Nguồn : Bảng 2.1
2.2.3. Về thẩm định cho vay
Đối với Ngân hàng Công thương Đống Đa, thẩm định cho vay là khâu quan trọng nhất để ngân hàng có thể cho vay vốn và bảo vệ được vốn của mình khỏi rủi ro tín dụng do khách hàng tạo ra.
Quy trình thẩm định của ngân hàng được thực hiên như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin; tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ
- Thu thập thông tin về khách hàng, kế hoạch kinh doanh, nhu cầu tín dụng của khách hàng từ phỏng vấn trực tiếp, khảo sát thực tế khách hàng, từ các đối tác, các hiệp hội, các cơ quan quản lý Nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng…. - Hướng dẫn khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý, lập và hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giới hạn tín dụng.
- Vấn tin trên INCAS danh sách khách hàng đen, nếu khách hàng thuộc danh sách khách hàng đen, phải báo cáo ngày lãnh đạo phịng khách hàng để: từ chối cấp giới hạn tín dụng
(nếu là khách hàng mới) và cập nhật vào hệ thống theo dõi khách hàng đã từ chối cấp giới hạn tín dụng; xử lý tín dụng( nếu là khách hàng cịn dư nợ tín dụng).
- Kiểm tra sự đầy đủ, tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ do khách hàng cung cấp, đối chiếu với các nguồn thơng tin khác thu thập được (nếu có sự khác biệt thì yêu cầu khách hàng giải trình hoặc điều tra thực tế để xác minh).
- Scan ngay toàn bộ hồ sơ khách hàng cung cấp và tài liệu liên quan khác vào chương trình iCdoc chun cho phịng quản lý rủi ro để thẩm định song song.
Bước 2: Thẩm định, lập Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp giới hạn tín dụng
- Nhập thơng tin, rà sốt, phê duyệt và quyết định hạng tín dụng khách hàng theo quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng hiện hành.
- Vấn tin trên hệ thống để biết hạng tín dụng khách hàng sau khi lãnh đạo phòng quản lý rủi ro đã phê duyệt trên hệ thống.
- Đánh giá kết quả thực hiện giới hạn tín dụng kỳ trước của khách hàng (trường hợp khách hàng đã được cấp giới hạn tín dụng kỳ trước).
- Thẩm định khách hàng: Thẩm định hoạt động kinh doanh, tài chính; Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh đề nghị cấp giới hạn tín dụng của khách hàng. Đánh giá lợi ích dự kiến nếu phê duyệt cấp giới hạn tín dụng; Đánh giá mức độ đáp ứng điều kiện cấp giới hạn tín dụng của khách hàng so với quy định hiện hành của Ngân hàng Công thương.
- Cán bộ quan hệ khách hàng thẩm định biện pháp bảo đảm và lập tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm, trình lãnh đạo phịng khách hàng.
- Lãnh đạo phịng khách hàng kiểm tra, rà sốt tồn bộ hồ sơ tài sản cố định của khách hàng thông tin trên Tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm. Ghi ý kiến đồng ý/khơng đồng ý, ký Tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm.
- Định giá tài sản cố định theo quy định, quy trình bảo đảm tiền vay hiện hành của Ngân hàng Công thương.
- Lập báo cáo thẩm định và đề xuất cấp giới hạn tín dụng trong đó có dự kiến mức lãi suất, phí (nếu có) và đề xuất nội dung cấp giới hạn tín dụng cụ thể cho khách hàng và các điều kiện kèm theo (nếu có), trình lãnh đạo phịng khách hàng.
Bước 3: Xét duyệt giới hạn tín dụng khách hàng
- Trường hợp thuộc thẩm quyền của chi nhánh
+ Trường hợp khơng qua Hội đồng tín dụng cơ sở (do Lãnh đạo ngân hàng cấp tín dụng quyết định)
Xem xét báo cáo thẩm định và đề xuất cấp giới hạn tín dụng, Tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm của phịng khách hàng, Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định giới hạn tín dụng của phịng quản lý rủi ro, ý kiến của các chuyên viên tư vấn (nếu có).
u cầu phịng khách hàng, phịng quản lý rủi ro bổ sung hồ sơ (nếu có) và ký vào Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định giới hạn tín dụng. Trường hợp giám đốc hoặc người được ủy quyền không đồng ý với đề xuất từ chối cấp /hoặc xét thấy có thể cấp giới hạn tín dụng cao hơn mức đề xuất của phịng quản lý rủi ro, thì triệu tập/hoặc đề nghị triệu tập họp Hội đồng tín dụng cơ sở để xem xét, quyết định.
