Đánh giá về hoạt động thẩm định cho vay

Một phần của tài liệu công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phẩn công thương việt nam chi nhánh đống đa2 (Trang 76 - 80)

Nguồn : Hướng dẫn đánh giá tín dụng Vietinbank 2010

2.3. Đánh giá về hoạt động thẩm định cho vay

2.3.1. Những kết quả đạt được:

Trong những năm qua, với sự nỗ lực không ngừng của cán bô công nhân viên, Chi nhánh đã có những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động tín dụng như:

- Cơng tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới thích hợp với nền kinh tế thị trường. Phong cách phục vụ,giao dịch văn minh lịch sự tạo được ấn tượng, uy tín đối với khách hàng, do đó số lượng khách hàng khơng ngừng gia tăng, thị phần ngày càng mở rộng.

- Quy mơ tín dụng năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu cho vay khơng chỉ bó hẹp trong khu vực doanh nghiệp quốc doanh mà còn mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay bán lẻ.

- Cơng tác thu nợ q hạn, nợ khó địi đã được chú trọng, kiểm tra đối chiếu nợ được tiến hành thường xuyên. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2011 đã giảm đáng kể so với năm 2010, đây là một thành công lớn của Chi nhánh trong năm qua.

- Ngân hàng đã phát triển công tác tiếp cận khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy trình nhằm tạo điều kiện cho khách hàng hoàn thành các thủ tục vay vốn nhanh chóng và thuận lợi, tạo điều kiện cho khách hàng nắm cơ hội kinh doanh kịp thời. Ngân hàng từng bước gắn mình với doanh nghiệp qua vai trị tư vấn.

- Việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tiến hành đúng quy định, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Bên cạnh đó, chính sách tín dụng của Vietinbank Đống Đa ln bám sát với chủ trương, chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, các Bộ.

Ngồi ra, quy trình phân tích tín dụng của Chi nhánh được quy định chặt chẽ hơn: đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng dựa trên hệ thống định dạng tín dụng nội bộ, thẩm quyền phán quyết tín dụng minh bạch rõ ràng với thẩm quyền ký kết tín dụng… Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt các khâutrong hoạt động tín dụng cũng

như cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ, mạng lưới hậu kiểm cơng tác tín dụng được thực hiện thường xuyên hơn.

Đặc biệt, với các hoạt động nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên cũng như việc tuyên truyền về những nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ nhân viên thơng qua cuộc thi tìm hiểu bộ quy chuẩn đạo đức của Vietinbank, Chi nhánh đã giúp các cán bộ nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của cơng việc và có ý thức hơn trong việc hồn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, Chi nhánh ln tổ chức công tác tự đào tạo để nâng cao chất lượng chun mơn của cán bộ…

2.3.2. Những hạn chế cịn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh cịn nhiều tồn tại hạn chế như:

- Việc xét duyệt và giải ngân đơi khi cịn rườm rà, nhiều khi bị khách hàng phàn nàn. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra như đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu về ngân hàng, tuyển dụng bổ sung cán bộ trẻ, có trình độ nhưng chưa phát huy đồng đều; sự phối hợp xử lý trong hoạt động giữa các phòng, các bộ phận và cán bộ vẫn cịn thiếu sự ăn khớp nhịp nhàng…

- Quy mơ hoạt động tuy có tăng trưởng đạt kế hoạch nhưng chi phí huy động cịn cao; Dư nợ tín dụng tuy đã chấp hành giới hạn nhưng ln trong tình trạng phải giảm số dư, các chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu cịn tồn tại; tín dụng bán lẻ phát triển chậm, do còn hạn chế giải pháp Marketing và các sản phẩm tín dụng chưa thực sự đa dạng.

- Việc quảng bá sản phẩm tới khách hàng chưa được thực hiện đồng bộ và liên tục; kỹ năng bán hàng của cán bộ nhân viên chưa chuyên nghiệp. Vì vậy, chưa tạo được ấn tượng sâu sắc với khách hàng.

2.3.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

- Cơng tác chỉ đạo điều hành tín dụng cịn thiếu định hướng trọng tâm trọng điểu, chỉ đạo khơng kiên quyết và thiếu đồng bộ dẫn đến tín dụng có biểu hiện tự

phát, nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế chiếm tỷ trọng cho vay cao và tiềm ẩn rủi ro lớn.

