Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ THỂ CHẾ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ VÀ CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG NĂM
3.1. Về thể chế bầu cử tổng thống Mỹ
Mục đích xây dựng của hệ thống chính trị các quốc gia trên thế giới không chỉ là đạt hiệu quả cao nhất theo một tiêu chuẩn chung chung, mà nó phải được thể hiện thực tế ở hiệu lực, hiệu quả của các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, và xã hội. Đây mới thật sự là thước đo trình độ tổ chức, vận hành của nền chính trị nói chung và của mơ hình hệ thống chính trị nói riêng. Tính hiệu quả của mơ hình tổ chức bộ máy nhà nước ở Mỹ được thể hiện rõ nét ở khả năng đáp ứng các yêu cầu phát triển của xã hội, cũng như việc đáp các nhu cầu từ vật chất đến tinh thần của người dân. Trên thực tế, Mỹ là một trong những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất và cùng với Thuỵ Sỹ, Nhật Bản, Mỹ là nước có chỉ số GDP bình qn đầu người cao nhất thế giới. Chính sự ổn định và hiệu quả của hệ thống chính trị là một trong những cơ sở quan trọng giúp cho Mỹ trở thành một trong những cường quốc kinh tế và chính trị hàng đầu thế giới. Trong các nhân tố tạo nên điều đó, thể chế bầu cử hoạt động chuyên nghiệp và bài bản là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên tính ổn định, hiệu quả trong chính trị Mỹ. Đây được xem như là nhân tố đầu tiên, là cầu nối tạo nên bộ máy quyền lực “chất lượng cao”, bầu cử có chính xác thì mới có thể lựa chọn được những đại diện xứng đáng cho đất nước. Trong hoạt động bầu cử tại Mỹ, bầu cử tổng thống được coi là hoạt động tiêu biểu nhất cho thể chế bầu cử tại quốc gia này.
Thể chế bầu cử tổng thống Mỹ đã tồn tại và được tuân thủ hàng trăm năm kể từ khi nước Mỹ được thành lập và cho đến nay, nó vẫn đang khẳng định sự ưu việt của mình. Dù cịn có nhiều ý kiến đánh giá, khen, chê khác nhau nhưng các nguyên tắc về cách thức tiến hành của hệ thống bầu cử tổng thống Mỹ vân được tiến hành một cách đều đặn 4 năm một lần, mà không bị xáo trộn trước bất cứ sự biến động nào của tình hình quốc tế hay sự thay đổi của các nhà lãnh đạo trong nước.
Dù các tổng thống lần lượt được thay thế qua các kỳ bầu cử, dù họ có là đại diện cho đảng phái chính trị, các nhóm lợi ích nào đi chăng nữa thì những “luật chơi chung” vấn được tơn trọng và thừa nhận. Đó chính là các trình tự, thủ tục, những quy định cụ thể về điều kiện ứng cử và những điều khoản ràng buộc trong các chiến dịch vận động tranh cử. Các “luật chơi” này chính là điều kiện đảm bảo cho mỗi ứng cử viên có cơ hội như nhau trong cuộc chạy đua giành chiếc ghế quyền lực nhất của Nhà Trắng cũng như sự công bằng nhất định giữa các đảng chính trị trong q trình bầu cử. Mặt khác nó cũng thể hiện được sự dân chủ, khách quan trong quá trình bầu cử tổng thống.
Sự chấp nhận các quy luật cũng như kết quả của cuộc chơi của các đối thủ tham gia đã tạo cho nước Mỹ có một hệ thống quyền lực chính trị hoạt động rất hiệu quả. Dù ai thắng, ai thua thì họ cũng đều nhất trí hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề chung của xã hội, để tăng cường vị thế và ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế.
Trong khi cuộc đua giành ghế nguyên thủ quốc gia cao nhất tại các nước khác chỉ diễn ra trong vịng vài tuần thì các ứng viên tổng thống Mỹ phải vượt qua một cuộc marathon chính trị thật sự, bao gồm có nhiều giai đoạn, từ bỏ phiếu sơ bộ, trải qua các kỳ hội nghị đảng, chiến dịch vận động rồi mới đến ngày bầu cử chính thức. Các ứng cử viên phải tự bộc lộ được những khả năng, ưu thế vượt trội của mình so với đối thủ và song song với nó là cuộc cạnh tranh giữa các đảng phái, các nhóm lợi ích, các lực lượng xã hội khác nhau được thể hiện rõ rệt.
Đây thật sự là một cuộc đua khốc liệt mà “người thắng sẽ được tất cả” cịn kẻ thua thì khơng có gì. Chính vì vậy mà nó khơng đơn thuần chỉ là cuộc đua của hai ứng cử viên xuất sắc nhất của nhiều cuộc đấu loại, mà nó cịn là cuộc cạnh tranh của cả một hệ thống, một êkíp tranh cử hậu thuẫn đằng sau. Mỗi giai cấp, mỗi nhóm lợi ích đều cố gắng đưa các đại diện của mình đến vị trí danh giá nhất của hệ thống quyền lực Mỹ.
Muốn giành được chiến thắng, chỉ có phẩm chất cá nhân thơi là chưa đủ, mà cịn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố giữ vai trò chi phối khác như là chiến lược tranh cử, là các yếu tố tài chính, phương tiện thơng tin đại chúng,… Người thắng sẽ là người phải vừa hội tụ đủ những khả năng nổi trội của riêng mình cùng với sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của cả bộ máy tranh cử.
