CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT FDI CHẤT LƯỢNG CAO
3.1. Bối cảnh tác động đến thu hút FDI chất lượng cao tại Việt Nam
3.1.1. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Trong q trình tồn cầu hóa, cách mạng cơng nghiệp 4.0 sẽ có tác động đáng kể đến Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Nói về thuận lợi: Kinh tế Việt Nam cũng sẽ có được các cơ hội tương tự với nền kinh tế toàn cầu khi bước vào cách mạng công nghệ 4.0 nhờ dân số trẻ, năng động với sự nhanh nhạy trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Nguồn lao động có trình độ chun mơn công nghệ thơng tin đã phát triển mạnh mẽ, có tính đột phá trong những năm qua. Lợi thế về ngành công nghệ thông tin khi được áp dụng mạnh mẽ trong các ngành khác là cơ hội cho lực lượng lao động Việt Nam tham gia vào những phân khúc tạo giá trị gia tăng cao…
Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo rất nhiều thách thức cho kinh tế Việt Nam và thu hút FDI chất lượng cao vào Việt Nam, xuất phát từ hiện trạng cơ cấu của nền kinh tế đang còn bất ổn. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (hệ số ICOR) của các doanh nghiệp khu vực nhà nước kém so với khu vực tư nhân. Sự bất cân bằng trong chính sách đã dẫn tới hệ số ICOR của khu vực vốn đầu tư nước ngồi FDI chất lượng cao có sự chênh lệch lớn so với khu vực ngồi nhà nước, mà trong đó tồn tại nhiều vấn đề trong sử dụng vốn như hiện tượng gian lận chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đã mang tính phổ biến... Cách mạng cơng nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh tới một số ngành kinh tế cột trụ của Việt Nam như: Nhóm ngành năng lượng; nhóm ngành dệt may, giày dép, thủ cơng mỹ nghệ; nhóm ngành cơng nghiệp chế tạo. Ở nhóm ngành năng lượng: ngành dầu khí và ngành điện đang bị đặt trước bối cảnh giảm phát dài hạn, do xu hướng thay đổi công nghệ hướng tới hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo giúp bảo vệ mơi trường… Với nhóm ngành dệt may, giày dép, thủ cơng mỹ nghệ, đây là nhóm 3 ngành xuất khẩu sử dụng nhiều lao động phổ thơng giá rẻ, có giá trị xuất khẩu tăng cao nhất của Việt Nam nhưng lại bị xếp vào nhóm ngành yếu kém, giá trị gia tăng thấp nhất khu vực châu Á. Nhóm ngành này đang bị mắc kẹt giữa hai chiến lược cạnh tranh trong bẫy thu nhập trung bình: Cạnh tranh đơn hàng bằng chi phí lao động giữa các thị 122 trường giá rẻ và cạnh tranh chi phí sản xuất bằng lao động với sản xuất bằng máy móc ở các nước phát triển. Cách mạng cơng nghiệp 4.0 sẽ
tác động mạnh nhất tới nhóm ngành cơng nghiệp chế tạo vốn là một trong những ngành thu hút nhiều FDI chất lượng cao nhất tại Việt Nam vì nó ln bị ảnh hưởng bởi những biến đổi của cơng nghệ trong kinh tế tồn cầu, cơ chế lan truyền công nghệ qua hoạt động xuất nhập khẩu
Quá trình hơn 30 năm thực hiện thu hút FDI đến nay, tuy bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới có nhiều thăng trầm nhưng Việt Nam ln đánh giá được tình hình và biết tận dụng cơ hội vượt qua các khó khăn thách thức. Nhờ đó, FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
Diễn đàn cải cách và Phát triển Việt Nam lần thứ nhất do Bộ Kế hoạch và Ðầu tư cho rằng trong thời đại công nghệ gắn với ý tưởng sáng tạo và đổi mới sáng tạo ngày nay trên nền tảng 4.0, những rào cản công nghệ truyền thống khơng cịn lớn nữa, mọi quốc gia đều có thể vươn lên và bứt phá. Đổi mới sáng tạo trên nền tảng 4.0 đã được xác định là một động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế trong giai đoạn tới. Ðây là điều kiện để Việt Nam không bị tụt hậu, nâng cao được năng lực đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia. Ðồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển. Việc tập trung thu hút FDI 4.0 chính là tạo động lực tăng trưởng mới nêu trên (Nguyễn Xuân Phúc, 2018).