Vai trò của đại cử tri và các bang chiến trường

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị cuộc bầu cử tổng thống mỹ năm 2008 – những đánh giá và nhận xét (Trang 44 - 47)

Tồn nước Mỹ có 50 bang nhưng ở phần Vai trò của các bang này, tác giả chỉ xin được làm rõ vai trò của các bang chiến trường trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008.

Ngay khi nước Mỹ đang ở giữa mùa bầu cử mới, người ta đã bắt đầu thấy các ứng cử viên tranh cử đi công du trên khắp cả nước. Đó là hình ảnh của Hillary Clinton tại Iowa, là hình ảnh của John McCain tại Ohio, của Barrack Obama tại Missouri.....

Bầu cử Tổng thống Mỹ có một đặc điểm rất thú vị là có những nơi người ta chưa một lần được tận mắt nhìn thấy các ứng cử viên tranh cử, trong khi có những nơi cử tri có rất nhiều cơ hội được tiếp xúc với các ứng cử viên trong suốt mùa vận động tranh cử kéo dài. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Trong những năm gần đây, cứ nhắc đến bầu cử Tổng thống Mỹ là người ta lại nhắc đến các bang xanh và bang đỏ, các bang chiến trường, và các bang còn do dự... Cách gọi này được các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ “phát kiến” và dần được coi như một thuật ngữ trong nền chính trị Mỹ cùng với “thứ Ba trọng đại”, “ngày siêu thứ Ba”.. Nó thể hiện sự quan tâm của cử tri đến các vấn đề quốc gia trong bầu cử: các bang có đơng cử tri ủng hộ ứng cử viên đảng Cộng hồ được gọi là bang đỏ, các bang có đa số cử tri ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ là bang xanh. Trong khi đó, các bang chưa phân định ưu

thế rõ ràng nghiêng về ứng cử viên nào được gọi là bang tía (gam màu pha trộn giữa xanh và đỏ) và còn được gọi với cái tên khá thu hút – các bang chiến

trường, hay các tiểu bang còn do dự, bang lưỡng lự... Đây là những tiểu bang

mà người ta cho rằng có thể “đổi màu” khơng báo trước, làm thay đổi hồn tồn vận mệnh chính trị của một ứng cử viên. Đơi khi, các bang này có thể trở thành những vở kịch đầy gây cấn, được cả nước Mỹ theo dõi.

Hiểu rõ vai trò của các bang chiến trường, ứng cử viên tổng thống khôn ngoan sẽ không dồn nhiều công sức, tiền bạc để vận động tranh cử ở một bang mà họ chắc chắn sẽ khó giành thắng lợi và cũng khơng tập trung “ve vãn” cử tri ở một bang mà họ biết thế nào cũng thắng. Mỗi ứng cử viên ngay từ đầu phải tính xem bang nào rõ rệt là thuộc về họ và bang nào chắc chắn họ sẽ thua. Ở khoảng giữa hai bang thắng và thua, là con số các bang có thể ngả về bất cứ ứng cử viên nào. Đó là nơi mà các chính khách đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa dồn các nỗ lực lớn nhất để chiếm lấy.

Vào đêm bầu cử, dân chúng trên khắp nước Mỹ sẽ tập trung theo dõi các bản đồ với những bang tô màu xanh hay màu đỏ, để xem ứng cử viên của đảng Dân chủ hay Cộng hịa chiếm được nhiều phiếu phổ thơng nhất, trong khi các phiếu bầu đang tiếp tục được kiểm.

Nguyên tắc bầu cử “winner take all” – “được ăn cả” cho phép ứng cử viên dẫn đầu trong tiểu bang nào thì được hưởng trọn số đại cử tri của tiểu bang đó, khơng cần biết ứng cử viên này thuộc đảng Dân chủ hay Cộng hồ. Ví dụ, nếu ứng cử viên đảng Dân chủ Barack Obama chiếm đa số phiếu ở bang Florida thì mặc nhiên số phiếu 27 đại cử tri của bang này được tính cho ơng. Năm 2008, ngoại trừ hai tiểu bang Nebraska và Maine áp dụng phương pháp Maine, 48 tiểu bang còn lại đều áp dụng phương pháp “người thắng được tất cả”. Vì thế, các ứng cử viên phải đưa ra những chọn lựa vơ cùng khó khăn khi tiến hành vận động. Họ phải tính xem vận động ở đâu, nơi nào phải chi nhiều tiền bạc nhất, và phải dồn nỗ lực vào những nơi nào để đoạt được “50% cộng một” phiếu ở mỗi bang, vốn là điều kiện để đưa một ứng cử viên vào chức vụ cao nhất đất nước.

Theo truyền thống, trong các kỳ bầu cử tổng thống, các ứng cử viên đảng Cộng hoà (đảng bảo thủ) sẽ dễ dàng thắng ở các bang đỏ ở miền Nam như Mississippi, Alabama và South Carolina, những nơi có nền văn hố bảo thủ.

Tương tự, ứng cử viên đảng Dân chủ thường chiếm ưu thế ở các bang xanh, ủng hộ xu hướng tự do hơn như California, Vermont, Hawaii, Connecticut, Rhode Island và New York (bang xanh).

Theo giáo sư chính trị học, Joel Bloom, ở đại học Oregon, để nhận dạng bang nào là bang chiến trường cần xem xét ba yếu tố: (1) Kết quả thăm dò dư luận, (2) Số đại cử tri mỗi đảng và (3) Kết quả các kỳ bầu cử trước đây. Một bang được gọi là bang chiến trường nếu số đại cử tri của mỗi đảng không chênh lệch nhiều, kết quả thăm dò dư luận, số đại cử tri mỗi đảng và kết quả thăm dị dư luận khơng cho thấy ứng cử viên nào vượt trội và kết quả các kỳ bầu cử gần đây cho thấy các ứng cử viên luôn ở thế giằng co. Đây được coi là các bang có “trọng lượng bầu cử quan trọng” [41].

Kết quả bỏ phiếu ở các tiểu bang lưỡng lự này rất khó đốn trước, có thể thay đổi vào phút chót, đảo ngược kết quả bầu cử cuối cùng. Chính vì thế, trong q trình vận động tranh cử, các ứng cử viên tổng thống đã giành rất nhiều thời gian và tiền bạc cho các chiến dịch tranh cử ở tiểu bang đó. Hai ứng cử viên Barack Obama và John McCain trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2008 cũng đã ồ ạt tiến hành các hoạt động vận động cử tri bỏ phiếu ở 13 bang chiến trường quan trọng với hàng triệu cú điện thoại, thư từ gửi tới nhà vận động... và chi trả số tiền kỷ lục lên tới 1 tỷ USD. Cộng lại, họ đã chi khoảng 8 USD cho mỗi cử tri Mỹ.

North Carolina – 15 phiếu đại cử tri

Colorado với 9 phiếu đại cử tri

Florida giữ 27 phiếu đại cử tri

Indiana có 11 phiếu đại cử tri

Michigan nắm trong tay 17 phiếu

Missouri – 11 phiếu đại cử tri

New Hampshire và 4 phiếu đại cử tri

New Mexico với 5 phiếu đại cử tri

Nevada với 5 phiếu đại cử tri

Ohio chiếm 20 phiếu đại cử tri

Pennsylvania với 21 phiếu đại cử tri

Wisconsin chiếm 10 phiếu đại cử tri

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị cuộc bầu cử tổng thống mỹ năm 2008 – những đánh giá và nhận xét (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w