Tài chín h yếu tố quan trọng trong cuộc vận động bầu cử

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị cuộc bầu cử tổng thống mỹ năm 2008 – những đánh giá và nhận xét (Trang 30 - 36)

Barack Obama và John McCain cũng bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề đang rất được các cử tri Mỹ quan tâm, ngoài trọng tâm là vấn đề kinh tế thì cịn có vấn đề Iraq, Iran, vấn đề an ninh quốc gia, thay đổi khí hậu, chăm sóc sức khỏe, nhập cư, nạo phá thai…cũng được chú ý.

2.2.3. Tài chính - yếu tố quan trọng trong cuộc vận động bầucử cử

Một chính trị gia nổi tiếng người Mỹ từng phát biểu rằng "tiền là nguồn

sữa mẹ ni chính trị" và con đường đến với Nhà Trắng - trở thành vị Tổng

thống quyền uy nhất thế giới là con đường gian nan, kéo dài và vơ cùng tốn kém. Vì thế, nó địi hỏi các ứng cử viên tổng thống đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian và cơng sức để có được “nhiều sữa”. Có thể nói, tiền khơng phải là điều kiện đủ, nhưng nó là điều kiện cần đối với mọi cuộc chay đua vào bất cứ vị trí danh giá nào trên vũ đài chính trị Mỹ.

Chi phí của chiến dịch tranh cử ở Mỹ luôn là một vấn đề được thảo luận rộng rãi. Các ứng cử viên Tổng thống ở Mỹ thường dựa vào năm nguồn tài chính để tranh cử: (1) Tiền qun góp từ cá nhân cơng dân; (2) Tiền từ các đảng chính trị của họ; (3) Tiền từ các nhóm lợi ích, thường thơng qua các uỷ ban hành động chính trị (PACs); và (4) Tiền của cá nhân hoặc gia đình họ; (5) Tiền từ quỹ cơng.

Sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào phương tiện truyền thông và các cơng nghệ chính trị chun nghiệp đã làm cho các chiến dịch vận động bầu cử ngày càng tốn kém. Các ứng cử viên tổng thống đã chi 607 triệu USD trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, trong khi các ứng cử viên vào Quốc hội đã chi hơn 1 tỷ USD. Trên thực tế, số tiền mà các ứng cử viên chi tiêu chiếm tỷ lệ ngày càng ít trong tổng số tiền chi ra với mục đích gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử.

Từ mùa hè năm 2007, hầu như cả 13 ứng cử viên tổng thống đã bắt đầu khởi động các chiến dịch tranh cử của mình để trở thành vị tổng thống thứ 44 của nước Mỹ, mặc dù, cuộc tổng tuyển cử đến ngày 4/11/2008 mới diễn ra. Các ứng cử viên này đã sẵn sàng bắt đầu chiến dịch tranh cử để có sự đề cử từ đảng của mình. Các đảng này chính thức lựa chọn ứng cử viên cho chức tổng thống vào kỳ đại hội mùa hè năm 2008, nhưng các ứng cử viên phải bắt đầu

tham gia tranh cử trong cuộc bầu phiếu phổ thông sẽ bắt đầu vào tháng 1/2008. Quá trình tranh cử lâu dài và khốc liệt này địi hỏi phải có kỹ năng, lập trường kiên định và bản lĩnh chính trị vững vàng. Tương ứng với nó là những khoản tiền khổng lồ.

Những chỉ dẫn về chiến dịch tranh cử cho vị trí tổng thống được luật liên bang quy định, các luật này tồn tại hoàn toàn độc lập với các bộ luật của bang và những quy định điều tiết các cuộc tổng tuyển cử cho những vị trí cơng tác cấp địa phương hoặc cấp bang. Ví dụ, như chức thống đốc, thị trưởng và thành viên của cơ quan lập pháp các bang.

Một ứng cử viên tổng thống phải thành lập một tổ chức có nhiệm vụ tiến hành chiến dịch tranh cử gọi là uỷ ban chính trị. Uỷ ban này phải có một thủ quỹ và phải đăng ký với Uỷ ban Bầu cử liên bang (FEC). Mặc dù có tên là uỷ ban bầu cử liên bang, song uỷ ban này chỉ giám sát và cưỡng chế thi hành các luật tài chính của chiến dịch tranh cử chứ khơng có vai trị tiến hành kiểm sốt các quá trình bầu cử. Tại Hoa Kỳ, tiến trình đăng ký cử tri, bỏ phiếu và đếm số phiếu là trách nhiệm của các cơ quan bầu cử bang và địa phương.

