Về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị cuộc bầu cử tổng thống mỹ năm 2008 – những đánh giá và nhận xét (Trang 54 - 60)

Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ THỂ CHẾ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ VÀ CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG NĂM

3.2. Về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm

Sau nhiều tháng vận động tranh cử, nhiều giờ đồng hồ diễn thuyết và tranh luận của hai ứng cử viên, cùng hàng trăm cuộc thăm dò dư luận cử tri… cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008 đã đi tới những giờ phút cuối cùng. Việc ông Barack Obama thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008 là vấn đề mà thế giới sẽ còn tốn rất nhiều giấy mực để nghiên cứu. Suy cho cùng, nguồn gốc của hiện tượng thắng cử của Obama là từ những vấn đề cơ bản của nước Mỹ. Nhìn một cách đơn giản, thì chỉ thấy Obama thắng cử,

nhưng nhìn vào những diễn biến, những tiêu chí hay những khía cạnh khác nhau của cuộc bầu cử thì sẽ thấy rất nhiểu điểm thú vị khác.

Thứ nhất, cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, lần đầu tiên có lượng người tham gia bầu cử đông đúc và nhộn nhịp như thế. Trung tâm Nghiên cứu bầu cử Mỹ ước tính, có 153,1 triệu cơng dân đủ tư cách đi đăng ký bầu cử. Trong số đó, có 135 triệu cử tri tham gia bỏ phiếu, mức cao nhất kể từ năm 1960. Số cử tri tham gia bầu cử ngày 4/11/2008 đã vượt mức 63,8% số cử tri tham gia bầu cử tổng thống năm 1960, thậm chí vượt mức 65,7% số cử tri đi bầu năm 1908. Hơn 1 triệu người dân bang California đã đăng ký bỏ phiếu bầu cử tổng thống Mỹ kể từ ngày 5/9/2008, nâng số cử tri đăng ký của bang này lên 17,3 triệu người, mức cao nhất mọi thời đại. Và so với lần bầu cử năm 2004, số cử tri Mỹ đi bỏ phiếu năm 2008 đã tăng thêm 14,5%. Từ năm 1924 tới nay, chỉ có 2 lần bầu cử tổng thống Mỹ có số cử tri tăng nhiều tới vậy đó là vào năm 1928, tỷ lệ tăng là 21,1%, và vào năm 1952, tỷ lệ tăng là 20,7%. [48].

Tất cả những con số trên đã thể hiện số lượng người Mỹ quan tâm đến bầu cử, quan tâm đến sinh hoạt chính trị này tăng đột ngột. Nhiều tờ báo cho rằng, tỷ lệ cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 ngang với thời kỳ 1960. Đây là thời điểm cuộc Chiến tranh Lạnh đang ở đỉnh cao, khi mà Khrushchev đưa tên lửa vào Cuba, lúc bấy giờ cả thế giới như hoảng loạn trước viễn cảnh của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Người Mỹ quan tâm đến chính trị vào thời điểm ấy như thế nào thì bây giờ cũng quan tâm đến vấn đề chính trị của nước Mỹ như vậy. Hàng ngàn cử tri Mỹ đã không ngại vất vả, xếp hàng từ sáng sớm ngày 03/11/2008 để thực hiện quyền cơng dân của mình. Trong đó, số cử tri là giới trẻ chiếm phần lớn, hầu hết họ là những cử tri ghi tên đi bầu đầu tiên. Điều khác biệt ở đây, đó chính là vấn đề đối nội đã được đặt lên hàng đầu, đối nội đã được người Mỹ quan tâm hơn đối ngoại. Đó khơng phải là vấn đề chiến tranh – đánh hay không đánh Iraq, không phải là vấn đề chống khủng bố quốc tế, tăng cường an ninh quốc gia hay chế tạo vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ… Nó là một hoạt động chính trị mà trước đó trung bình chỉ khoảng 60% người dân Mỹ tham gia - bầu cử tổng thống Mỹ.