+ Trường hợp qua Hội đồng tín dụng cơ sở:
Thư ký Hội đồng tín dụng cơ sở tiếp nhận Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp giới hạn tín dụng, Tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm, Biên bản định giá tài sản bảo đảm (nếu có), Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định giới hạn tín dụng trình chủ tịch Hội đồng tín dụng cơ sở triệu tập cuộc họp Hội đồng tín dụng.
Hội đồng tín dụng cơ sở thực hiện xem xét, phê duyệt giới hạn tín dụng khách hàng theo quy chế Hội đồng tín dụng hiện hành của Ngân hàng Cơng thương.
Hội đồng tín dụng cơ sở nhất trí cấp giới hạn tín dụng, chủ tịch Hội đồng tín dụng cơ sở ký văn bản trình và u cầu phịng quản lý rủi ro gửi kèm 01 bộ hồ sơ đầy đủ trình Trụ sở chính (thơng qua các phịng khách hàng trụ sở chính).
Hồ sơ bao gồm: Tờ trình của Hội đồng tín dụng cơ sở (bản giấy), scan gửi qua chương trình iCdoc các hồ sơ; Tờ trình của Hội đồng tín dụng cơ sở, Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp giới hạn tín dụng, Tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm của phịng khách hàng, Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định giới hạn tín dụng của phịng quản lý rủi ro, biên bản họp Hội đồng tín dụng cơ sở và phiếu biểu quyết, tài liệu về tư cách pháp lý, tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu tín dụng của khách hàng và các tài liệu khác có liên quan.
Bước 4: Thông báo cho khách hàng (nếu khách hàng yêu cầu); Soạn thảo, ký kết Hợp đồng bảo đảm (nếu có) và thực hiện các thủ tục cơng chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của Ngân hàng Công thương.
- Scan và chuyển qua chương trình iCdoc cho các phịng liên quan để thực hiện: Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định giới hạn tín dụng (đã được Cấp có thẩm quyền phê duyệt), Biên bản họp Hội đồng tín dụng (nếu có), Thơng báo của trụ sở chính (nếu có).
- Nếu khách hàng u cầu thông báo bằng văn bản, cán bộ quan hệ khách hàng soạn thảo Cơng văn thơng báo cho khách hàng, trình lãnh đạo phịng khách hàng kiểm sốt, Lãnh đạo ngân hàng cấp tín dụng ký và gửi cho khách hàng.
- Đàm phán, soạn thỏa Hợp đồng bảo đảm và các văn bản liên quan dựa trên nội dung phê duyệt của Cấp có thẩm quyền.
- Kiểm tra thẩm quyền ký Hợp đồng bảo đảm của người đại diện khách hàng, bên bảo đảm.
- Chỉnh sửa các nội dung Hợp đồng bảo đảm theo ý kiến của phịng quản lý rủi ro (nếu có).
- Rà soát nội dung dự thảo Hợp đồng bảo đảm và các văn bản liên quan đảm bảo: phù hợp với nội dung phê duyệt của Cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng; phù hợp với quy trình hiện hành; khơng bất lợi cho Ngân hàng Công thương. Ký tắt tổng trang, yêu cầu cán bộ quan hệ khách hàng scan và chuyển vào chương trình iCdoc cho phịng quản lý rủi ro (trường hợp phải được phòng quản lý rủi ro rà sốt).
- Trình người có thẩm quyền ký Hợp đồng bảo đảm và gửi cho khách hàng.
- Rà soát lại nội dung Hợp đồng bảo đảm theo yêu cầu của lãnh đạo Ngân hàng Công thương hoặc thuộc các trường hợp do Giám đốc Chi nhánh quy định Hợp đồng bảo đảm phải được phòng quản lý rủi ro rà sốt trước khi trình người có thẩm quyền ký.
- Có văn bản thơng báo với phòng khách hàng về những nội dung cần chỉnh sửa,scan và chuyển vào chương trình iCdoc cho phịng khách hàng.
- Tùy thuộc tình hình thực tế, Giám đốc Chi nhánh có thể quy định hoặc khơng quy định các trường hợp phải được phòng quản lý rủi ro rà sốt hợp đồng trước khi kí kết với khách hàng, bao gồm:
+ Các Hợp đồng bảo đảm không được lập theo mẫu do Chi nhánh ban hành (đã được qua phòng quản lý rủi ro rà soát mẫu).
