Chương 1 : Khái lược về câu tỉnh lược và câu đặc biệt
2.3. Câu đặc biệt trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
2.3.2.1. Câu đăc biệt nêu lên thời gian, địa điểm
Dạng câu này xuất hiện như một câu thông tin về thời gian, bối cảnh của sự việc sẽ xảy ra trong phần kế tiếp. Nó được sử dụng như một lời miêu thuật, lời dẫn nhằm hướng
người đọc đi vào nội dung của bối cảnh được đề cập. Thường thì câu đặc biệt chỉ về thời gian, địa điểm sẽ nằm ở phần đầu tác phẩm hoặc đầu đoạn văn của tác phẩm.
Ví dụ:
Buổi hầu sáng hơm đó. Con mẹ Ni tay cầm lá đơn, đứng ở sân cơng đường. Nó hớt hơ hớt hải qua cổng chòi, rồi sợ sệt bỡ ngỡ, không biết quan ngồi ở buồng giấy nào.
(Đồng hào có ma)
Sau khi giới thiệu về một ông quan béo tốt chuyên “ăn bẩn”, ngồi đâu cũng bị dân kiện, hai mươi năm qua vẫn cố giữ lấy chức tri huyện, nhân vật “tôi” dẫn dắt độc giả đến khung thời gian của sự việc quan huyện này xử kiện. Buổi hầu sáng hơm đó, con mẹ Ni đến trình quan về việc nhà mình bị mất trộm. Nhưng khốn khổ cho nó, năm đồng hào đơi nó dành
để “vi thiềng quan” đã biến mất như có ma. Con mẹ Ni khơng đủ tiền trình đành lủi thủi ra
về. Nào nó có ngờ đâu ở chốn cơng đường có một tên trộm cịn nhà nghề hơn nữa. Kẻ đánh
cắp đồng hào khơng ai khác ngồi quan huyện. Việc ông tạo ra dáng điệu lạnh lùng oai nghiêm để giữ đồng hào nằm yên dưới giày của mình khiến người đọc không khỏi bật cười
cho cái lối trộm cắp tin vi đến bần tiện của một ông quan. Câu đặc biệt trên vừa là lời miêu thuật vừa là điểm nhấn cho khung cảnh hiện hữu có sức tố cáo mạnh mẽ đến tầng lớp quan lại chun tìm cách đục kht, bóc lột của dân bằng mọi hình thức, mọi thủ đoạn.
2.3.2.2. Câu đặc biệt nêu lên sự xuất hiện, tồn tại của sự vật hiện tượng
Mở đầu tác phẩm Anh Xẩm, Nguyễn Công Hoan nêu lên sự xuất hiện một loạt hiện
tượng thiên nhiên xảy ra bằng những câu đặc biệt:
Gió. Mưa. Não nùng. (Anh Xẩm)
Những câu đặc biệt liên tiếp được Nguyễn Công Hoan sử dụng để gợi mở một khung cảnh ảm đạm, lạnh lẽo của cơn mưa gió trong đêm tối. Cách mở đầu ấy gây sự chú ý cũng
như mục đích nhấn mạnh một hiện tượng đang diễn ra lúc bấy giờ đã tạo nên một phông nền
cho cuộc mưu sinh của anh Xẩm. Mưa cứ rơi, gió cứ giật từng hồi và trời cứ rét buốt, đường phố vắng ngắt, thỉnh thoảng mới có người qua đường,… nhưng trong khoảnh khắc khắc nghiệt này anh Xẩm cất lên tiếng hát. Đó khơng phải tiếng hát của nghiệp nghệ sĩ mà tiếng
hát đó là của một người ăn xin. Dưới mái hàng nước đầu ngã ba, trên một manh chiếu, trước
cái thau sắt lủng, anh Xẩm ôm đàn nghiêu ngao hát. Người anh tái đi vì lạnh nhưng anh vẫn cố ngồi đấy hát để kiếm sống bằng một chút lòng thương hại của người qua đường. Nhưng làm gì có người qua đường và cũng chẳng ai dừng lại để bố thí cho anh. Mưa cứ tiếp tục rơi, gió cứ tiếp tục giật từng hồi và trời cứ rét buốt thêm, đường phố càng vắng ngắt. Thế mà anh
Xẩm vẫn hát vì cuộc kiếm sống. Nhưng “thau anh vẫn không một tiếng vang động. Một xu
cũng chẳng có. Một trinh to cũng chẳng có. Một trinh con cũng chẳng có”. Gió cứ nổi lên
thêm, mưa cứ trút xuống, rét buốt càng hơn, người qua kẻ lại khơng cịn ai nhưng nào anh có
