ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh năm 2009 tại xí nghiệp 3 lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 56 - 58)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH

4.6. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Lĩnh vực kinh doanh chính của xí nghiệp là xuất khẩu gạo, do đó sự quan tâm đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các xí nghiệp chế biến lương thực, các cơ sở xay xát, nhà máy là điều cần thiết, quan trọng.

Gạo xuất khẩu khơng có tính chất riêng biệt như các sản phẩm khác, dễ kinh doanh, hơn nữa nước ta là nước nông nghiệp sự am hiểu về ngành lúa gạo có thể là điều tất yếu đối với các nhà kinh doanh, sự gia nhập ngành lương thực là điều khơng mấy khó khăn.

Nằm giáp ranh với tỉnh Vĩnh Long là các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ….mỗi tỉnh đều có các xí nghiệp chế biến lương thực và doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo hoạt động lâu năm. Chỉ tính riêng trong tỉnh hiện có gần 650 nhà máy, cơ sở xay xát, lau bóng gạo tập trung ở 3 huyện Long Hồ, Trà Ôn và Tam Bình. Trước đây hầu hết các doanh nghiệp tư nhân chỉ trang bị hệ máy xay xát gạo chủ yếu phục vụ thị trường nội địa thì nay các doanh nghiệp này đã đầu tư các loại máy, trang bị thêm vào công đoạn cuối dây chuyền các thiết bị tách tấm, đánh bóng và phân loại phục vụ cho việc xuất khẩu gạo

Trên địa bàn tỉnh gần khu vực kinh doanh của xí nghiệp có xí nghiệp lương thực Cổ Chiên, xí nghiệp lương thực Cái Cam là hai xí nghiệp trực thuộc công ty xuất nhập khẩu Vĩnh Long, chi nhánh công ty cổ phần lương thực thực phẩm miền Nam chuyên kinh doanh, chế biến mặt hàng gạo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Với sự chỉ đạo và sự tài trợ của cơng ty xuất nhập khẩu Vĩnh Long thì hoạt động của hai xí nghiệp đáng l à mối quan tâm cho xí nghiệp 3 trong khâu thu mua và khâu tiêu thụ sản phẩm. Năng lực sản xuất trung bình của 2 xí nghiệp này khoảng 5 - 7 tấn/giờ, được trang bị máy móc hiện đại cho khâu sản xuất. Nằm trên đường quốc lộ liên thông đi các t ỉnh, thuận tiện cả đường thủy lẫn đường bộ. Có hệ thống kho bãi dự trữ trên 10.000 tấn gạo. Nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra ổn định.

Chi nhánh công ty cổ phần lương thực miền Nam được thành lập từ năm 1988, lúc đầu hoạt động kinh doanh nhỏ nhưng hiện nay đã được mở rộng kinh doanh, đa dạng các mặt hàng gạo xuất khẩu và nội địa. Chi nhánh không trực tiếp sản xuất nhưng kinh doanh thương mại mặt hàng gạo, không được ưu thế trong cạnh tranh giá cả nhưng có thế mạnh về nguồn tài chính, khả năng điều tiết nguồn vốn kinh doanh linh hoạt, khả năng trữ hàng lớn, mặt hàng kinh doanh đa dạng, mạng lưới phân phối hàng rộng.

Rộng hơn là các đối thủ ở Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng… đây cũng là những khu vực thu mua nguồn nguyên liệu của xí nghiệp 3. Cơng ty lương thực Tiền Giang có đến 5 xí nghiệp chế biến nằm trên địa bàn tỉnh, với hoạt động chính thu mua, sản xuất chế biến, bảo quản, dự trữ lương thực theo chỉ tiêu, nhiệm vụ công ty giao. Xay xát, chế biến, kinh doanh lương thực, cung ứng

cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Hệ thống máy móc được trang bị đầy đủ, hệ thống kho dự trữ trên 7000 tấn hồn tồn có đầy đủ năng lực cung cấp hàng cho công ty và cung ứng ra thị trường bên ngồi. Với lợi thế nằm ở tỉnh có diện tích trồng lúa nhiều, sản lượng cao, có nguồn nguyên liệu tại chỗ, dồi dào, chi phí thấp, đầu ra ổn định sẵn sàng giành lấy thị trường và khách hàng với xí nghiệp. Tại Cần Thơ, công ty lương thực sơng Hậu với 4 xí nghiệp nằm ở các địa bàn như: Vị Thanh (xí nghiệp chế biến lương thực Vị Thanh), Long Mỹ (xí nghiệp chế biến lương thực Long Mỹ), Trà Nóc (xí nghiệp chế biến lương thực Trà Nóc), Cái Răng (xí nghiệp chế biến lương thực Cái Răng). Với lợi thế thu mua nguồn nguyên liệu tại chỗ, nằm ở vị trí trung tâm các xí nghiệp n ày chủ động hơn trong nguồn nguyên liệu cho sản xuất, giảm được một khoản chi phí trong thu mua, làm tăng áp lực cạnh tranh cho xí nghiệp 3.

Đó là thực trạng cạnh tranh đối với mặt hàng gạo trong nước, ngồi ra với mặt hàng xuất khẩu cịn phải chịu thêm sự cạnh tranh của mặt hàng gạo Thái, Ấn Độ, Trung Quốc.

Ở mỗi khu vực điều tồn tại những nguy c ơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến hoạt động của xí nghiệp, sự nắm bắt theo dõi thường xuyên về hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành và diễn biến của thị trường là một trong những yếu tố giúp xí nghiệp hạn chế những rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh năm 2009 tại xí nghiệp 3 lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w