Chương 1 : Khái lược về câu tỉnh lược và câu đặc biệt
2.2. Câu tỉnh lược trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
2.2.1.1. Câu tỉnh lược xác định trong bối cảnh giao tiếp
Trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, câu tỉnh lược chủ ngữ xác định trong bối cảnh giao tiếp xuất hiện khá nhiều. Đây là một dạng câu mà trên bề mặt cấu trúc của nó chỉ có thành phần vị ngữ hiện hữu. Chủ ngữ bị tỉnh lược thường là chủ thể phát ngôn, hoặc là nhân vật đang đối thoại, hay đang được nói đến.
Ví dụ:
1) Bà nhăn nhó, khóc:
- Để đến mai, mồng một tết, tơi đi vậy, bây giờ tơi cịn phải làm cơm cúng. - Đã bảo không cần mà. Người ta đi trước tết, chứ ai để đến tết rồi mới đi!
Đứng ngay dậy! (Xuất giá tòng phu)
2) Anh đầy tớ khơng biết nói tiếng gì hơn là tiếng "dạ" đỡ đòn. ?Nhưng cụ bá lại
gắt:
- Tao không thể đi đôi giày được nữa. Kệ chúng bay! Muốn làm thế nào thì làm! (Cụ chánh Bá mất giày)
Câu tỉnh lược chủ ngữ trong đối thoại thường có dạng là câu mệnh lệnh. Đó là những loại câu có nội dung u cầu hay địi hỏi người đối thoại, người nhận thông tin phải thực hiện. Dạng câu này thường được dùng để thể hiện sự cách biệt về mối quan hệ giao tiếp giữa
người trên kẻ dưới, (chủ - tớ, quan lại – dân đen, vợ chồng, …). Chủ ngữ trong câu mệnh lệnh bao giờ cũng là người tiếp nhận.
Ví dụ:
1) Khi đơi gà đã chạy về, quan bèn nhìn con mẹ và bảo:
- Vào đây. (Đồng hào có ma)
2) - Im mồm! Ngủ đi. (Thế cho nó chừa)
3) - Vào chơi trong dinh nhé
- Dạ, chúng con xin theo hầu cụ lớn.
- Ừ, lên xe tôi mà đi. (Hé! Hé! Hé!)
4) Ngài nhăn mặt, rồi to tiếng:
- Có đi hay khơng? (Xuất giá tòng phu)
Trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, câu tỉnh lược vị ngữ ít gặp hơn so với câu tỉnh lược chủ ngữ, bởi vị ngữ giữ một vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại của câu. Không những trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan mà ngay cả những trường hợp giao tiếp trong ngơn ngữ thì việc câu tỉnh lược vị ngữ xảy ra là rất hạn chế và trong ngữ cảnh hẹp. Câu tỉnh lược vị ngữ là câu mà trên bề mặt cấu trúc của nó chỉ có thành phần chủ ngữ hiện hữu. Vị ngữ của câu bị ẩn đi nhưng người đọc hay người nghe vẫn hiểu nội dung thông báo. Câu tỉnh lược vị ngữ dùng trong bối cảnh giao tiếp thường xuất hiện ở những câu trả lời câu hỏi (thường là bậc ngang hàng hay thân thiết). Chủ ngữ của câu thường là đại từ nghi vấn.
Ví dụ:
Chú ngắm nghía thế một lúc lâu, đắn đo, không biết thằng chồng đi đâu, nhưng cứ liều gõ cửa. Chị Tam đang lúi húi, bèn ngẩng đầu lên, hỏi:
- Ai?
- Tơi đây! Cho tơi mua ít bánh giị! (Thật là phúc)
Trong đối thoại, câu tỉnh lược chủ - vị xác định trong bối cảnh giao tiếp có số lượng
khá lớn và thường xuyên xuất hiện trong những tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan. Ví dụ:
1) Bà khách thấy anh xe nói ra ý khơng thiết kéo, nên quay lưng đi.
- Này bà trả bao nhiêu?
- Hai hào là đắt rồi, ngày dưng chỉ có hào rưỡi một giờ thơi. - Thơi năm hào rưỡi, bà có đi, khơng thì thơi.
- Thơi. (Ngựa người và người ngựa)
2) Cậu ấy chẳng đáp, lấy tờ báo để quạt, nghiêng đầu ngắm nó. Chẳng trả lời
câu hỏi, cậu ấy bĩu mơi, nói:
- Nhưng hai tay nó bẩn lắm. - Làm gì?
- Nhà có cái bị hay cái hộp nhỏ nào khơng? - Có.
Cậu ấy quẳng ra bàn ba xu, bảo nó:
- Mua nước đá. Nhưng khơng được mó tay vào nhé. (Thanh! Dạ!)
Câu tỉnh lược xuất hiện khá dày đặc trong giao tiếp hội thoại. Ngồi việc tiết kiệm ngơn ngữ, câu tỉnh lược còn giúp cho người tham gia đối thoại dễ tiếp nhận thông tin của nhau một cách nhanh chóng, qua đó bày tỏ thái độ, tình cảm, cảm xúc giữa những người tham gia giao tiếp.