Bầu cử tổng thống Mỹ không phải là một cuộc đấu một mất, một cịn nhưng tính chất quyết liệt và gay cấn của nó thì khơng thua kém bất kỳ một trận quyết đấu nào. Mỗi kỳ bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra, người ta có cảm giác rằng, trong thời gian chuẩn bị bầu cử, cả nước khơng cịn hoạt động nào quan trọng hơn là việc lựa chọn một vị tổng thống mới. Điều này chính là do khơng khí sục sơi của cuộc chạy đua giữa các ứng cử viên mang lại. Từ vòng đấu loại trực tiếp của cuộc chiến sơ bộ cho đến cuộc chiến không khoan nhượng của hai ứng cử viên chính thức được lựa chọn. Cả nước Mỹ cũng như
bị cuốn vào cuộc chạy đua chính trị nhằm tìm ra người lãnh đạo cao nhất của đất nước mình.
Hoạt động bầu cử tổng thống Mỹ giống như kết quả của một quá trình tương tác đa dạng, nhiều chiều giữa các nhân tố tham gia, đó là: các đảng chính trị, các nhóm lợi ích, các cử tri cho đến các yếu tố hỗ trợ đắc lực như phương tiện truyền thơng đại chúng, tài chính tranh cử… Mỗi nhân tố, với đặc trưng và cơ chế vận hành riêng của mình lại có những vai trị, sự tác động khác nhau đến kết quả cuộc bầu cử. Nhìn chung, các nhân tố này đều cố gắng để tối đa hố các lợi ích có thể nhận được từ cuộc bầu cử. Các ứng cử viên khi tham gia tranh cử nếu chỉ chú trọng vào một nhân tố mà bỏ quên hay “lơ là” các nhân tố khác thì chắc chắn khơng thể trở thành người chiến thắng. Chính vì vậy, mà có nhiều ý kiến đánh giá bầu cử tổng thống Mỹ là một cuộc cạnh tranh khá cơng bằng và tồn diện. Kết quả của mỗi kỳ bầu cử là sự kết hợp của cả một hệ thống với những mối quan hệ, sự tương tác vừa ổn định, vừa biến đổi rất đa dạng và phức tạp giữa các yếu tố tham gia vào quá trình bầu cử. Và chính điều này tạo cho Mỹ một mơi trường chính trị dân chủ và cởi mở hơn.
Khơng giống các cuộc bầu cử tại các quốc gia khác, bầu cử tổng thống Mỹ được tiến hành trong một khoảng thời gian tương đối dài (hơn 1 năm). Chính thời gian tranh cử kéo dài, cùng với nhiều gian đoạn phức tạp mới chính là nét riêng có, làm nên sự độc đáo trong bầu cử của Mỹ. Nó thể hiện q trình dân chủ hố trong đời sống chính trị Mỹ, với sự tham gia đông đảo của nhân dân vào một sự kiện quan trọng nhất của đời sống chính trị.
Khoảng thời gian này khơng chỉ giúp các ứng cử viên, các đảng chính trị có một sự chuẩn bị chu đáo và đầy đủ cho từng giai đoạn của cuộc bầu cử mà nó cịn giúp các đảng có thể chọn ra ứng cử viên sáng giá nhất, đại diện cho đảng ra tranh cử. Với khoảng thời gian vận động tranh cử dài như vậy, các ứng cử viên có nhiều cơ hội để thể hiện các phẩm chất cá nhân của mình hơn, nhiều thời gian để vận động bầu cử hơn. Chính vì thế, các cuộc cạnh tranh cũng trở nên khách quan hơn, do không bị chi phối bởi yếu tố thời gian. Và điều quan trọng hơn cả là các cử tri có được cái nhìn tồn diện, sâu sắc hơn về các ứng cử viên.. Bởi qua mỗi một giai đoạn của cuộc đua, những ưu, nhược điểm của các ứng cử viên sẽ được bộc lộ rõ nét, và cử tri thì khơng chỉ có một
tiêu chí để lựa chọn ứng cử viên, họ có cả một quãng thời gian dài để theo dõi sát sao, đưa ra những nhận định, đánh giá riêng của mình, từ đây có thể chọn ra được một ứng cử viên mà họ cho là thích hợp nhất, xứng đáng nhất đại diện cho quốc gia của mình. Và hơn thế, nó cũng cho thấy, ở Mỹ, các ứng cử viên tổng thống hồn tồn khơng phải phụ thuộc vào một nhóm các nhà lãnh đạo đảng, những người mà như ở nhiều quốc gia là giữ đặc quyền giới thiệu ứng cử viên.
Tuy nhiên, cũng chính khoảng thời gian này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí của các cuộc bầu cử tại Mỹ trở nên tốn kém. Mặt khác, rất nhiều các hoạt động khác về kinh tế, văn hoá, xã hội ở một góc độ nào đó cũng chịu những ảnh hưởng nhất định của cuộc bầu cử kéo dài này.
Một điều có thể thấy rõ, đó là các ứng cử viên giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đều là những người xứng đáng và có năng lực đặc biệt. Vì để có tên trong danh sách cuối cùng, người đó phải chứng tỏ được tài năng, trí tuệ và bản lĩnh chính trị vững vàng qua rất nhiều vòng kiểm tra, thử thách. Từ cuộc cạnh tranh để trở thành đại diện cho đảng ra tranh cử, các ứng cử viên bước vào cuộc chạy đua khó khăn, khốc liệt hơn gấp nhiều lần. Qua các cuộc tuyển chọn chặt chẽ, chính xác và khách quan với đầy đủ sự tham gia của cử tri và đại biểu các đảng người được chọn làm tổng thống chính là người xuất sắc nhất trong những người xuất sắc của các đảng. Có thể nói chính cơ chế tuyển chọn gắt gao, chặt chẽ và tồn diện này đã giúp Mỹ có được những nhà lãnh đạo tài giỏi nhất, điều này được xem như một trong những nhân tố làm nên sự thành cơng của nền chính trị Mỹ nói riêng và sự hùng mạnh của nước Mỹ nói chung.