Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của lao động quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ. (Trang 50 - 54)

3.6.1. Mục tiêu

Thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với đối tượng khảo sát chính là các nhà quản lý và người lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ nhằm kiểm định lại tính chính xác, phù hợp của mơ hình, đánh giá độ tin cậy của thang đo, các biến, các quan sát đưa vào và loại bỏ các chỉ báo khơng phù hợp.

Nghiên cứu định lượng nhằm mục đích:

Đánh giá lại độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronback Alpha>=0.7 và có hệ số tương quan biến tổng >= 0.3.

Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm kiểm định giá trị của thang đo trong đó hệ số tải nhân tố > 0.5. Phương pháp rút trích nhân tố được sử dụng là phương pháp xoay các nhân tố Varimax.

Kiểm định hệ số tương quan Pearson.

Phân tích mơ hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Kiểm định ANOVA, T-Test nhằm đánh giá sự khác biệt trung bình giữa các nhóm biến kiểm sốt. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu.

3.6.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Với bối cảnh nghiên cứu lựa chọn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ. Chiếm đa số trong tổng số lượng các doanh nghiệp và tổ chức đóng trên địa bàn các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển của từng địa phương nói riêng, tồn khu vực và cả nước nói chung.

Mặc dù được đánh giá là có những bước tiến đáng kể trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay với quy mô hoạt động hạn chế, cách làm manh mún, nhỏ lẻ và khơng có các chiến lược kinh doanh rõ ràng dẫn đến hiệu quả kinh doanh không được như kỳ vọng. Hơn nữa, về khía cạnh quản lý, nhiều chính sách cịn năng nề dựa trên các mối quan hệ, quá trình tạo động lực cho nhân viên chưa được chú trọng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và năng suất trong lao động.

Cỡ mẫu trong thu thập là 459 mẫu. Quá trình thu thập dữ liệu được tiến hành theo hai cách: phát phiếu trực tiếp và online. Số phiếu online thu về là 210, số phiếu dùng được là 208. Về trực tiếp, số phiếu phát ra là 412, số phiếu thu về là 312, số phiếu dùng được là 251. Tổng số phiếu hợp lệ được dùng để phân tích là 459. Với số quan sát trong bài là 42 thì quy mơ nghiên cứu bao gồm 459 mẫu đảm bảo yêu cầu phân tích. Thời gian hoàn thành thu thập dữ liệu sơ bộ là tháng 06/2019 đến tháng 09/2019.

Bảng 3.8. Thống kê số lượng mẫu nghiên cứu

Giới tinh Độ tuổi Thâm niên công tác

Nam Nữ Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Nhóm I Nhóm II Nhóm III

SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 223 48.6 236 51.4 118 25.7 187 40.7 103 22.4 51 11.1 189 41.2 175 38.1 95 20.7

Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả

Trong tổng số 459 mẫu nghiên cứu, tỷ lệ Nam chiếm 48.6%, Nữ chiếm 51.4%. Về nhóm độ tuổi, mẫu nghiên cứu bao gồm 4 nhóm. Nhóm I bao gồm các nhà quản lý có độ tuổi dưới 30, chiếm tỷ lệ 25.7 %. Nhóm II từ 30 đến dưới 40 chiếm tỷlệ 40.7%. Nhóm III từ 40 đến dưới 50 chiếm tỷ lệ 11.1%. Nhóm IV từ 50 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 11.1%. Về nhóm thâm niên cơng tác, quy mơ mẫu bao gồm 3 nhóm đối tượng. Nhóm I có thâm niên cơng tác ở vị trí quản lý hiện tại dưới 10 năm, bao gồm 189 nhà quản lý chiếm tỷ lệ 41.2%. Nhóm 2 bao gồm 175 nhà quản lý, chiếm tỷ lệ 31.8%. Nhóm 3 bao gồm 95 nhà quản lý, chiếm tỷ lệ 20.7%.

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất là chọn mẫu thuận tiện, có phân tầng một cách tương đối theo các tỉnh, địa phương nhằm tăng tính đại diện cho mẫu nghiên cứu bao gồm Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Đơn vị điều tra trong nghiên cứu được xác định là nhà quản lý cấp trung trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bảng 3.9. Phân bố của mẫu điều tra nghiên cứu

TT Địa phương điều tra Dự kiến

điều tra Số lượng mẫu thu về Tỷ lệ % 1 Thanh Hoá 100 46 10.02 2 Nghệ An 250 187 40.74 3 Hà Tĩnh 150 92 20.04 4 Quảng Bình 100 51 11.11 5 Quảng Trị 100 47 10.24