thấy, anh cố sức hát để hiến tiếng ca cho khoảng không. Cuộc mưu sinh của anh là nỗi vất vả trong những đêm khuya vắng não nùng. Câu đặc biệt “Gió. Mưa. Não nùng” xuất hiện ở phần mở đầu và phần kết thúc của tác phẩm như nổi ám ảnh bao trùm tồn bộ khơng gian của truyện. Nhưng nếu phần đầu đề cập đến một khung cảnh ảm đạm, lạnh lẽo của thiên nhiên thì phần kết thúc lại nói đến số phận bất hạnh, cuộc sống thê lương của kiếp người hát
rong như anh Xẩm. Họ bị tật nguyền, họ đem chút tài năng cống hiến cho người đời để kiếm
sống, nhưng giữa xã hội đua chen, thờ ơ lạnh lùng này họ khơng tìm thấy được sự thương cảm của tình người. Khi đã khàn hơi hiến tất cả những bài hát, anh Xẩm ngồi để chờ đợi
nhưng lòng thau của anh vẫn sạch trơn. Dáng điệu anh Xẩm “run cầm cập, xếp thau, ôm
đàn, cuốn chiếu, cầm gậy, đứng dậy, thong thả lần lối đi” khuất trong “Mưa. Gió. Não
nùng” khiến người ta khơng khỏi chạnh lịng cho số phận của anh Xẩm_ một con người
đáng thương và đáng trân trọng. Cuộc đời anh Xẩm là một hình tượng và cũng là chủ đề tư tưởng nhân đạo mà Nguyễn Cơng Hoan muốn gởi gấm_ Ơng xót thương và cảm thơng cho
những kiếp người bất hạnh trong xã hội lúc bấy giờ.
2.3.2.3. Câu đăc biệt là lời gọi đáp
Câu đặc biệt gọi đáp thường được dùng để xưng hơ trong giao tiếp giữa người nói và
người nghe. Ngồi việc thể hiện mối quan hệ giữa những người đối thoại, dạng câu đặc biệt này cịn được Nguyễn Cơng Hoan sử dụng xuyên suốt trong tác phẩm Thanh! Dạ! nhằm nêu lên nội dung chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Qua đó thể hiện số phận của những đứa trẻ
nghèo đem thân đi làm con ở cho nhà chủ. Tác phẩm chưa tới 6 trang nhưng có đến 26 từ
“Thanh!”, “Dạ!”. Tạo nên sự xuất hiện dày đặc của câu đặc biệt này, Nguyễn Công Hoan
chỉ ra cảnh sống trong nhà chủ của những thân phận đi ở, mà điển hình là Thanh_ nhân vật trung tâm của truyện. Mờ sáng Thanh đã phải đi gánh nước, nhưng mới gánh được một gánh
đã bị cô Diễm sai đi mượn tiểu thuyết. Nó vừa về tới đã bị cô Nguyệt mắng vì khơng có nước cho cơ rửa chân. Nó toan đi gánh thì bị bà chủ sai đi mua hạt tiêu. Mồ hơi cịn nhễ nhãi trên áo, nó đã phải chạy như bay để mua nước đá cho những người bạn của cô chủ và sung sướng vì làm trịn bổn phận mà khơng bị mắng chửi. Nhưng khi nó định đi gánh nước thì bị
cơ Ngọc sai đi là áo. Nó tất tả chạy về đến nhà thì lại bị cơ Kim sai đi mua ơ mai. Nó bị đem ra làm trị cười cho các cơ chủ và bạn các cơ. Sốt ruột, nó chỉ mong làm cho nhanh để đi
gánh nước cho bà chủ nhưng các cậu ấm cô chiêu chốc chốc lại gọi giật khiến nó đi được vài
đổ lên đầu con Thanh. Nó bị thanh củi của bà phanh vào đầu, vào mặt, vào lưng cùng những
câu chửi đánh nhịp “Lười! Lười Lười! Lười! Lười! Lười! Lười! Lười! …”. Dù rất nhanh
nhẩu, chăm chỉ, làm biết bao việc được sai bảo nhưng Thanh vẫn bị đánh đập chửi mắng
khơng thương xót. Bởi trong xã hội ấy, người đem thân đi ở là đã bán đi quyền con người
của mình vào tay chủ thì đâu cịn nhân cách mà phản khán. Xây dựng lên tình huống câu
chuyện xảy trong bối cảnh này Nguyễn Công Hoan bày tỏ một thái độ thương cảm cho Thanh và gián tiếp lên án những kẻ giàu có tự cho mình cái quyền hành hạ những người nghèo khổ. Bằng tấm lịng nhân đạo ơng ln đấu tranh khơng mệt mỏi cho những thân phận “thấp cổ bé họng” trong xã hội cũ.