+ Các Hợp đồng bảo đảm có độ lớn nhất định/hoặc có tính phức tạp. - Ký thơng báo cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng
- Ký kết Hợp đồng bảo đảm.
- Phối hợp với bên bảo đảm thực hiện các thủ tục công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm và các thủ tục khác có liên quan theo quy định hiện hành (nếu có).
Bước 5: Cập nhật dữ liệu khách hàng vào hệ thống NICAS; nhập kho Tài sản bảo đảm và hồ sơ Tài sản bảo đảm (nếu có)
- Phịng khách hàng nhập thơng tin, tạo bản ghi Tài sản bảo đảm, in và ký Bảng liệt kê hồ sơ Tài sản bảo đảm kiêm phiếu nhập kho Tài sản bảo đảm, chuyển bộ phận kế tốn giao dịch kiểm sốt và ký, trình Cấp có thẩm quyền ký duyệt.
- Phịng khách hàng chuyển bảng liệt kê hồ sơ Tài sản bảo đảm kiêm phiếu nhập kho Tài sản bảo đảm sau khi được Cấp có thẩm quyền phê duyệt cho Thủ kho làm thủ tục nhập kho hồ sơ Tài sản bảo đảm và cập nhật thơng tin để vấn tin vào Chương trình quản lý hồ sơ Tài sản bảo đảm theo quy định.
- Cán bộ quan hệ khách hàng thông báo cho phịng quản lý rủi ro/Cấp có thẩm quyền để vấn tin kiểm tra thơng tin hồ sơ Tài sản bảo đảm nhập khi trên Chương trình quản lý hồ sơ Tài sản bảo đảm và thực hiện liên kết Tài sản bảo đảm vào Chương trình quản lý hồ sơ Tài sản bảo đảm thì cán bộ quan hệ khách hàng có thể thơng báo cho phịng quản lý rủi ro/Cấp có thẩm quyền để vấn tin kiểm tra thông tin hồ sơ Tài sản bảo đảm nhập kho trên Chương trình quản lý hồ sơ Tài sản bảo đảm và thực hiện liên kết Tài sản bảo đảm. - Nhập và phê duyệt thông tin dữ liệu về A/A
- Phê duyệt A/A trên hệ thống INCAS.
Bước 6: Theo dõi và quản lý giới hạn tín dụng khách hàng
- Thực hiện kiểm tra, giám sát, theo dõi và quản lý giới hạn tín dụng khách hàng theo Quy trình kiểm tra, giám sát tín dụng đối với khách hàng hiện hành của Ngân hàng Cơng thương; Quy định bảo đảm cấp tín dụng và các quy định, quy trình tín dụng hiện hành.
- Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và bảo đảm nợ vay định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có thơng tin về những sự kiện bất thường có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng.
Xếp hạng tín dụng nội bộ và chấm điểm tín dụng
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho thang điểm tối đa đối với một khách hàng là 100 điểm và khách hàng được xếp hạng thành 10 nhóm từ AAA, AA…C,D và các nhóm được đánh giá như sau:
Hạng AAA: Đây là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.
Hạng AA: Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.
Hạng A: Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá tốt.
Hạng BBB: Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hồn tồn có khả năng hồn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngồi có nhiều khả năng hơn trong việc làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
Hạng BB: Khách hàng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
Hạng B: Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hồn trả các khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.
Hạng CCC: Khách hàng xếp hạng hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp đó các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng khơng trả được nợ.
Hạng CC: Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.
Hạng C: Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vấn đang được duy trì.
Hạng D: Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là khả năng, dự kiến.
Bảng 2.3 Bảng xếp hạng chấm điểm tín dụng tại Vietinbank
Tổng điểm Xếp loại Đánh giá Kết quả xếp
hạng rủi ro Mức độ 90-100 AAA Xuất sắc Thấp 80-90 AA 70-80 A Tốt 60-70 BBB Trung bình Trung bình 50-60 BB 40-50 B Dưới trung bình 30-40 CCC Rủi ro cao Cao 20-30 CC 10-20 C 0-10 D Rủi ro rất cao
Nguồn: Hướng dẫn chấm điểm tín dụng của Vietinbank năm 2010
Bảng 2.4:Bảng đánh giá tín dụng kết hợp
Tài Sản Đảm Bảo Xếp hạng rủi ro
Thấp Trung bình Cao Xếp hạng Tài
Sản Bảo Đảm
Mạnh Xuất sắc Tốt Trung bình Trung bình Tốt Trung bình Từ chối
Yếu Trung bình Từ chối