Thứ hai, cũng giống như hầu hết những cuộc bầu cử trước đó, xét về phiếu phổ thơng thì hai ứng cử viên chênh nhau không đáng kể, nhưng tỷ lệ phiếu đại cử tri thì lại có sự chênh lệch rất lớn. Tỷ lệ phiếu đại cử tri giữa

Obama và McCain là 2 - 1, trong khi tỷ lệ phiếu phổ thông là 52% - 46% (điều này có nghĩa là chỉ có 56 triệu cử tri khơng chọn Obama). Và kể từ thời Frankin Roosevelt thì chưa có một ứng cử viên đảng Dân chủ nào thắng cử với trên 51% phiếu phổ thông. Chưa bao giờ trong lịch sử bầu cử tổng thống của nước Mỹ lại có một tỷ lệ chênh lệch nhau như thế. Tại các kỳ bầu cử tổng thống Mỹ những năm trở lại đây, người ta thấy tỷ lệ phiếu của các ứng cử viên thường rất sát nút nhau, mức chênh lệnh là rất nhỏ. Kết quả này có nghĩa là tính cấp tiến của đời sống chính trị của Mỹ đã thể hiện một cách rõ rệt. Nó cũng cho thấy, người dân Mỹ đã năng động hơn, nhạy cảm hơn về đời sống chính trị của đất nước mình, họ đã có sự so sánh, đánh giá để chọn ra ứng cử viên mà mình cho là xứng đáng nhất.

Thứ ba, trong cuộc bầu cử tổng thống 2008 này, người ta thấy rõ nét sự thống lĩnh của các vấn đề đối nội, vấn đề kinh tế trong vận động tranh cử. Có một thời kỳ rất dài, các nhà chính trị cấp cao như tổng thống của Hoa Kỳ vẫn xem các vấn đề đối ngoại là vấn đề cơ bản, tức là địa vị của nước Mỹ trên thế giới quan trọng hơn là vấn đề của người Mỹ. Cuộc bầu cử này đã mang đến cho người ta một cái nhìn mới mẻ hơn, một cái nhìn hồn tồn khác trước. Nó trái ngược hẳn với cuộc bầu cử cách đây gần một năm của người Nga. Trong cuộc bầu cử này, những vấn đề đối nội, những vấn đề thuộc về đời sống của con người ở Mỹ trở thành vấn đề chính trị hàng đầu. Cịn ở cuộc bầu cử của nước Nga thì địa vị của nước Nga ở trên thế giới trở thành tiêu chí chính trị quan trọng nhất quyết định ai trúng cử.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu dường như đã làm thay đổi hồn tồn tiến trình bầu cử Tổng thống Mỹ. Nếu như trước đây các vấn đề như an ninh, chính sách đối ngoại, chống khủng bố... chiếm ưu thế trong chương trình tranh cử của các ứng cử viên, thì nay kinh tế - tài chính trở thành vấn đề chiếm ưu thế. Trong bối cảnh đó, điều bị coi là "thiếu kinh nghiệm" của Obama trong đối ngoại khơng cịn là điểm yếu nữa. Sự yếu kém trong cách điều hành nền kinh tế của phe Cộng hoà trong 8 năm qua bị người dân Mỹ chỉ trích q nhiều và điều đó có lợi cho Obama.

Nhiều chuyên gia cho rằng, khủng hoảng kinh tế dường như đã "xố bỏ" những thành tích trước đó của các ứng cử viên, cử tri Mỹ khơng cịn quan tâm người đó là ai, điều họ cần là ai sẽ giải quyết được các vấn đề kinh tế và quan

tâm thực sự tới tương lai của họ. Và trên tờ Los Angeles times, một giáo sư đại học đã phát biểu rằng: "Tôi chưa rõ kết quả cuộc bầu cử sẽ ra sao, nhưng

khủng hoảng kinh tế đã khiến cuộc chạy đua vào Nhà Trắng trở nên công bằng hơn" [21].

Điều này khơng chỉ cho thấy một cái nhìn mới của người dân Mỹ mà nó cịn thể hiện một xu thế chung của thời đại cũng như của một nền chính trị dân chủ đó là những người được chọn phải là những người biết quan tâm đến đời sống của nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu.

Thứ ba, đó là mức độ về sự đồng thuận, sự ủng hộ cộng đồng quốc tế đối với hai ứng ứng cử viên, Barack Obama và John McCain trong kỳ bầu cử có sự phân chia rõ rệt. Biểu hiện về thái độ của tất cả các nước được chia ra các nhóm như sau: Nhóm đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ ủng hộ ơng Obama một cách cực kỳ rõ rệt; Nhóm những nước là đối thủ cũ của Hoa Kỳ thì phân hố và cũng có thái độ tương đối rõ rệt đối với từng ứng cử viên. Và dân chúng ở các nước là cựu địch thủ của nước Mỹ hay những nước đang có vấn đề với nước Mỹ cũng phân hố trong thái độ đối với các ứng cử viên.

