Vai trị của các nhóm lợi ích và phương tiện truyền thông đại chúng

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị cuộc bầu cử tổng thống mỹ năm 2008 – những đánh giá và nhận xét (Trang 36 - 44)

thơng đại chúng

Vai trị của các nhóm lợi ích

Một nét rất đặc trưng trong đời sống chính trị Mỹ nói chung và trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nói riêng là sự tham gia tích cực của các nhóm lợi ích với rất nhiều hoạt động khác nhau. Có thể nói, cùng với các phương tiện thơng tin đại chúng, hiện nay, các nhóm lợi ích đang giữ vai trị chi phối và ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả của các cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Các nhóm lợi ích là những người có cùng lợi ích nhất định, liên kết lại với nhau nhằm tác động, gây ảnh hưởng tới chính sách và hoạt động của chính quyền. Hiện nay, ở Mỹ có khoảng 50 – 60.000 nhóm lợi ích. Năm 1946, luật quy định các nhóm lợi ích phải đăng ký tại quốc hội, hàng quý phải báo cáo về hoạt động của mình, nhưng luật vẫn cịn nhiều kẽ hở. Đến năm 1995, có thêm điều luật mới, trong đó các cơng ty hoạt động chính trị hậu trường đều phải phúc trình ở hai viện của Quốc hội về số tiền đã chi cho các hoạt động của mình. Tuy nhiên, do luật chưa kín kẽ và do nhiều lý do khác, mà hiện nay dù biết các nhóm lợi ích tham gia rất mạnh vào nền chính trị Mỹ nhưng cụ thể tham gia như thế nào, thì vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Từ năm 1960, số lượng các nhóm lợi ích tăng nhanh. Ngồi các nhóm lợi ích như các nhóm kinh doanh, cơng đồn, nơng dân, giáo dục, nhân viên chính phủ là các nhóm hoạt động mạnh mẽ và có vai trị to lớn trong nền chính trị, cịn có các nhóm của phụ nữ hoặc dân tộc, tôn giáo, du lịch, bảo vệ môi trường…[6, 184]

Tác giả cuốn “Công dân gương mẫu: Lịch sử về cuộc sống của công dân

Mỹ” (The Good Citizen: A History of American Civic Life), xuất bản năm

1998, Michael Schudson viết: “Các chính đảng hiện đang bị đe dọa bởi số

lượng những nhóm quyền lợi đang mọc nhiều như nấm, ngày càng có nhiều nhóm hơn đang điều hành các văn phịng ở Washington, D,C.,có mặt thường xuyên tại quốc hội cùng các cơ quan liên bang, họ đang cạnh tranh với các chính đảng”.

Ở Mỹ, người ta xem các nhóm lợi ích là các nhà tài trợ chính thức cho chiến dịch vận động tranh cử của các ứng cử viên tổng thống và con đường dẫn tới Nhà Trắng sẽ phải xuyên qua phòng khách của những nhân vật tai to mặt lớn ở Hollywood, các nhà tài phiệt ở phố Wall, hàng loạt chuyên gia vận động hành lang trong ngành cơng nghiệp quốc phịng, những yếu nhân trong ngành dầu khí và các chiến lược gia…

Trong giai đoạn đầu chiến của tranh cử, các ứng cử viên và những người giúp sức họ thường bận rộn với việc tổ chức các tiệc nướng, trò chuyện bên lò sưởi hay dự các bữa tối có thắp nến để thu hút tiền đóng góp và ghi nhận nguyện vọng chính trị của các nhóm lợi ích. Đó chính là "những con mèo béo" – (tiếng lóng ở Mỹ mà lãnh đạo cuộc vận động cho các ứng cử viên vẫn dùng để chỉ những nhà hảo tâm lớn giàu có).

Những nhà tài trợ lớn này nắm trong tay khá nhiều quyền lực mà đơi khi họ có thể tạo dựng hoặc phá vỡ sự nghiệp chính trị của một ứng viên. Thực tế là, tài khoản trong ngân hàng của các nhân vật trụ cột về kinh tế trong nước có chứa những thứ có thể đưa một chính trị gia trở thành tổng thống.

Dù phải đáp ứng hàng loạt những văn bản pháp lý như đã nói ở trên, nhưng tên tuổi của những nhà tài trợ lớn vẫn là ẩn số. "Những chú mèo béo" thường trốn đằng sau các thuộc cấp, các thành viên gia đình hay một trong số hơn 500 ủy ban hành động vì chính trị như “Nước Mỹ đi bầu” (America

tổ chức được cho là theo đuổi các mục tiêu cao thượng nhưng lão luyện trong việc gây quỹ chính trị.

