CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT FDI CHẤT LƯỢNG CAO
3.2. Quan điểm và định hướng thu hút FDI chất lượng cao tại Việt Nam
3.2.1. Quan điểm thu hút FDI chất lượng cao tại Việt Nam
Trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được đồng thời khắc phục những khó khăn, hạn chế trong việc thu hút FDI chất lượng cao cần phải có những định hướng phát triển cụ thể. Việc thu hút FDI chất lượng cao cần hướng đến những quan điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
- Thứ hai, xây dựng, hồn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngồi cần phù hợp xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hoà với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất qn, cơng khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao.
- Thứ ba, việc thu hút FDI chất lượng cao phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch và chỉ đạo tập trung, thống nhất của trung ương đi đôi với phân cấp hợp lý cho các địa phương trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội và năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ...; đặc biệt chú trọng hiệu lực quản lý Nhà nước trong chức năng kiểm tra, giám sát, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
- Thứ tư, thu hút FDI chất lượng cao cần đa phương hoá, đa dạng hố đối tác, hình thức đầu tư, đan xen lợi ích trong hợp tác đầu tư nước ngồi và kết nối hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững; bảo vệ mơi trường, bảo đảm quốc phịng, an ninh, an sinh, trật tự, an tồn xã hội và nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.
3.2.2. Định hướng thu hút FDI chất lượng cao tại Việt Nam
Trên cơ sở những quan điểm thu hút FDI chất lượng cao, việc thu hút FDI chất lượng cao có những định hướng cụ thể như sau:
- Thứ nhất, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn hai lĩnh vực còn nhiều bất cập theo đánh giá của các FDI đó là hệ thống thủ tục, quy định hành chính và cơ sở hạ tầng. Cần tiếp tục đơn giản hóa quy trình thành lập doanh nghiệp, số hóa và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, thực hiện các cải cách nhằm hoàn thiện các khâu, bước cịn bất cập trong thủ tục hành chính về thuế và bảo hiểm xã hội, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và lợi thế so sánh với các nước trong khu vực.
- Thứ hai, đồng bộ các tiêu chí về dự án FDI chất lượng cao phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước và xu hướng khoa học công nghệ thế giới; tập trung phát triển hạ tầng và cải thiện quản lý một số khu công nghiệp trọng điểm dành riêng tiếp nhận các dự án FDI quan trọng.
- Thứ ba, tiếp tục xây dựng các danh mục dự án, lĩnh vực cần thu hút FDI chất lượng cao trong quy hoạch quốc gia tổng thể; chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch xúc tiến, vận động đầu tư chun ngành, chun nghiệp và có tính đặc thù cao, để tiếp cận, mời gọi, nghiên cứu đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu của các chủ đầu tư dự án FDI chất lượng cao, đặc biệt về bảo vệ sở hữu trí tuệ, khắc phục tình trạng tham
nhũng, cải thiện mơi trường cạnh tranh bình đẳng, các ưu đãi thuế, đất đai, lao động, cơ sở hạ tầng và thể chế quản lý liên quan…
- Thứ tư, chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngồi có chọn lọc, ưu tiên các dự án có cơng nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.