Phân tích và kiểm soát rủi ro của dự án

Một phần của tài liệu công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phẩn công thương việt nam chi nhánh đống đa2 (Trang 26 - 27)

1.2. Các loại hình thẩm định tín dụng

1.2.2.3. Phân tích và kiểm soát rủi ro của dự án

Thẩm định tín dụng được thực hiện kỹ trước khi quyết định cho vay dự án và mục tiêu của nó là đánh giá chính xác và trung thực khả năng thu hồi nợ khi cho vay dự án. Tuy nhiên, do việc thẩm định được tiến hành trước khi cho vay trong khi việc thu hồi nợ tiến hành sau khi cho vay nên khơng ai biết được chuyện gì xảy ra trong suốt quá trình sử dụng vốn vay. Kết quả là việc thu hồi được nợ vay hay khơng vẫn khơng có gì chắc chắn. Vai trị của thẩm định chỉ là giảm thiểu xác suất không thu hồi được nợ, thực tế có thu hồi được nợ hay khơng cịn phụ thuộc vào việc quản lý và kiểm sốt rủi ro tín dụng. Các kỹ thuật dùng để phân tích rủi ro tín dụng, từ đơn giản đến phức tạp bao gồm: Phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mơ phỏng.[7,8]

a. Phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy là kỹ thuật phân tích nhằm thấy được sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc cần thẩm định là NPV và IRR. Các biến độc lập tác động lên NPV và IRR có thể là các thơng số mà chúng ta đã lựa chọn khi ước lượng ngân lưu và chi phí bao gồm:

- Tỷ lệ lạm phát. - Tỷ giá hối đoái.

- Thị phần của doanh nghiệp. - Cơng suất máy móc thiết bị - Sản lượng tiêu thụ.

- Đơn giá bán.

- Định mức tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, sử dụng lao động. - Đơn giá các loại chi phí như lao động, nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng. - Tốc độ tăng chi phí.

- Tỷ lệ khấu hao.

b. Phân tích tình huống

Phân tích tình huống là kỹ thuật phân tích sự tác động đồng thời của nhiều biến hay nhiều yếu tố đến biến phụ thuộc NPV hoặc IRR. Có thể phân tích ba tình huống:

- Tình huống kỳ vọng – Tức là tình huống bình thường mà chúng ta kỳ vọng sẽ xảy ra trong tương lai.

- Tình huống xấu – Tức là tình huống có tác động tiêu cực lên NPV và IRR. Khi tình huống này xảy ra thì NPV và IRR sẽ giảm đi.

- Tình huống tốt – Tức là tình huống có tác động tích cực lên NPV và IRR. Khi tình huống này xảy ra thì NPV và IRR tăng lên.

c. Phân tích mơ phỏng

Phân tích mơ phỏng là kỹ thuật phân tích phức tạp và hiện đại hơn, nó cho phép khắc phục những hạn chế của phân tích độ nhạy và phân tích tình huống. Kỹ thuật phân tích mơ phỏng cho phép phân tích sự tác động của nhiều biến hay nhiều yếu tố đến NPV và IRR qua hàng trăm hoặc hàng nghìn tình huống. Qua đó cho phép xác định xác suất bao nhiêu phần trăm NPV dương hay IRR sẽ lớn hơn chi phí sử dụng vốn WACC.

Một phần của tài liệu công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phẩn công thương việt nam chi nhánh đống đa2 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w