Một mơ hình nhóm quyền lợi đặc biệt hiện đang phát triển cả về số lượng và ảnh hưởng trong những năm gần đây ở Mỹ là loại hình ủy ban hành động

chính trị (PAC). Đó là những nhóm độc lập, được tổ chức nhằm phục vụ một

hoặc nhiều mục tiêu, như đóng góp tài chính cho các chiến dịch chính trị trong các cuộc bầu cử quốc hội hoặc tổng thống. Luật pháp hạn chế số tiền đóng góp trực tiếp cho các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử liên bang, nhưng không hạn chế số tiền các ủy ban hoạt động chính trị chi tiêu cho việc cổ xuý một quan điểm chính trị hoặc vận động bầu các ứng cử viên vào các chức vụ dân cử. Ngày nay, con số các uỷ ban này lên đến hàng ngàn.

Sự gia tăng các PAC tại Mỹ là kết quả của một đạo luật được quốc hội thông qua năm 1971. Đạo luật này quy định số tiền tối đa mà mỗi cá nhân và cơng ty có thể đóng góp cho các ứng cử viên, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của yếu tố tiền bạc trong chính trị. Nhưng đạo luật đã không hạn chế số lượng các PAC mà mỗi cá nhân và cơng ty có thể thành lập để quyên tiền. Do vậy, người ta thấy số lượng PAC cũng như số tiền mà họ quyên góp ngày càng tăng lên theo các mùa bầu cử tại Mỹ.

Các nhóm quyền lợi đặc biệt ngày càng chi tiêu nhiều hơn khi các cuộc vận động tranh cử tại Mỹ ngày càng trở nên tốn kém. Nhiều người Mỹ có cảm giác rằng quyền lợi của giới giàu có – các cơng ty hay nghiệp đồn hoặc các PAC được tổ chức nhằm vận động cho một quan điểm đặc biệt nào đó – đã có q nhiều quyền lực đến nỗi các cơng dân bình thường khó có thể sánh được.

Năm 2008, một lần nữa người ta thấy sự góp mặt của các nhóm lợi ích ngay từ những chặng đua đầu tiên trong nội bộ hai đảng bằng hai con đường truyền thống: huy động cử tri bỏ phiếu cho các ứng cử viên và tài trợ cho chiến dịch tranh cử.

Thông qua PAC, các cá nhân, nhóm lợi ích tiến hành tài trợ cho các quỹ tranh cử của các ứng cử viên và các đảng chính trị. Vì số lượng các PAC là rất nhiều nên cũng không thể đếm được số tiền mà họ tài trợ cho các ứng cử viên. Cùng một nhóm lợi ích có thể tài trợ cho chiến dịch tranh cử của cả hai đảng, hai ứng cử viên đối lập.

Những PAC thường đem lại các khoản tài trợ lớn cho các ứng cử viên là các tổ chức kinh doanh, các tập đồn lớn. Thường thì các “ơng lớn” này khơng muốn làm mất lịng một bên đảng hay một ứng cử viên nhất định nào. Dù ai là người giành chiến thắng thì họ cũng vẫn là người được lợi, bởi mối quan hệ giữa các đảng, các ứng cử viên với các nhóm lợi ích được xem là mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Các nhóm lợi ích sẽ tài trợ cho các đảng chính trị, các ứng cử viên, đặc biệt là các đảng, ứng cử viên có tiềm năng, được dự đốn là sẽ giành chiến thắng. Khi ứng cử viên đó giành chiến thắng, đảng đó trở thành đảng cầm quyền, sẽ giúp các nhóm hiện thực hố lợi ích của họ thơng qua các chính sách cơng. Sự trao đổi qua lại này không được bất cứ một điều luật nào của Mỹ thừa nhận nhưng nó đã và đang dần trở thành quy luật tất yếu đối với bất cứ cuộc bầu cử nào tại Mỹ.

Nhìn vào bảng liệt kê các nhà tài trợ hàng đầu của hai ứng cử viên Barack Obama và John McCain, sẽ thấy những cái tên giống nhau trong ủng hộ tài chính đối với hai ứng cử viên này như: Goldman Sachs; Citi Group Inc; UBS AG; Morgan Stanley. Dù số tiền tài trợ cho hai ứng cử viên là khác nhau (số tiền tài trợ cho Obama nhiều hơn hẳn so với McCain).