Có nhiều loại uỷ ban chính trị được đăng ký với FEC. Ngoài các ứng cử viên, các đảng chính trị cũng phải đăng ký uỷ ban của mình với cơ quan này. Ngồi ra, bất kỳ nhóm cơng dân nào cũng có thể thành lập một uỷ ban chính trị, bao gồm các cá nhân từ các liên đồn lao động, các tổ chức đoàn thể, hoặc các hiệp hội thương mại. Các uỷ ban chính trị này thường có các uỷ ban hành động chính trị (political action committee - PAC) riêng và cũng được đăng ký với FEC.

Sau khi đã đăng ký, các uỷ ban chính trị có thể bắt đầu tìm kiếm nguồn vốn cho chiến dịch tranh cử. Tất cả các nguồn vốn này và các khoản chi cho chiến dịch đều phải công bố công khai trong các báo cáo được gửi tới FEC mỗi tháng hoặc mỗi quý một lần. Cơng dân có thể truy cập các báo cáo này trên trang web của FEC [http://www.fec.gov]. Nhiều tổ chức tư nhân cũng có trang web để giám sát số tiền đóng góp và chi tiêu của các ứng cử viên, của các đảng chính trị và của các PAC.

Tất cả tiền tài trợ cho ứng cử viênliên bang hoặc cho các uỷ ban chính trị đều phải từ cá nhân hoặc các uỷ ban đã đăng ký với FEC. Các đóng góp trực tiếp từ các tổ chức đoàn thể hoặc liên đoàn lao động đều bị ngăn cấm, mặc dù

các đơn vị này có thể tài trợ cho các uỷ ban hành động chính trị trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ từ các cá nhân. Những đóng góp bằng tiền mặt lớn hơn 100 USD cho các PAC được coi là bất hợp pháp. Cũng như vậy, đối với các khoản đóng góp của cá nhân từ nước ngồi, ví dụ như từ những người không được coi là công dân Mỹ đều bị cấm. Tuy nhiên, các công dân nước ngồi được cơng nhận là đang thường trú tại Mỹ lại có thể đóng góp, mặc dù họ khơng có quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử.

Số tiền mà một cá nhân hoặc uỷ ban chính trị có thể đóng góp được ràng buộc bởi các hạn mức khác nhau. Ví dụ, một cá nhân khơng được đóng góp nhiều hơn 2.300 USD cho bất kỳ chiến dịch tranh cử nào của ứng viên. Hạn chế này được tính theo “cuộc bầu cử”. Như vậy, một cá nhân có thể đóng góp nhiều nhất là 2.300 USD cho cuộc bầu cử sơ bộ và nhiều nhất 2.300 USD nữa cho cuộc tổng tuyển cử của ứng cử viên đó. Vợ chồng được coi là các cá nhân riêng rẽ, vì vậy đối với một cặp vợ chồng thì giới hạn này tăng gấp đơi, có nghĩa là tối đa 4.600 USD cho một cuộc bầu cử.

Ngồi hạn chế về số lượng tiền có thể đóng góp cho các ứng cử viên (và các loại hình uỷ ban khác), các cá nhân cũng là đối tượng phải tuân thủ quy định về giới hạn tổng thể. Một cá nhân khơng được đóng góp nhiều hơn 108.200 USD cho tất cả các ứng cử viên liên bang và các uỷ ban chính trị trong hai năm diễn ra vịng bầu cử. (Hạn chế này được điều chỉnh hai năm một lần sao cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát).

Các PAC là đối tượng điều chỉnh của quy định đóng góp tối đa 5.000 USD cho chiến dịch tranh cử của ứng cử viên trong mỗi cuộc bầu cử. Tổng số tiền do các đảng chính trị tài trợ cũng bị hạn chế, song ở mức rộng rãi hơn so với số tiền tài trợ của PAC cho một ứng viên.

Như vậy, một ứng cử viên chức tổng thống mong muốn có 23 triệu USD cho chiến dịch tranh cử của mình - một số tiền tương đối nhỏ cho chiến dịch tranh cử tổng thống – và phải làm thế nào để thu hút được những nhà tài trợ cá nhân - những người có thể tài trợ khơng quá 2.300 USD và các PAC – khơng q 5.000 USD. Để có được 23 triệu USD cho chiến dịch tranh cử, ứng cử viên phải nỗ lực tìm kiếm hàng nghìn nhà tài trợ, vì phần lớn số họ đều khơng đóng góp ở mức tối đa mà pháp luật cho phép.

Để tiến hành các chiến dịch tranh cử, ứng cử viên phải thuê đội ngũ chuyên gia, tìm địa điểm để đặt văn phịng, tiến hành nghiên cứu, phát hành tài liệu chiến dịch tranh cử, quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình, trên các xuất bản phẩm, trên Internet, tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc với cử tri và các sự kiện huy động tài trợ.

