn lớn, cơng
nghệ cao, đứng đầu hoặc vận hành các chuỗi giá trị, nhằm vận động, xúc tiến, phù hợp với mục đích, yêu cầu hợp tác đầu tư cùng có lợi.
Quy định hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt áp dụng đối với các dự án đầu tư thành lập mới các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3 nghìn tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1 nghìn tỷ đồng trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư…
Cải cách thủ tục hành chính, mơi trường kinh doanh
Trong năm 2021, Chính phủ đã ban hành và thực hiện hiệu quả các Nghị quyết số 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với điểm nhấn là cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh; đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra chuyên ngành… Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam cũng thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện về cơ sở hạ tầng; nâng cao chất lượng và đảm bảo nguồn cung lao động có trình độ…(Trang thơng tin điện tử Logistics Việt Nam, 2021).
2.2.2. Chính sách về tài chính
❖ Về ưu đãi thuế
Ưu đãi thuế là một bộ phận của chính sách FDI ln đặt trong mối quan hệ với định hướng và tổng thể chính sách FDI. Do vậy, trong chính sách ưu đãi tài chính thường tập trung vào chính sách thuế như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:
Một là, đối với ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 1999, Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp thay thế cho Luật Thuế lợi tức. Theo đó, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã áp dụng nhiều ưu đãi để khuyến khích đầu tư như: Các cơ sở sản xuất mới thành lập được miễn thuế 2 năm đầu, được giảm 50% trong 2 năm tiếp theo. Nếu đầu tư vào những lĩnh vực, ngành nghề, vùng kinh tế được ưu đãi đầu tư sẽ hưởng mức thuế suất thấp hơn các dự án khác. Thời gian miễn giảm cao nhất là 13 năm (4 năm miễn, 9 năm giảm) ...
Sau thời gian cải cách thuế lần thứ ba (giai đoạn 2001-2010), để phục vụ các chiến lược và định hướng chuyển đổi nền kinh tế, hệ thống chính sách về thuế tiếp tục được cải cách lần thứ tư với thay đổi quan trọng nhất là giảm thuế suất thuế phổ thông. Cụ thể, mức thuế suất phổ thông qua các lần sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
theo xu hướng giảm từ 28% trong giai đoạn 2001-2008 xuống còn 25% trong giai đoạn 2009-2013, 22% trong giai đoạn 2014-2015 và 20% từ ngày 01/01/2016...
Hiện nay, mức thuế suất ưu đãi cao nhất là 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các dự án đầu tư mới trong một số lĩnh vực đặc thù, khuyến khích phát triển như công nghệ thông tin, phần mềm, năng lượng tái tạo, lĩnh vực bảo vệ môi trường...
Hai là, ưu đãi về thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Từ năm 1991, chính sách thuế nhập
khẩu đã cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp FDI, nguyên liệu nhập khẩu để gia cơng cho phía nước ngồi. Giai đoạn 1995-2000, Chính phủ tiếp tục cải cách thuế xuất, nhập khẩu theo hướng khuyến khích nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất (hầu hết thuế nhập khẩu là 0%) hơn là hàng tiêu dùng; ưu tiên khuyến khích xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến (thuế suất 0%) hơn là đối với hàng hố ở dạng ngun liệu thơ...
Nhằm đáp ứng các yêu cầu cam kết hội nhập, đồng thời hoàn thiện các chính sách ưu đãi xuất khẩu và thu hút FDI, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiếp tục được cập nhật, sửa đổi trong các năm 2001, 2005 và 2016. Từ năm 2016 đến nay, chính sách ưu đãi được áp dụng theo Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016. Theo đó, Luật đã bổ sung doanh nghiệp cơng nghệ cao, doanh nghiệp khoa học - công nghệ, tổ chức khoa học - công nghệ được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được trong thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất; bổ sung quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo.
❖ Về ưu đãi đất đai
Trước ngày 30/6/2014, các ưu đãi về đất đai được chia theo 2 hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất, áp dụng giảm số tiền phải nộp ở các mức 20%, 30%, 50% hoặc miễn giảm về thời hạn 7 năm, 11 năm, 15 năm. Từ đầu tháng 7/2014 đến nay, các ưu đãi về đất đai thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định quy định chi tiết về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Theo đó, Nhà nước đã thống nhất áp dụng hình thức cho thuê đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất - kinh doanh, có tính thời hạn và theo từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời, để thu hút đầu tư, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính đất đai tại các
khu kinh tế, khu cơng nghệ cao, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao với mức ưu đãi cao hơn các dự án đầu tư thơng thường...
Ngồi ra, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, hỗ trợ về đất đai đối với doanh nghiệp như: (i) Giảm 50% tiền thuê đất trong giai đoạn 2011-2014; (ii) Điều chỉnh giảm tỷ lệ tính đơn giá thuê đất chung từ 1,5% (quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP) xuống còn 1% (quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP) và UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ trong khung từ 0,5-3% theo từng khu vực, tuyến đường tương ứng với từng mục đích sử dụng đất để áp dụng thu tiền thuê đất tại địa phương; (iii) Áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất trong việc xác định giá đất để tính thu tiền thuê đất (Bùi Thị Yên, 2020).
2.2.3. Chính sách về cơ sở hạ tầng
Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển. Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ, vốn đầu tư, gây ra những “nút cổ chai kết cấu hạ tầng” ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.
Thực tế trên thế giới hiện nay, những quốc gia phát triển cũng là những nước có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại. Trong khi đó, hầu hết các quốc gia đang phát triển có hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển. Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang là ưu tiên của nhiều quốc gia đang phát phát triển, trong đó có Việt Nam và một số thành viên GMS. Ở Việt Nam với quan điểm “Cơ sở hạ tầng đi trước một bước”, trong những năm qua Chính phủ đã dành một mức đầu tư cao cho phát triển cơ sở hạ tầng. Khoảng 9 – 10% GDP hàng năm đã được đầu tư vào ngành giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh…
Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời gian qua tương đối ổn định và có nhiều dấu hiệu khởi sắc (tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2017 đã vượt mức kế hoạch đề ra, ước tính khoảng 6,7% cả năm). Nợ cơng có xu hướng giảm. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông đã được quan tâm đầu
tư, tới nay đã một phần đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại về kinh tế – xã hội, cũng như đón đầu dòng vốn FDI chất lượng cao đang dần dịch chuyển vào Việt Nam.
Để có thể đón đầu sự dịch chuyển của dịng vốn đó, Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao (đặc biệt là hạ tầng giao thông) và xác định đây là một trong ba khâu đột phá chiến lược gồm: (i) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (ii) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số cơng trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
Theo kế hoạch, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc, theo đó từ nay đến 2020, sẽ hồn thành thi cơng 654 km/ khoảng 1.300 km đương cao tốc Bắc – Nam theo hình thức PPP (nhà nước tham gia đóng góp khoảng 40% tổng mức đầu tư), Nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1435 mm trên trục Bắc – Nam (QĐ 214/QĐ-TTg); hệ thống đường bộ, đường sắt Việt Nam đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, Tiểu vùng Mê Kông mở rộng và đường sắt xuyên Á; hệ thống cảng biển đáp ứng tốt nhu cầu thơng quan về hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa; nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng hàng khơng quốc tế Long Thành có vai trị và quy mơ ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực; phát triển giao thông đô thị hướng tới văn minh, hiện đại; tiếp tục đầu tư các tuyến đầu mối đô thị lớn như các tuyến vành đai