Sự phát triển mạnh mẽ của các nhóm lợi ích trong nền chính trị Mỹ nói chung và trong hoạt động bầu cử tổng thống Mỹ nói riêng đã làm giảm bớt quyền lực của các đảng chính trị và trở thành đối thủ đáng gờm cạnh tranh với các đảng chính trị. Sức mạnh của nhóm lợi ích cho phép một ứng cử viên hồn tồn có thể giành thắng lợi trong bầu cử mà không cần tới sự giúp đỡ của các đảng. Với sức mạnh là nguồn tài chính khổng lồ, cùng rất nhiều hoạt động tinh vi của các nhà vận động hành lang chun nghiệp, nhóm lợi ích đang ngày càng khẳng định mình là một trong những nhân tố giữ vai trò chi phối trong hoạt động bầu cử tổng thống Mỹ.

Vai trị của phương tiện truyền thơng đại chúng

Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học – công nghệ, các phương tiện thông tin đại chúng đã khẳng định được vị trí của mình với tư cách là nhánh “quyền lực thứ tư” chi phối đời sống chính trị nước Mỹ.

Tại quốc gia này, truyền thông đại chúng không chỉ là phương tiện truyền tin đơn thuần mà nó đã thật sự là một sức mạnh ngầm chi phối mọi hoạt động của quốc gia này. Với rất nhiều loại hình, từ báo chí, truyền hình, đến đài phát

thanh, internet... có thể nói phương tiện thơng tin đại chúng ở Mỹ đã trở thành một hệ thống đồ sộ, quy mô và phức tạp nhất thế giới. Trong lĩnh vực chính trị, truyền thơng đại chúng đã chứng tỏ sức mạnh cũng như quyền năng của mình trong quá trình tham gia tác động vào hệ thống quyền lực chính trị ở Mỹ, đặc biệt là hoạt động bầu cử tổng thống. Phương tiện thông tin đại chúng vừa cung cấp các tin tức về cuộc chạy đua giữa các ứng cử viên, giúp sắp đặt chương trình nghị sự bầu cử, vừa là cơng cụ để quảng cáo chính trị, tạo diễn đàn tranh luận trực tiếp giữa các ứng cử viên. Tất cả những điều này là “màng lọc” hiệu quả để cử tri có thể lựa chọn được vị tổng thống xứng đáng nhất.

Chỉ riêng mạng lưới truyền hình tồn quốc đã có thể đến với 99% các gia đình người Mỹ, do vậy nó tạo ra sự tiếp xúc giữa ứng cử viên với tất cả mọi giai tầng xã hội. Còn các kênh tin tức, các trang web, báo, tạp chí thì khơng cịn xa lạ gì với quốc gia năng động và phát triển như Mỹ. Theo thống kê, 90% người dân Mỹ theo dõi các cuộc vận động tranh cử của các ứng cử viên qua các phương tiện truyền hình và báo chí. Họ có được các thơng tin về chiến dịch tranh cử thơng qua việc các tồ báo, hãng thông tấn đưa tin về các ứng cử viên và qua quảng cáo trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí, mạng internet. Chính những nội dung và những điểm nhấn trong các bản tin của phương tiện thông tin đại chúng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất trong việc quyết định cử tri đánh giá các ứng cử viên và các vấn đề nêu trong chiến dịch tranh cử. Dường như chính truyền hình, mạng internet và báo giới Mỹ đã làm cho khơng khí của các cuộc bầu cử tổng thống trên đất nước họ sôi sục và nhộn nhịp hơn.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008 đã một lần nữa ghi nhận sự tham gia tích cực của các phương tiện thơng tin đại chúng trong cuộc đua giành chiếc ghế tổng thống. Chiến dịch tranh cử ngoạn mục, nguồn tài chính khổng lồ và việc được coi là “con cưng” trong suốt 18 tháng của các phương tiện thông tin đại chúng là những nhân tố quyết định nhất làm nên thành công của ông Obama trên con đường đi tới vị trí trung tâm quyền lực của chính trị Mỹ.

Với số tiền kỷ lục 150 triệu USD thu được từ việc gây quỹ, ứng cử viên đảng Dân chủ, Barack Obama đã gây ấn tượng mạnh với giới truyền thông và chi tới 106 triệu USD cho các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, kêu

gọi cử tri chỉ trong vịng hai tuần đầu của tháng 10. Như vậy, cứ mỗi ngày ông chi tới 7,1 triệu USD cho giới truyền thông để vận động tranh cử [21].