Sự khác nhau giữa các nhà chính trị và người dân ở các nước có truyền thống khơng thân thiện với Mỹ cũng thể hiện rất thú vị. Quan điểm của người dân và thế hệ trẻ là ủng hộ ông Obama, kể cả ở Trung Quốc cũng như ở Nga. còn các nhà lãnh đạo tại các quốc gia này thì thận trọng hơn và thái độ của họ với hai ứng cử viên khơng bộc lộ một cách rõ rệt.

Trong nhóm quốc gia đối đầu với Mỹ, gốm những nước đối đầu trực tiếp và đang có vấn đề nóng với nước Mỹ như Iran, các nước thuộc vùng Trung Đông, các nước châu Phi thì thái độ của dân chúng cũng như của giới lãnh đạo là có thiện cảm hơn đối với ơng Obama. Dường như cộng đồng quốc tế đã mệt mỏi trong việc phải đối mặt với các chính sách cứng rắn của “những người Cộng hồ” mà đại diện tiêu biểu nhất chính là tổng thống George W. Bush. Họ mong muốn một đường lối đối ngoại “mềm mỏng” hơn từ đất nước Hoa Kỳ này và hy vọng giảm bớt những va chạm, xung đột xuống. Còn người dân ở các quốc gia này, về cơ bản ủng hộ ông Obama hơn so với thượng nghị sỹ John McCain.

Nhóm thứ ba là những nước khơng có quan hệ, khơng có mối liên hệ trực tiếp đến các vấn đề chính trị của Hoa Kỳ cũng như với chính phủ Hoa Kỳ một

cách thật gay gắt thì thế hệ trẻ nói chung là ủng hộ ơng Obama, cịn người dân thì có sự phân chia. Dường như, ứng cử viên da màu này đã chiếm được cảm tình của đa số giới trẻ trên tồn thế giới. Trong suốt chặng đường tranh cử của mình, dù đã có khơng ít người không đồng ý với các quan điểm cũng như khơng có thiện cảm với thượng nghị sĩ tiểu bang Illinois này, nhưng có thể khẳng định ơng là một ứng cử viên được dư luận quốc tế quan tâm nhiều nhất trong lịch sử cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Cách đây 50 năm, việc bầu một người Mỹ gốc Phi trở thành ông chủ của Nhà Trắng là điều hồn tồn khơng có trong tưởng tượng của người dân Mỹ. Cách đây 20 năm, điều đó vẫn được coi là bất khả thi. Cịn hiện nay, khi ứng cử viên da màu của đảng Dân chủ - thượng nghị sĩ Barack Obama đã trở thành tổng thống của quốc gia này nó đã trở thành một sự thật hiển nhiên đối với nước Mỹ hiện đại.

Nước Mỹ đã đi từ thời kỳ phân biệt chủng tộc man rợ, khi mà người da đen khơng có quyền bầu cử, họ phải ngồi ở một ngăn riêng trong tòa án, rạp hát và cả trên xe buýt, để đến một ngày quốc gia này có Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân là một đại tướng da đen - ông Collin Powell, cho đến chiếc ghế ngoại trưởng danh giá đã hai lần thuộc về người gốc Phi – đó là ơng Collin Powell và bà Condoleezza Rice (người đã giữ trọng trách này trong suốt 8 năm dưới thời của cựu tổng thống George W. Bush).

Các thống kê cho thấy, năm 2008 người ta thấy rõ sự biến đổi của bản đồ phân chia sự ủng hộ của các cử tri đối với ứng cử viên của các đảng. Tại rất nhiều bang, người ta thấy, các cử tri vốn có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hoà, năm nay lại bỏ phiếu cho đảng Dân chủ. Và các tiểu bang chuyển sang ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Obama là các tiểu bang mà ông Obama đã chi cực nhiều tiền tranh cử, đặc biệt là Florida. Trong tổng số chi phí tranh cử, cao nhất là phần dành cho truyền thơng – trên 190 triệu USD (tính đến cuối tháng 10/2008). Với 91% nguồn tài trợ tài chính là đóng góp của cá nhân (so với khoảng 50% của McCain), và tổng tài chính nhiều gần gấp đơi McCain đã giúp Obama giành được sự ủng hộ đặc biệt của nhánh quyền lực thứ tư trong suốt q trình tranh cử. Có thể khẳng định, chính nguồn tài chính dồi dào này là một trong những nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ và làm nên chiến thắng của Obama.