Ngay từ những ngày đầu tiên của giai đoạn bầu cử sơ bộ các chuyên gia đã đưa ra nhận định: khó có thể dự báo được tổng số tiền mà các chiến dịch tranh cử sẽ tiêu tốn trong năm 2008, nhưng có thể nhận định tương đối chắc chắn rằng cuộc bầu cử này sẽ tiêu tốn nhiều hơn bất kỳ cuộc bầu cử nào trước đó. Năm 2004, Tổng thống Bush đã huy động được 270 triệu USD cho vòng đua đầu tiên và nhận được 75 triệu USD cho cuộc chạy đua tổng tuyển cử. Năm 2008, với số ứng cử viên và mức tài trợ tối đa cho một cá nhân tăng lên (từ 2000 USD năm 2004 lên 2.300 USD năm 2008). Số lượng người dân Mỹ đóng góp cho các chiến dịch tranh cử cũng tăng lên đáng kể do việc đóng góp này đã trở nên dễ dàng và tiện ích hơn thơng qua các trang web và internet. Một nguồn báo cáo cho rằng, nếu chi phí cho cuộc vận động cho hai đảng được cộng lại (cho các cuộc vận động sơ bộ, đại hội, và tổng tuyển cử), chi phí đã tăng gấp hai trong vòng 8 năm (từ 448,9 triệu USD trong năm 1996, lên tới 649,5 triệu USD trong năm 2000; và 1,01 tỷ trong năm 2004) [26].

Ngoài các khoản chi tiêu của các ứng cử viên, các đảng chính trị, các uỷ ban hành động chính trị và các nhóm lợi ích khác cũng có các khoản chi của mình. Vào năm 2004, Trung tâm hỗ trợ chính trị đã ước tính, có khoảng 3,9 tỷ USD đã được chi bởi các ứng cử viên liên bang, các đảng chính trị và các thể chế khác cho các chiến dịch tranh cử trong năm này. Con số này đã cao hơn số tiền chi cho các chiến dịch tranh cử trong năm 2000. Tỷ lệ này tiếp tục tăng lên và đạt mức kỷ lục trong đợt tổng tuyển cử năm 2008.

Có thể nói tháng 9/2009 được coi là mùa bội thu của đảng Dân chủ, khi ứng cử viên Obama lập kỷ lục gây quỹ với số tiền quyên góp được lên đến mức kỷ lục 150 triệu USD, tức cứ mỗi ngày ông huy động được 5 triệu USD. Ngay đầu chiến dịch vận động, Obama đã quyên góp được hơn 400 triệu USD, trong khi đó, McCain chỉ đạt mức 170 triệu USD. Tính sơ bộ, số tiền gây quỹ của ứng cử viên đảng Dân chủ đã vượt qua con số 650 triệu USD mà hai ông George Bush và John Kerry đã chi trong cuộc vận động năm 2004.

Đội ngũ vận động của Obama đã tận dụng mọi khả năng, mọi nguồn tài trợ có thể có bằng mọi cách, từ viết thư xin tiền các cá nhân, các tổ chức chính trị xã hội trong nước, quốc tế, đến các “chiến thuật ve vãn” các nhóm lợi ích, “rung cây tiền” ở nước ngồi. Vì hệ thống bầu cử Mỹ chỉ cho phép cấp cho các ứng cử viên một khoản tiền nhỏ để tranh cử, nên bất cứ ai có kế hoạch giành lấy văn phịng quyền lực nhất nước Mỹ thì trước hết phải biết cách tận dụng các nguồn tài trợ. Chính vì vậy, việc vợ của ứng cử viên đảng Dân chủ Barack Obama viết thư cho một phóng viên tờ Spiegel (Đức) nhằm tìm kiếm sự đóng góp để gây quỹ cho chồng mình hay việc ơng Giuliani, ứng cử viên của đảng Cộng hoà đã tới London để thuyết phục các giám đốc tài chính làm việc tại Anh ủng hộ cho chiến dịch của ơng khơng có gì là q lạ lẫm với người dân Mỹ. Và trong cuộc vận động này, Obama cũng là ứng cử viên tổng thống đầu tiên kêu gọi các giám đốc Mỹ ở Bắc Kinh góp tiền cho quỹ tranh cử qua hội thảo trực tuyến.

