CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT FDI CHẤT LƯỢNG CAO
2.3. Đánh giá thực trạng thu hút FDI chất lượng cao tại Việt Nam
2.3.1. Một số kết quả
Trong bối cảnh dòng vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu suy giảm mạnh, kết quả thu hút FDI của Việt Nam vẫn tương đối khả quan với tổng vốn đăng ký đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020. Theo số liệu thống kê, những dự án thu hút dòng vốn FDI gần đây tập trung nhiều vào các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp chế biến. Cụ thể như lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có tổng vốn đăng ký trên 239 tỷ USD (chiếm 59,16% tổng vốn đầu tư), tăng 12,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020;
lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hịa có tổng vốn đăng ký trên 33,7 tỷ USD (chiếm 8,35% tổng vốn đầu tư), tăng 4,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020 (Đài Truyền Hình Việt Nam, 2021).
Với hàng loạt FTA thế hệ mới được ký kết như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… đã mở ra nhiều hướng hợp tác mới, rộng lớn và toàn diện cho Việt Nam. Nhờ ưu thế từ hàng loạt hiệp định FTA thế hệ mới cùng với quá trình cải thiện cơ chế chính sách và nâng cao môi trường đầu tư, dòng vốn FDI chất lượng cao đang đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng đây chính là thời cơ mở ra một kỷ nguyên mới trong thu hút FDI vào Việt Nam. Hai năm gần đây, xu hướng các công ty công nghệ đổ dồn đến Việt Nam ngày càng nhiều, thậm chí cịn có thể khẳng định chưa bao giờ làn sóng này mạnh đến thế. Ngay cả những nhà đầu tư lớn như Samsung, LG cũng đang liên tiếp mở rộng các hoạt động đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. Không chỉ là đầu tư cho sản xuất, cả Samsung và LG đều đang từng bước biến Việt Nam trở thành trung tâm R&D lớn của họ (Dương Hoàng Anh, Ngơ Ngân Hà, 2021).
Nhờ việc hồn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngồi trong những năm gần đây, mà dịng vốn FDI thế hệ mới có hàm lượng cơng nghệ cao dịch chuyển vào Việt Nam ngày càng nhiều. Tiêu biểu, trong năm 2019 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Cùng với đó, Quốc hội đã thơng qua các bộ luật quan trọng liên quan đến đầu tư - kinh doanh với nhiều điểm mới theo hướng đơn giản hóa thủ tục đầu tư, minh bạch, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, bổ sung cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án quy mơ lớn… (Đài Truyền Hình Việt Nam, 2021).
Dịch chuyển đầu tư trực tiếp nước ngoài sang Việt Nam trong những năm qua đã đạt những kết quả nhất định và có những đóng góp lớn trong phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Nguồn vốn FDI tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP cũng như tổng thu ngân sách nhà nước, ngồi ra nguồn vốn này cịn góp phần gia tăng tỷ trọng xuất khẩu đặc biệt là các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao. Mặt khác, tạo ra tác động lan tỏa góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ thơng qua q trình chuyển giao cơng nghệ và kỹ năng quản lý, tạo sức ép cạnh tranh, đổi mới công nghệ
đối với các doanh nghiệp trong nước. Khơng những thế, nguồn vốn FDI cịn tạo thêm việc làm và gia tăng thu nhập cho người lao động, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, đảm bảo sự ổn định kinh tế - xã hội trong dài hạn. Với đà phát triển vượt trội này, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi sẽ tiếp tục giữ một vai trị quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn sắp tới (Dương Hồng Anh, Ngơ Ngân Hà, 2021).
2.3.2. Một số hạn chế
Những năm gần đây, thông qua FDI thế hệ mới, Việt Nam đã thu hút và tích lũy được nhiều cơng nghệ hiện đại, nổi bật ở các lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thơng. Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt may, đóng giày… cũng đạt được những cơng nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực. Đây là môi trường thuận lợi, tạo cơ hội phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Tuy nhiên, đánh giá chung thu hút FDI thế hệ mới của Việt Nam thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế:
Thứ nhất, Việt Nam vẫn chưa đạt mục tiêu nâng cao đáng kể trình độ cơng nghệ và chuyển giao cơng nghệ thơng qua các doanh nghiệp FDI. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù công nghệ chuyển giao vào Việt Nam hầu hết là cơng nghệ có trình độ bằng hoặc cao hơn cơng nghệ sẵn có ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp FDI có cơng nghệ trung bình so với thế giới (80%), một phần đáng kể có cơng nghệ lạc hậu (14%) và chỉ có 6% có cơng nghệ cao, cơng nghệ tiên tiến, trong khi mục tiêu là 35- 40%.