Nhưng những câu đặc biệt gọi đáp không chỉ được Nguyễn Công Hoan sử dụng để
xưng hơ bình thường mà ơng cịn sử dụng chúng để thể hiện tình cảm, tính cách, thái độ của
từng nhân vật trong tác phẩm của mình. Ví dụ:
Cha ơi! (Kép Tư Bền)
Đó khơng cịn là tiếng gọi thông thường mà là tiếng kêu thương nức nở của một đứa
con khi nghe tin cha mình đang hấp hối. Anh Tư Bền là một kép hát nổi tiếng bởi tài năng đem lại tiếng cười cho khán giả. Khi cha anh bị bệnh nặng nên anh đã giả từ sân khấu một
thời gian để ở nhà chăm sóc cho cha. Nhưng vì số tiền nợ và cũng để có tiền tiếp tục chạy chữa cho cha, anh đành nhận lời biểu diễn cho một ông chủ rạp hát. Lúc anh lên sân khấu cũng chính là lúc cha anh đang hấp hối ở nhà. Lòng anh rối như tơ vị, nhưng anh vẫn phải nói phải cười phải tạo dáng đi đứng cho thật hài hước. Anh thổn thức gọi cha phía sau màn sân khấu để rồi giấu đi nét mặt đau đớn mà “bông lơn” trước khán giả. Cái bi và cái hài trong hoàn cảnh bấy giờ cứ song song diễn ra với nhau. Cái tin về bệnh của cha anh càng yếu đi thì cái kịch hát của anh phải càng lúc càng hài. Xung đột diễn ra dữ dội khi ngoài mặt
anh kép hát Tư Bền là phải cười (diễn những trò hề mua vui cho khan giả) trong khi lịng anh đang muốn khóc (cha anh hấp hối ở nhà). Nhưng anh khơng được khóc để thỏa tình cha
con mà phải cười để thỏa lòng khán giả. Tiếng gọi thương tâm đó là sự dâng trào của một nỗi đau đớn bị dồn nén, là tiếng nức nở anh khóc cho cha cho chính anh, cho cả kiếp nghệ sĩ
đem tiếng hát câu cười mua vui cho đời nhưng cuộc đời của mình nào ai thấu hiểu?
Trong tác phẩm Thịt người chết, câu đặc biệt gọi đáp không chỉ trực tiếp thể hiện nỗi
đau mất con của một người mẹ mà thơng qua đó gián tiếp tố cáo bọn quan lại tham lam, vô
liêm sỉ đến tán tận lương tâm. Ví dụ:
Ối con ơi! (Thịt người chết)
Câu đặc biệt đó là tiếng kêu của một người mẹ đang đau đớn vì con chết mà khơng được chơn. Tiếng kêu xé lịng đó làm bao người cảm động. Nhưng trái lại nó khơng làm lay
chuyển lịng sắt đá của vị quan tư pháp. Câu văn trên vừa thể hiện nỗi thương tâm của một
người mẹ vừa là lời tố cáo gay gắt tên quan tư pháp ngang nhiên kiếm lợi trên xác chết của
một con người. Ông Cứu_ cha anh Xích thầu của làng cái đầm sen và đến mùa hoa nở thì phải làm chịi, cha con cắt lượt để canh. Chiều hơm đó, anh Xích ra chịi canh khi trong người đã
có rượu. Và khi đến sáng người ta phát hiện ra xác anh trơi lềnh bềnh vào gần bờ. Anh Xích là
một người nông dân hiền lành, tử tế nên ai ai cũng thương tiếc. Nhưng việc chơn anh Xích cần phải có lệnh của quan huyện tư pháp nên gia đình ông Cứu phải chờ đợi người nhà đi trình quan. Và khi biết rằng “là ngày chủ nhật, cả buổi hầu sáng, quan khơng ra cơng đường,
vì đêm trước ngài nhảy đầm trên tỉnh, ba bốn giờ sáng mới về. Và đến chiều, cổng huyện đóng, vì là ngày nghỉ”, thì việc khám xét của quan phụ mẫu phải chờ đợi bằng nổi đau của
người cha, người mẹ khi con mất mà không được chôn. Thây anh Xích phải qua một đêm dưới nước và trở thành “món đồ ăn quý hóa” cho lũ cá mương, ruồi, quạ. “Bọn chúng” thi nhau “đớp”, “hút”, “mổ”, “rỉa” cái xác trong niềm hân hoan. Đến tận 9 giờ sáng ngày hôm
sau, vị quan huyện mới đến để khám xét tử thi. Thế nhưng khi khám xét xong, ngài lại cho rằng anh Xích bị bức tử. Và để được chơn con, gia đình nạn nhân phải đút lót bảy mươi đồng cho ơng huyện. Bởi thế, tiếng kêu xé ruột đó của người mẹ không đủ sức lay chuyển lịng quan mà chỉ có bạc nén mới biến trái tim ngài thành dễ cảm. Ông quan huyện này chẳng khác gì lũ ruồi nhặng kia bởi ơng cũng kiếm ăn trên xác chết. Nỗi đau của người cha người mẹ ấy là lời tố cáo gay gắt trực tiếp vào tầng lớp quan lại bóc lột nhân dân một cách dã man đến vô
nhân đạo.