- Tính kỷ cương kỷ luật và tính tuân thủ chấp hành quy định tín dụng chưa được thực hiện nghiêm, thể hiện:

Hồ sơ tín dụng khơng đầy đủ, thiếu sự tn thủ, hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng; thẩm định không sâu, không kỹ, thiếu năng lực cũng như trách nhiệm kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay….

Trong phê duyệt tín dụng cịn thiếu khách quan, thiếu lắng nghe, cịn mang tính tự quyết, thiếu dân chủ.

Nhiều vụ vi phạm chậm được phát hiện, thậm chí khơng được phát hiện và xử lý khơng cương quyết dẫn đến tình trạng cho vay vượt mức phán quyết, cho vay không tuân thủ điều kiện ủy nhiệm diễn ra phổ biến ở nhiều nơi.

- Đánh giá và phân loại khơng chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng dẫn tới tiềm ẩn rủi ro lớn do hệ thống quản lý và đánh giá cơng tác thẩm định tín dụng khơng chính xác, cịn có hiện tượng che đậy thông tin, đánh giá khách hàng chỉ thông qua thông tin do khách hàng cung cấp mà thiếu các thông tin cập nhật từ những kênh thông tin khác…

- Đội ngũ cán bộ tín dụng là những người trực tiếp đứng ra thẩm định món vay để ra quyết định cho vay, do đó có thể nói rằng cơng tác thẩm định là tín dụng là rất quan trọng. Trong chi nhánh, tuy cán bộ đều là những người có trình độ đại học trở lên, nhưng do độ tuổi còn trẻ, kinh nghiệm làm việc chưa được nhiều nên khả năng phân tích vấn đề cịn hạn chế, chưa hiểu rõ hoạt động kinh doanh của khách hàng.

- Thơng tin tín dụng khơng được cung cấp và khai thác đầy đủ: Ngân hàng ln phải tự tìm kiếm thơng tin và gặp nhiều khó khăn dẫn đến chất lượng thơng tin khơng đầy đủ, xác thực. Đặc biệt, việc cung cấp thông tin từ Trung tâm thơng tin tín dụng Nhà nước (CIC) cịn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, việc kế nối thơng tin với

các ngân hàng cịn lỏng lẻo, khiến cho thơng tin nhận được rất sơ sài, chưa đáp ứng được địi hỏi của cơng việc.

- Các sản phẩm cho vay của Vietinbank chưa ứng dụng công nghệ hiện đại (gửi đơn vay vốn trực tuyến; tư vấn cho vay online; qua điện thoai…) nên chưa thuận tiện, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời; vì vậy chưa có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khách trên thị trường.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Năng lực tài chính, quản lý và năng lực lập, thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của nhiều Khách hàng còn hạn chế. Sự yếu kém về trình độ nguồn nhân lực đã khiến cho việc sử dụng khoản vay không được hiệu quả như phương án kinh doanh đề ra, do đó tự gây khó khăn cho việc trả nợ vay.

- Đạo đức quy tín của một số khách hàng chưa cao: đây là nguyên nhân rất khó khắc phục. Nếu một doanh nghiệp khơng có uy tín trên thị trường, làm mất bạn hàng, do đó việc kinh doanh trở nên khó khăn sẽ dẫn tới việc trả nợ đối với Ngân hàng gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Thậm chí nhiều trường hợp doanh nghiệp cịn cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn vay của ngân hàng.

Nguyên nhân khác:

- Mơi trường kinh tế xã hội: tình hình kinh tế của năm 2009 và 2010 đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ của nhiều doanh nghiệp, do đó nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng gia tăng.

- Môi trường pháp lý: việc chồng chép của hệ thống văn bản pháp luật hiện nay khơng những gây khó khăn cho Ngân hàng mà cịn gây khó khăn cho khách hàng, bên cạnh đó một số khách hàng đã lợi dụng những khe hở này của pháp luật để chiếm dụng vốn của Ngân hàng.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI

NHÁNH ĐỐNG ĐA

Một phần của tài liệu công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phẩn công thương việt nam chi nhánh đống đa2 (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w