Tổng hợp tất cả nhưng yếu tố này đã làm nên một kỳ bầu cử thống đi vào lịch sử nước Mỹ. Nó khơng chỉ là kết quả sự tham gia của một loạt những nhân tố chính trị quan trọng, mà hơn thế nó đánh dấu một trang sử mới tại chính quốc gia này. Thơng điệp “thay đổi” của ơng Obama khơng chỉ có ý nghĩa mà nó cịn rất phù hợp với khơng khí của cuộc bầu cử tổng thống năm 2008. Đồng thời cũng là sự dự báo trước cho những thay đổi lớn hơn không chỉ trên lĩnh vực chính trị mà cịn cả kinh tế, văn hố, xã hội Mỹ.

Có thể khẳng định, với vị thế siêu cường của mình, Mỹ là quốc gia có tầm ảnh hưởng nhiều nhất trên chính trường quốc tế. Bất cứ một động thái nào của Mỹ dù là kinh tế, chính trị hay văn hố, khoa học cơng nghệ cũng đều có những tác động, ảnh hưởng nhất định đối với đời sống nhân loại. Cách thức tổ chức, vận hành của hệ thống chính trị Mỹ chứa đựng những giá trị và ý nghĩa tham khảo quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới (trong đó có cả Việt Nam). Việc nghiên cứu thể chế bầu cử tổng thống Mỹ cũng như việc tìm hiểu một cách cụ thể cuộc bầu cử tổng thống mới nhất tại Mỹ - cuộc bầu cử năm 2008 đã cho chúng ta thấy phần nào quy mơ và tính chun nghiệp trong cách thức tổ chức một sự kiên chính trị quan trọng tại quốc gia này, từ đó, rút ra được nhiều bài học quý giá trong quy trình hồn thiện thể chế bầu cử ở nước ta hiện nay.

C. KẾT LUẬN

Mặc dù là một quốc gia ra đời muộn hơn rất nhiều so với các cường quốc trên thế giới, nhưng dựa trên những bài học kinh nghiệm từ các thể chế bầu cử trong lịch sử, cũng như từ kinh nghiệm của chính nước Mỹ ở các bang đầu tiên, các nhà lập quốc Mỹ đã thiết kế cho mình một thể thức bầu cử tổng thống

riêng. Sẽ là khơng q khi nói rằng bầu cử tổng thống Mỹ là một cuộc bầu cử kiểu mẫu mà bất kỳ nền chính trị dân chủ nào nhìn vào cũng muốn thực hành. Thực tế, 43 kỳ bầu cử tổng thống đã chứng minh, hầu hết những người được chọn làm tổng thống của quốc gia hùng mạnh này đều là những người có phẩm chất và tài năng đặc biệt, xứng đáng với sự lựa chọn của cử tri, đưa nước Mỹ đi qua từng giai đoạn thăng trầm của lịch sử và giữ vững vị thế siêu cường của mình trên trường quốc tế.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008 đã một lần nữa cho chúng ta hiểu hơn về cách thức, quy trình tiến hành của thể chế bầu cử tổng thống Mỹ. Kết quả của mỗi cuộc bầu cử không phải là sản phẩm của một, hai yếu tố đơn lẻ, nó là sản phẩm đầu ra của cả một hệ thống các nhân tố với những mối quan hệ, những cơ chế tương tác đa dạng và phức tạp. Chính vì vậy, khi tìm hiểu về thể chế bầu cử tổng thống tại Mỹ, cùng với một cái nhìn khách quan, hệ thống, bao giờ cũng phải xem xét nó trong mối quan hệ với các yếu tố tác động, các giai đoạn, trình tự tiến hành cụ thể.

Dù rằng, hơm nay nhân loại đang sống trong thời đại đa nguyên về kinh tế, thương mại, thời đại của tồn cầu hố, các vấn đề kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu và được coi là tâm điểm của mọi sự chú ý, nhưng với sự kiện bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008, một lần nữa chúng ta thấy rằng chính trị ln có vị trí riêng của nó. Và thời gian gần hai năm của kỳ bầu cử lần thứ 44, đã cho thấy bầu cử tổng thống Mỹ vẫn còn là một sự kiện đầy hấp dẫn, có trọng lực, thu hút sự chú ý của đơng đảo dư luận thế giới về phía mình.

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị cuộc bầu cử tổng thống mỹ năm 2008 – những đánh giá và nhận xét (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w