Tranh thủ sự ủng hộ ngân sách, tài chính bằng mọi hình thức nên quỹ bầu cử của ơng Obama nhiều hơn hẳn của ơng McCain. Số tiền khổng lồ đó đã giúp thượng nghị sĩ bang Illinois tạo ra sự khác biệt với đối thủ trong cả thực tế cũng như trên truyền hình. Nhật báo Politico, phiên bản điện tử, đã thống kê và đưa ra kết quả, trong 3 tuần đầu tháng 9, đảng Dân chủ đã phát đi 1.342 đoạn quảng cáo trong khi đảng Cộng hồ chỉ có 8 đoạn. Theo tờ New York

Times chỉ riêng ngân sách dành cho quảng cáo của ứng cử viên Obama đã cao

gấp 4 lần so với đối thủ thuộc đảng Cộng hồ.

Chính cách lựa chọn chiến lược tài chính đã tạo ra sự khác biệt như vậy giữa hai ứng cử viên. Trong khi John McCain, người thường xuyên chứng tỏ mình khơng quan tâm đến quảng cáo, internet và truyền hình đã sử dụng tài chính cơng thì ngược lại, Obama lại lựa chọn một con đường đi hồn tồn khác - đó là từ chối nhận tài chính cơng và tin tưởng vào những người ủng hộ ông. Ứng cử viên đảng Dân chủ lo ngại kịch bản bầu cử năm 2004 tái diễn, khi đó, những người ủng hộ George W. Bush đã dùng khoản tiền khơng thuộc tài chính cơng trả tiền quảng cáo tấn cơng ứng cử viên John Kerry.

Số tiền quyên góp của đảng Dân chủ chủ yếu đến từ các tổ chức tư nhân. Các chiến lược gia của ông Obama đã biết huy động các mạng chia sẻ xã hội như Facebook hay MySpace để quỹ tranh cử của họ ngày một nhiều lên. Hơn

3 triệu người Mỹ đã ủng hộ tài chính cho chiến dịch tranh cử của ơng Obama, đưa ứng cử viên này đến kỷ lục tập hợp thêm 600.000 người đóng góp mới, chỉ trong vịng 9 tháng.

Và tính đến cuối tháng 10 năm 2008, ứng cử viên da màu của đảng Dân chủ đã quyên góp được cho quỹ vận động tranh cử của mình số tiền là 659,7 triệu USD so với quỹ 358,1 triệu USD của ứng cử viên đảng Cộng hoà, John McCain. Trong số tiền 659,7 triệu USD nói trên, có tới 40%, tức 259 triệu USD, là số tiền mà ông Obama huy động được từ những nhà tài trợ dưới 200 USD [22].

Các số liệu thống kê cho thấy, tổng mức chi cho cuộc chạy đua đến trước ngày bầu cử của ông Obama là 593,9 triệu USD, hơn gấp đôi mức chi 216,8 triệu USD của đối thủ McCain. Như vậy, ơng Obama cịn tồn quỹ 65,8 triệu USD và ơng McCain cịn 21,3 triệu USD. Chỉ một mình ơng Obama đã tiêu tốn hơn cả tổng số tiền chi phí của cả hai ứng cử viên Dân chủ và Cộng hoà trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2004. Các nhà thống kê ước tính, tổng mức chi phí cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 và Quốc hội Mỹ năm 2009 sẽ là 5,3 tỷ USD, chi phí bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tờ New York Times đã khẳng định: “tiền bạc có thể

khơng quyết định ai thắng cử. Nhưng cách quyên tiền gây quỹ chi phí của ơng Obama đã làm thay đổi nền chính trị Mỹ: từ nay phòng bầu dục Nhà Trắng sẽ chỉ dành cho ai có thể quyên góp được ngân quỹ 10 con số” [33].

Có ba nguyên nhân làm cho bầu cử tổng thống Mỹ nói chung và bầu cử tổng thống năm 2008 nói riêng chi tiêu tốn kém như vậy. Thứ nhất, đất nước Hoa Kỳ rộng lớn có 50 bang, mỗi ứng cử viên phải có nhiều tiền mới có thể chu du khắp các bang để vận động cử tri. Thứ hai, tiến trình bầu cử phải trải qua hai giai đoạn kéo dài và hao tốn tiền bạc đó là: giai đoạn bầu cử sơ bộ và bầu cử chính thức. Thứ ba, đó là chi phí khổng lồ cho quảng cáo để thu hút cử tri vì khơng có một cơ quan truyền thông nào quảng cáo không công cho các ứng cử viên. Và Barack Obama đã lập kỷ lục về chi phí quảng cáo truyền hình 207,4 triệu USD so với 119 triệu USD của ứng cử viên John McCain. Số lần quảng cáo ở các bang trong suốt thời gian vận động tranh cử là 145.000 lần, ngắn nhất cũng đến vài phút. Nếu tính cả tiền th quảng cáo và panơ thì tổng

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị cuộc bầu cử tổng thống mỹ năm 2008 – những đánh giá và nhận xét (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w