CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH
4.1. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ GẠO XÍ NGHIỆP
4.1.1. Thị trường xuất khẩu
Thị trường truyền thống xuất khẩu gạo của công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long nói chung và xí nghiệp 3 nói riêng lâu nay chủ yếu là thị trường Châu Á: Malaysia, Philipin, Indonesia và Châu Phi trong đó thị trường Châu Á chiếm 46%, Châu Phi chiếm 54%. Loại gạo xuất khẩu của xí nghiệp có tỷ lệ % tấm cao 15% - 25%, gạo 25% thường xuất sang thị trường cấp thấp và cấp trung chiếm gần 70% lượng gạo xuất khẩu của xí nghiệp. Năm 2006 tổng sản lượng xuất sang các thị trường này 17.546 tấn chiếm 71,01% tổng sản lượng bán ra của xí nghiệp, năm 2007 xuất gần 13.000 tấn chiếm tỉ lệ 87% sản lượng và 2008 xuất 13.778 tấn chiếm tỉ lệ 98% sản lượng của năm. Xí nghiệp khơng trực tiếp thực hiện xuất khẩu mà thông qua công ty. Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008 thì Phillippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số một, chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007. Trong 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất n ày thì có 3 thị trường bao gồm Philippin, Malaysia, Cu Ba là thị trường truyền thống, chiếm 63,8% về giá trị và 54,8% về lượng. 7 thị trường còn lại là các thị trường thương mại (chiếm 18,4% về giá trị và 23,3% về lượng), trong đó thị trường châu Phi chiếm tới 11,7% về giá trị và 14,5% về lượng. Châu Phi là thị trường dễ tính khơng địi hỏi q khắt khe về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, thị trường Châu Phi là thị trường được đánh giá là tiềm năng lớn trong hoạt động xuất khẩu gạo của xí nghiệp năm 2009.
Trong năm 2009, sản lượng gạo xuất khẩu Việt Nam sang Philipin đã ký hợp đồng là 1,5 triệu tấn, ở thị trường Châu Phi sẽ ký kết xong hợp đồng vào tháng 6 .Trong dự kiến Châu Phi sẽ nhập khẩu 50% sản lượng gạo từ việt Nam thay vì nhập của Thái Lan và Ấn Độ. Việc xuất khẩu sang hai thị trường này là điều kiện tốt cho xí nghiệp trong năm 2009 bởi đây l à hai thị trường truyền thống quen thuộc. Yêu cầu về loại hàng của hai thị trường này phù hợp với sản phẩm kinh doanh của xí nghiệp.
4.1.2. Thị trường nội địa
Thị trường gạo trong nước lâu nay của xí nghiệp vẫn tập trung ở các tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong năm 2006 sản lượng tiêu thụ nội địa đạt 1.657,5 tấn chiếm 7,41% trong tổng sản lượng cả năm, năm 2007 đạt 2.590 tấn chiếm tỉ lệ 13% lượng tiêu thụ trong năm, năm 2008 đạt 247 tấn chiếm tỉ lệ 2% sản lượng của năm. Năm 2006 lượng tiêu thụ trung bình hàng tháng đạt 138 tấn/tháng, năm 2007 đạt 216 tấn/tháng, 2008 đạt 21 tấn/tháng.
Khó khăn cho xí nghiệp khi tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa là rào cản về thuế giá trị gia tăng 5% cho mặt hàng gạo. Trong khi đó các đại lí nhỏ lẻ, các bạn hàng ở chợ đầu mối chỉ chịu khoản thuế khốn hàng tháng, do đó giá bán ra có tính cạnh tranh hơn của xí nghiệp. Ở thị trường nội địa tuy xí nghiệp có quan tâm nhưng chưa chú trọng khai thác nhiều, trong thời gian qua xí nghiệp đ ã bỏ quên tiềm năng của thị trường nội địa. Khi nguồn cung l úa gạo không đủ đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước, tất yếu giá lương thực sẽ tăng cao, các doanh nghiệp, thương lái tranh nhau mua hàng. An ninh lương thực quốc gia bị đe dọa sẽ có sự can thiệp của chính phủ bằng các chính sách hạn chế xuất khẩu để bình ổn thị trường trong nước. Đến lúc đó hoạt động xuất khẩu của xí nghiệp sẽ bị đình truệ và gặp trở ngại cho khâu tiêu thụ sản phẩm điển hình là diễn biến thị trường năm 2007 và 2008.
Cơn sốt gạo năm 2008 do bị ảnh hưởng của thị trường thế giới một phần do sự đầu cơ gạo trong nước. Khi giá gạo tăng cao vào những tháng đầu năm, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng lương thực ghìm hàng chờ giá tăng lên cao hơn để bán lúc đó đầu vào cho sản xuất của xí nghiệp trở nên khó khăn hơn bởi
nguồn thu mua chính của xí nghiệp thơng qua các thương lái, không chủ động được nguồn nguyên liệu buộc xí nghiệp phải mua giá cao sẽ làm tăng giá thành sản phẩm giảm lợi nhuận.