6 Thừa Thiên Huế 100 36 7.84

Tổng 800 459 100

Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả

3.6.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

Kết quả thu thập các dữ liệu thơng qua q trình điều tra, khảo sát được xứ lý bằng các phần mềm SPSS. Từ đó, cho phép đưa ra các kết luận minh chứng cho tính phù hợp của mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu:

Thứ nhất, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo: Các mức giá trị của Cronbach‘s Alpha: lớn hơn 0.8 là thang đo lường tốt; từ

0.7 đến 0.8 là sử dụng được; từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Cronbach‘s Alpha lớn hơn 0.6 (giá trị này càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein, 1994; Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Các biến quan sát có tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,4) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach‘s Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0.7).

Dựa theo thông tin trên tác giả đánh giá độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach‘s Alpha >=0,7 và có hệ số tương quan biến tổng >= 0.3.

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa các biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại.

Theo Hair & cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích EFA. Giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải Factor Loading nên được xem xét cùng kích thước mẫu. Thơng thường ngưỡng của hệ số này phải lớn hơn 0.5 để bảo đảm giá trị hội tụ. Đồng thời giá trị phân biệt cũng phải thỏa mãn bằng cách là các factor loading lớn nhất và lớn nhì trong cùng 1 hàng phải cách xa nhau ít nhất là 0.3 đơn vị. Nếu factor loading khơng thỏa mãn thì phải xóa biến quan sát đó ra và thực hiện phân tích EFA lại.

•Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu

•Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng

•Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

Bên cạnh hệ số tải nhân tố, KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, phân tích nhân tố khám phá thích hợp khi 0.5 ≤ KMO ≤ 1. Theo Kaiser (1974) đề nghị:

•KMO ≥ 0.9: Rất tốt

•0.8 ≤ KMO ≤ 0.9: Tốt

•0.7 ≤ KMO ≤ 0.8: Được

•0.6 ≤ KMO ≤ 0.7: Tạm được

•0.5 ≤ KMO ≤ 0.6: Xấu

•KMO < 0.5: Khơng được chấp nhận

Kiểm định Bartlett dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay khơng. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Dựa trên những thông tin trên, tác giả sử dụng kiểm định giá trị của thang đo bằng cách phân tích nhân tố khám phá EFA trong đó u cầu hệ số tải nhân tố >

0.5. Hệ số KMO > 0.5 và phương sai trích > 50% (Hair và cộng sự, 1998). Phương pháp rút trích nhân tố được sử dụng là phương pháp xoay các nhân tố Varimax.

Thứ ba, kiểm định lại độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach‘s Alpha sau khi đã loại bỏ các chỉ báo không phù hợp. Thứ tư, kiểm định hệ số tương quan Pearson nhằm đo lường mối liên hệ giữa các biến. Kiểm định hệ số tương quan Pearson cung cấp thông tin về mức độ quan trọng của mối liên hệ, mối tương quan, cũng như hướng của mối quan hệ. Ngồi ra, việc kiểm tra hệ số tương quan pearson cịn giúp sớm nhận diễn được sự xảy ra của vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập có sự tương quan mạnh với nhau.

Thứ năm, phân tích mơ hình hồi quy bội.

Thứ sáu, kiểm định Anova, T-test nhằm đánh giá có hay khơng sự khác biệt về năng lực cảm xúc của nhà quản lý cấp trung theo biến nhâu khẩu học bao gồm: giới tính, độ tuổi và thâm niên cơng tác.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý thuyết, mơ hình và các giả thuyết đã xây dựng. Nội dung chương đề cấp các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính là q trình phỏng vấn sâu ý kiến của các chuyên gia, đội ngũ quản lý nhằm điều chỉnh thang đo nghiên cứu, xây dựng và kiểm chứng sự phù hợp của các chỉ báo sử dụng trong nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng công cụ SPSS nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định sự phù hợp về ―giá trị hội tụ‖ và ―giá trị phân biệt‖ của thang đo trong phân tích EFA, kiểm định hệ số tương quan Pearson và kiểm định các giả thuyết thơng qua phân tích mơ hình mơ hình hồi quy bội.

Nội dung của chương cũng nhằm mục tiêu kiểm định và đưa ra các kết quả nghiên cứu bước đầu liên quan đến các biến và mơ hình đã lựa chọn. Từ đó, xem xét và hồn thiện mơ hình, bảng câu hỏi khảo sát hướng tới việc kiểm định chính thức các giả thuyết đặt ra trong nghiên cứu dựa trên một quy mô mẫu phù hợp.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của lao động quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ. (Trang 50 - 54)