Trước thềm bầu cử Mỹ, người ta đã tiến hành một cuộc thăm dò và kết quả cho thấy tổng cộng 134 tờ nhật báo của Mỹ đã quyết định bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống Barack Obama, trong khi chỉ có 52 tờ báo ủng hộ đối thủ phe Cộng hòa John McCain. Đây là một khoảng cách quá lớn, nếu so sánh với cuộc đua năm 2004, khi đó, ứng cử viên phe Dân Chủ John Kerry giành được sự ủng hộ của 213 tờ báo, so với 205 tờ báo mà ứng cử viên George W. Bush có được [29].

Các báo cáo đệ trình lên Uỷ ban bầu cử liên bang cho thấy, tính đến hết tháng 9, truyền thông Mỹ đã phải chi tới 9,6 triệu USD để trang trải cho việc đưa tin về bộ đôi Obama - Biden trong khi chỉ mất 4,4 triệu USD cho bộ đôi McCain - Palin. Giới truyền thông dường như “ưu ái” việc cử người đi theo đoàn Obama Express của ứng cử viên đảng Dân chủ để tác nghiệp hơn so với việc phái phóng viên tháp tùng đoàn Straight Talk Express của ứng cử viên đảng Cộng hoà McCain [32].

Ứng viên da màu của đảng Dân chủ được đánh giá là người “chơi trội” nhất trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ khi thuê làm một phim quảng cáo dài 30 phút tung lên 7 kênh truyền hình vào khung “giờ vàng” (8 – 8h30 phút tối) ngày 29/10/2008, chỉ 4 ngày trước khi ngày bầu cử chính thức diễn ra trên tồn liên bang Hoa Kỳ. Đó là 3 kênh truyền hình với hàng triệu người xem là CBS, FOX và NBC, với chi phí cho mỗi kênh khoảng 1 triệu USD. Cùng với 4 kênh bằng tiếng Tây Ban Nha gồm Univision, BET, MSNBC, và TV One. Tổng chi phí lên tới 5 triệu USD. Dù đây không phải là lần đầu tiên một ứng cử viên tổng thống chi mạnh tay để mua giờ vàng trên truyền hình (ứng cử viên – siêu tỷ phú Ross Perot cũng đã làm như vậy năm 1992), nhưng động thái, và cách tiến hành của Obama vẫn được cho là táo bạo và vô cùng ấn tượng [22].

Theo thống kê, số tiền mà ông Barack Obama đã đầu tư vào quảng cáo, mua lại các giờ vàng của các kênh truyền hình lớn với giá hàng chục triệu USD, thì tổng số tiền chi riêng cho quảng cáo của thượng nghị sĩ này lên tới 292 triệu USD, hơn hẳn 285 triệu USD của hai ứng cử viên tranh cử năm 2000 và vượt trội so với 132 triệu USD của thượng nghị sĩ Arizona – John McCain.

Chiến dịch quảng bá rầm rộ đến nỗi các sân vận động nơi Obama vận động tranh cử đều chật kín người nghe. Tất cả những điều đó có được ngồi tài năng, phẩm chất cá nhân thì các phương tiện thơng tin đại chúng giữ vai trị vơ cùng to lớn.

Trong một cuộc thăm dò về chiến dịch tranh cử tổng thống nói chung, 76% số người được hỏi nói là đã nghe nói về ứng cử viên đảng Dân chủ - Barack Obama, và chỉ 11% số người được hỏi nói điều tương tự về ơng McCain. Obama đã trở thành một nhân vật và hình ảnh được cơng chúng đón xem nhiều nhất. Hai cuốn sách bán chạy nhất cũng mang tên ông.

Trong cuộc vận động tranh cử, thượng nghị sĩ da màu trẻ tuổi này cũng có được sự hậu thuẫn của ngơi sao - nữ hồng truyền hình, Oprah Winfrey - chủ nhân của một loạt talk show thu hút hàng triệu lượt người xem ở Mỹ. Oprah Winfrey không chỉ động viên Obama ra tranh cử trên chương trình của bà mà cịn trực tiếp xuất hiện trên các cuộc vận động tranh cử của Obama. Có được sự ủng hộ to lớn của 1 trong số 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế giới do tạp chí Times bình chọn hàng năm này, vị thế của Obama trong con mắt của người dân Mỹ tăng lên đáng kể.

Nếu như cuộc bầu cử tổng thống năm 2004 là cuộc bầu cử đầu tiên

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị cuộc bầu cử tổng thống mỹ năm 2008 – những đánh giá và nhận xét (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w