CHƯƠNG 5 : LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH
5.7. XUẤT BIỆN PHÁP
5.7.1. Biện pháp thu mua
Khảo sát, đánh giá thêm nhà cung ứng mới để thay thế các nhà cung ứng cũ đảm bảo cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất
Liên kết, tổ chức mạng lưới các điểm thu mua gắn với vùng nguyên liệu trong tỉnh và khu vực. Hợp tác, ký hợp đồng thu mua với đại diện các hộ nông dân như: các hợp tác xã, tổ sản xuất, hội nông dân.
5.7.2. Biện pháp tăng lượng tiêu thụ sản phẩm
Đa dạng hình thức bán sản phẩm như bán tại kho, thông qua các đại lý, cửa hàng, bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Tăng cường hơn nữa mạng lưới phân phối hàng, kênh tiêu thụ. Tích cực chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, đa dạng sản phẩm kinh doanh, đẩy mạnh việc cung cấp sản phẩm vào các bếp ăn tập thể, trường học, khu công nghiệp.
5.7.3. Biện pháp quản lý sản xuất
Thực hiện quản lý quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 đã thiết lập, tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình kiểm sốt đầy đủ đến từng công đoạn từ nguyên liệu đến bán thành phẩm và thành phẩm qua từng thiết bị để xác định kịp thời và xử lý các sản phẩm khơng phù hợp, phịng ngừa những sản phẩm sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu, tránh trường hợp phải tái chế lại làm tăng giá thành và ảnh hưởng đến thời gian giao hàng.
Thống kê theo dõi kết quả hoạt động của máy móc thiết bị lau bóng gạo trong toàn hệ thống trên cơ sở so sánh kết quả thực tế với định mức của công ty ban hành trong sản xuất như: định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức thu
hồi thành phẩm, định mức sửa chữa , bảo trì máy móc thiết bị để tham mưu cho ban giám đốc xí nghiệp và cơng ty trong việc quản lý sản xuất, lựa chọn đầu tư hệ thống thiết bị sản xuất phù hợp hiệu quả.
Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp, tăng cường cơng tác bảo trì thiết bị sản xuất, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về sử dụng điện trong sản xuất, nghiệp vụ vận hành máy lau bóng gạo cho cơng nhân trực tiếp sản xuất để không ngừng nâng cao tỷ lệ thu hồi trong gia công chế biến và đáp ứng cho nhu cầu chế biến gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ngày càng cao. Bố trí thời gian sản xuất trong giờ thấp điểm để tiết kiệm chi phí, kiểm tra bảo trì định kỳ máy móc thiết bị sản xuất.
5.7.4. Biện pháp tài chính
Triển khai các luật mới về cơng tác kế tốn như luật kế toán, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật doanh nghiệp và các chế độ chính sách tài chính mới ban hành để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thực hiện kiểm kê, quyết tốn đúng qui định và hướng dẫn của cơng ty và qui định về kế toán của nhà nước
Xây dựng tốt kế hoạch tài chính, quản lý dịng tiền một cách linh hoạt và hiệu quả, nâng cao năng lực phân tích tài chính. Thường xuyên cập nhật xác định lại giá thành kế hoạch làm cơ sở định giá bán và kiểm sốt chi phí sản xuất.
Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ hơn để sử dụng vốn có hiệu quả tiếp tục bảo tồn và phát triển vốn kinh doanh. Thực hiện kiểm tra định kỳ tồn diện về cơng tác quản lý tài chính kế tốn. Tiếp tục thực hiện chủ trương tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
5.7.5. Biện pháp đầu tư
Hệ thống kho bãi của xí nghiệp đã khai thác hết diện tích, với khả năng trữ hàng hiện tại để đảm bảo trữ hàng đủ cung cấp cho sản xuất xí nghiệp cần quan tâm công tác cải tạo, nâng cấp hệ thống kho bãi dự trữ.
Lắp đặt một số hệ thống băng tải theo qui trình tự động khép kín từ khâu nhập nguyên liệu, chất cây đến xuất thành phẩm, lắp đặt thêm cân điện tử bồn chứa nguyên liệu chứa thành phẩm để chủ động trong nhập xuất hàng, giảm thiểu tối đa lao động thủ cơng nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm cơng nhân khi vào cao điểm để tăng năng suất lao động, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh.
Đầu tư thêm các vùng kho có nguồn nguyên liệu dồi dào chủ động nguồn nguyên liệu, tăng hiệu quả kinh doanh.
Đầu tư phương tiện trong khâu vận chuyển phục vụ việc bán hàng và lưu thơng hàng của xí nghiệp nhằm đảm bảo đúng thời gian giao hàng
5.7.6. Biện pháp nguồn nhân lực
Cơ cấu lại bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, sử dụng và bố trí nguồn nhân lực một cách hợp lý để giảm chi phí quản lý.
Có chính sách đãi ngộ lương bổng phù hợp cho cán bộ nhân viên, bồi dưỡng thỏa đáng cho công nhân sản xuất. Bởi do tính đặc thù của hàng nơng nghiệp mang tính mùa vụ sẽ hoạt động nhiều khi đến các mùa thu hoạch nên cần khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên.
Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên ở các bộ phận chức năng
Liên kết với các nhà cung cấp lao động để tuyển mộ công nhân khi v ào mùa vụ.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Những yếu tố của mơi trường kinh doanh có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất xí nghiệp. Các chính sách của Nhà nước như: hạn ngạch xuất khẩu, thuế xuất khẩu, lãi suất tín dụng, định hướng phát triển ngành đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho xí nghiệp, quyết định phương hướng hoạt động của xí nghiệp. Hiện nay vấn đề an ninh lương thực quốc gia đã được đảm bảo thì vấn đề xuất khẩu gạo đã khơng cịn trở ngại. Với lệnh ngừng đánh thuế xuất khẩu gạo là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Song song đó là các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Châu Phi, Philippin đã được ký kết đã đẩy nhanh quá trình thu mua, sản xuất của xí nghiệp để cung cấp mặt hàng gạo xuất khẩu theo chỉ tiêu được phân bổ.
Sản lượng tiêu thụ gạo năm 2009 của xí nghiệp theo kế hoạch phân bổ của công ty tăng 20% so với năm 2008 với tình hình giá cả khơng biến động, có xu hướng tăng nhẹ và ổn định hoạt động của xí nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc hoàn thành kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu cũng có thể có nhiều diễn biến vào cuối năm sẽ ảnh hưởng đến thị trường trong nước và kế hoạch đặt ra trong năm của xí nghiệp, khi đó các kế hoạch bộ phận cũng phải được điều chỉnh phù hợp.
Trong kế hoạch sản xuất, yếu tố đóng vai trị quan trọng và ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch là khối lượng sản phẩm dự kiến sẽ được tiêu thụ trong năm. Bởi các kế hoạch về chi phí như: kế hoạch chi phí gạo nguyên liệu, kế hoạch nhân công sản xuất, kế hoạch bán hàng đều dựa trên lượng sản phẩm bán ra. Các kế hoạch thanh toán, thu tiền và tồn bộ kế hoạch tài chính cũng thay đổi. Theo dự kiến trong năm 2009 xí nghiệp sẽ cung ứng khoảng 17.000 tấn gạo cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đạt mức lợi nhuận dự kiến khoảng 830 triệu đồng. Ưu thế mặt hàng gạo xuất khẩu của xí nghiệp về giá cả có tính cạnh tranh nhưng chỉ xuất sang các thị trường truyền thống là các nước Châu Á, Châu Phi,…thị trường cấp trung và cấp thấp, tỷ lệ tấm còn cao (15% - 25%) mà chưa chen chân vào thị trường cao cấp. Do đó kế hoạch tiếp thị cho mặt hàng gạo xuất khẩu tập trung và
các thị trường truyền thống, đối với thị trường trong nước tập trung vào các tỉnh thành ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên để hoạt động của xí nghiệp được thuận lợi và thống nhất trong việc điều hành phải cần đến yếu tố nguồn nhân lực cho việc ra quyết định và tổ chức thực hiện. Kế hoạch nhân sự nhằm phân chia nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, phân công phân nhiệm rõ ràng nhưng có giám sát và hỗ trợ cho nhau sẽ làm cho tiến độ hồn thành cơng việc được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vấn đề quan trọng của kế hoạch là nguồn tài chính để thực hiện, kế hoạch tài chính sẽ cân đối nguồn tiền cho xí nghiệp trong các khoản thu chi, đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Cuối cùng từ những kết quả thực hiện của kế hoạch sẽ đánh giá được hiệu quả của việc kế hoạch.
6.2. KIẾN NGHỊ
Qua quá trình tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh lương thực ở xí nghiệp, thiết nghĩ để nâng cao hơn nữa giá trị hạt gạo xuất khẩu của Việt Nam nói chung v à xí nghiệp nói riêng cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho chất lượng gạo, chẳng những ở khâu chế biến mà cần đầu tư ngay từ khâu chọn giống gieo trồng cho đến khi thành thành phẩm và tiêu thụ được trên thị trường. Dưới đây là một số kiến nghị cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu:
+ Hình thành hệ thống liên kết giữa các thành phần kinh tế và các hợp tác xã trong việc thu mua và xuất khẩu gạo. Tạo sự gắn kết giữa bốn nh à: nhà nông, nhà chế biến, nhà đầu tư, nhà khoa học, giảm thiểu tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ.
+ Xây dựng hệ thống thị trường tiêu thụ gạo vững chắc trên thị trường thế giới.
+ Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới
+ Xây dựng mối quan hệ hợp tác với một số ngân hàng có uy tín tại các nước nhập khẩu gạo để tháo gỡ khó khăn trong khâu thanh tốn. Phát triển các cơng cụ thương mại như: bảo hiểm, hậu cần, vấn đề pháp lý, kiểm tra chất lượng…để xúc tiến hoạt động xuất khẩu gạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, Tạ Trí Nhân, Phạm Ngọc Thúy, (2002). Kế hoạch kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM.
2. PGS.TS Đồng Thị Thanh Phương, Th.S Nguyễn Đình Hịa, Th.S Trần Thị Ý Nhi, (2005). Giáo trình quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê.
3. Phạm Văn Thành, (2008). Lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm xăng tại cơng ty TNHH dầu khí Mêkơng, Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ. 4. Các trang web tham khảo:
http://www.economics.vnu.edu.vn http://baokinhteht.com.vn
http://www.atpvietn a m.com/vn http://www.baobinhduong.org.vn