Thứ hai, trình độ công nghệ, chuyển giao công nghệ, mối liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI còn yếu, hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và năng suất lao động từ các đối tác nước ngoài đến các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao. Theo điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI nhiều năm liền cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong chuỗi sản xuất của doanh nghiệp FDI cịn hạn chế. Đến năm 2017, chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp tư nhân trong nước là khách hàng cung cấp hàng hóa đầu vào của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Nhìn từ phía các doanh nghiệp FDI, liên kết với các công ty trong nước cũng rất yếu. Theo thống kê thì chỉ 26,6% giá trị đầu vào của doanh nghiệp FDI được mua tại Việt Nam, còn lại là mua từ chính các doanh nghiệp FDI khác. Các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cơng nghệ cao thường có xu hướng nhập
hàng hóa đầu vào từ chính nước của doanh nghiệp và có xu hướng ít sử dụng nhà cung cấp ở nước sở tại.
Thứ ba, các công nghệ được chuyển giao theo các dự án FDI thường là các công nghệ được đưa vào theo lợi ích của nhà đầu tư chứ không phải theo nhu cầu đổi mới cơng nghệ do phía Việt Nam chủ động đưa ra. Điều này sẽ hạn chế việc chuyển giao công nghệ tiên tiến cho doanh nghiệp nội như kỳ vọng và cam kết. Thực tiễn của ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam là minh chứng rõ nhất. Sau nhiều năm phát triển, hiện nay, cơng nghệ sản xuất ơ tơ khơng có nhiều cải thiện, vẫn chỉ dừng lại ở nhập khẩu linh kiện và lắp ráp. Tỷ lệ nội địa hoá chỉ 15-40%, chi phí sản xuất cao hơn khoảng 20% so với các nước khác trong khu vực ASEAN, đồng thời ngành Công nghiệp phụ trợ chỉ dừng lại ở sản xuất vài linh kiện đơn giản như ắc quy, lốp xe. Sau hơn 30 năm thu hút FDI, kết quả như vậy là hết sức hạn chế.
Thứ tư, mặc dù khu vực FDI luôn dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xuất khẩu, nhưng Việt Nam vẫn còn ở nấc thang khá thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu; sự liên kết giữa khu vực đầu tư nước ngồi và khu vực trong nước cịn lỏng lẻo, tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành công nghiệp thấp; giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm xuất khẩu không cao. Một số dự án đầu tư nước ngoài chưa đảm bảo tính bền vững, vẫn gây ơ nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, tài nguyên hoặc chưa chú ý đầy đủ tới yếu tố an ninh quốc phịng.
Thứ năm, trong q trình hoạt động tại Việt Nam, đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) vào ngành, lĩnh vực cơng nghệ cao, cơng nghệ tiên tiến cịn hạn chế, các công ty, tập đồn lớn khơng sẵn sàng thành lập các trung tâm R&D tại Việt Nam mà phần lớn sẽ tự cải biến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương.
Trong thời gian qua, hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư nước ngồi đã có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp với biến động của tình hình trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, nhiều chính sách cịn mang tính thụ động nhằm ứng phó với những nhân tố tác động đã hoặc đang xuất hiện, mà thiếu tính chủ động, ổn định trong dài hạn. Các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngồi cịn có hiện tượng chồng chéo, phân tán. Việc thiếu hệ thống các tiêu chí, điều kiện làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc phù hợp với định hướng, yêu cầu phát triển theo địa bàn, lĩnh vực là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả dịng vốn đầu tư nước ngồi, đặc biệt là dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thế hệ mới (Tạ Anh Tú, 2021).
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI CHẤT LƯỢNG CAO TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI