Câu tỉnh lược xác định trong văn cảnh

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 27 - 28)

Chương 1 : Khái lược về câu tỉnh lược và câu đặc biệt

2.2. Câu tỉnh lược trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

2.2.1.2. Câu tỉnh lược xác định trong văn cảnh

Chủ ngữ được tỉnh lược và xác định dựa vào văn cảnh, thường sau câu có cùng cơ sở. Dạng câu này được sử dụng để lược bớt đi phần chủ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần gây

nhàm chán, làm cho câu văn trở nên rườm rà nặng nề. Nhưng trong tác phẩm Nguyễn Công

Hoan tỉnh lược chủ ngữ xác định dựa vào văn cảnh còn được sử dụng như một biện pháp

nghệ thuật để nhấn mạnh nội dung thông tin hoặc nhằm khắc họa nhân vật đang được nói

đến.

Ví dụ:

1) Nên giấu tên cô ấy. Và cũng chẳng cần biết để làm gì. Miễn là ta biết chuyện

của cô ấy. Cô ấy xinh, thích ăn diện. Đã đỗ tú tài. Khơng học tiếp đại học, vì lấy chồng.

(Chuyện của cơ ấy)

2) Nói đoạn, ơng cụ chạy đến mắc áo, giật cái áo trắng dài và cái áo the xuống,

rồi rũ rõ kỹ. Rồi cởi tuột cái áo cộc ra, lộn các túi. Xong rồi, lại tháo cả thắt lưng, đưa cho ông Tham xem. (Mất cái ví)

3) Thỉnh thoảng, chiếc lá tre vàng vằn vèo từ trên đâm bổ xuống, làm động cuộc

kiếm ăn đang bình n, thì vị một tiếng, lũ ruồi nhặng bay tản đi. Nhưng khoảnh khắc, lại bậu vào, làm thành những quầng đen trên tấm xác xám ngoẹt. (Thịt người chết)

4) Người ấy mặt đồ sơ gai. Chứ cịn bụng dạ nào mà nghĩ đến áo quần cho chải

chuốt! Đi trước cữu thì giật lùi từng bước. Lúc nào cũng bưng miệng mà khóc, cịng lưng xuống mà khóc, đến nỗi phải chống gậy! Vậy mà có đủ vững được đâu? (Báo hiếu: trả nghĩa mẹ)

Câu tỉnh lược vị ngữ xác định trong văn cảnh thường là câu sau câu cơ sở có cùng vị ngữ. Dạng câu này thường đề cập đến đối tượng mà khơng nêu lên hành động chính của đối

tượng đó (nhưng người đọc vẫn hiểu được diễn biến của hành động). Câu tỉnh lược vị ngữ

trong tác phẩm Nguyễn Cơng Hoan ít gặp do tính chất quan trọng của vị ngữ nên hiếm bị tỉnh lược.

Ví dụ:

Một người qua đường đuổi theo nó. Hai người qua đường đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sau bảy người… (Thằng ăn cắp)

Trái với câu tỉnh lược chủ - vị xác định trong bối cảnh giao tiếp, câu tỉnh lược chủ- vị

xác định trong văn cảnh ở tác phẩm Nguyễn Cơng Hoan lại ít xảy ra và hiếm gặp hơn. Loại

câu này, có dạng là một từ hoặc một ngữ, giữ vai trò một thành phần phụ của câu khi được khơi phục đầy đủ.

Ví dụ:

Cái lễ phép tắc trách đã làm xong, chủ khách ăn uống rất êm đềm vui vẻ. Êm

đềm, vui vẻ thực! (Báo hiếu: trả nghĩa cha)

Câu văn trên nếu đầy đủ phải là: Cái lễ phép tắc trách đã làm xong, chủ khách ăn uống rất êm đềm vui vẻ. Họ ăn uống với nhau êm đềm, vui vẻ thực! Tỉnh lược trong câu này

tác giả đã nhấn mạnh cái cảnh tiệc tùng hỉ hả của gia chủ và khách. Họ mĩ mãn vì được tiếng hiếu thảo, được ăn ngon, được ấm áp. Nhưng câu văn lại đem lại một ý nghĩa mỉa mai hơn là ca ngợi. Và ý nghĩa mỉa mai đó còn rõ hơn khi so sánh với cảnh người mẹ già ngoài trời

trong gió mưa rét buốt.

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)