Nguồn : Hướng dẫn đánh giá tín dụng Vietinbank 2010
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh
3.2.3. Tăng cường thẩm định tài sản bảo đảm
Như đã phân tích ở trên, bảo đảm tín dụng là một trong những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tài sản bảo đảm chỉ là cơ sở để khích lệ các doanh nghiệp có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Do đó, trong việc thẩm định tín dụng cán bộ tín dụng cần thay đổi suy nghĩa, “đã có tài sản bảo đảm rồi, nếu doanh nghiệp khơng đủ khả năng trả nợ thì sẽ phát mại tài sản nhằm thu hồi vốn”. Các cán bộ thẩm định cần chú ý rằng, chỉ khi nào ngân hàng khơng cịn cách nào thu hồi nợ của doanh nghiệp, thì ngân hàng mới phát mãi tài sản để thu hồi vốn. Vì vậy, trong khi thẩm định cán bộ thẩm định cần phải xem xét kỹ lưỡng việc thẩm định phương án sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính, uy tín của doanh nghiệp… từ đó mới vận dụng các biện pháp bảo đảm khau nhau như: Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cam kết bảo đảm bằng tài sản… cho các khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khơng vì thế mà cán bộ thẩm định của chi nhánh xem nhẹ việc thực hiện tài sản bảo đảm của doanh nghiệp. Vì, đây cũng là một yếu tố làm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng của chi nhánh. Do đó, để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng nói
chung và thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với các DNVVN nói riêng, trong thời gian tới, chi nhánh cần thực hiện một số nội dung sau:
- Tiếp tục khuyến khích việc thực hiện bảo đảm tín dụng bằng tài sản tự có của doanh nghiệp, tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, bảo lãnh… Vì, khi đó sẽ khích lệ và gắn được trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn vay.
- Khi đánh giá tài sản đảm bảo cần có sự đánh giá chéo và thật kỹ lưỡng sao cho tài sản ln phải đảm bảo đủ vai trị của tài sản bảo đảm (như: giá trị tài sản như thế nào trong tương lai, hay tài sản bảo đảm phải có thị trường tiêu thụ…).