2.3.2.4. Câu đăc biệt là lời mắng mỏ chê bai, biểu thị cảm xúc, mô phỏng âm thanh
Câu đặc biệt sử dụng để mắng mỏ, chê bai, biểu thị cảm xúc, mô phỏng âm thanh xuất
hiện rất nhiều trong những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan.
Khác với cách sử những câu đặc biệt biểu thị cảm xúc, trong tác phẩm Thằng ăn cướp, Nguyễn Công Hoan dùng câu đặc biệt thể hiện cảm xúc sung sướng của tên cướp khi được thoát khỏi sự tra tấn dã man của tên quan huyện với một ý đồ nghệ thuật độc đáo:
Giờ đất ơi! Khi hai cánh tay tôi được tự do, tôi sung sướng như trông thấy ông bà ông vải. (Thằng ăn cướp)
Cách tra tấn này được gọi là lộn mề gà_ bắt người bị tra tấn ghì chặt, rồi cầm hai cánh tay từ từ nâng lên giơ quặt ra đằng sau, ngược lên, được quan huyện sử dụng để “thuần phục”
tên cướp. Quan huyện nắm trong tay mớ luật pháp để trừng trị những kẻ sách nhiễu dân, nhưng cách sử dụng quyền pháp đó lại được ngài biến hóa rất linh hoạt nhằm tư lợi cá nhân. Đây là câu chuyện do chính tên cướp kể lại khi hắn ta đã bỏ nghề. Lúc đó, tên cướp cùng đồng bọn trộm của chánh Ngữ bốn trăm đồng bạc. Sau khi cả bọn thoát được sự truy đuổi của
Tuần làng Kinh Bắc, số tiền ấy được tên cướp cất giấu rất thận trọng. Nhưng sáng hơm sau, mặc dù khơng có chứng cứ quan huyện vẫn biết việc này do ai làm. Ông đến nhà tên cướp bắt hắn và dùng mọi thủ đoạn để tên cướp cung khai. Dù bị tra tấn rất dã man, tên cướp vẫn cố chịu đựng vì thấy sự vất vả của mình chẳng lẽ lại thành không công. Nhưng khi quan huyện
dùng đến cái lối tra tấn lộn mề gà thì hắn ta chịu thua và cung khai chỗ giấu bạc.
Nhưng điều đáng chú ý và bật cười ở đây là vị quan ấy đâu phải chủ trì cơng lí đem
của mất cắp trả cho người bị nạn mà số bạc “cướp” lại của tên cướp đó quan giữ lấy (vì ngài
đã bỏ bao công sức, thời gian để theo dõi và tra tấn mới có được số bạc đó…). Nhưng để tránh cho tên cướp cái tội cướp như ngài đã hứa khi tên này chịu cung khai, ngài ngang nhiên
dùng mớ quyền hành trong tay để láy cái tội ấy cho một người giàu có khác nhằm kiếm thêm lợi nhuận mới. Vừa bao che cho tên “đồng nghiệp” vừa trục lợi cá nhân, tên quan này nào khác một tên cướp. Nhưng cách cướp của ông ta táo tợn, công khai hơn những tên cướp khác_
cướp giữa ban ngày. Dựng lên hình ảnh những tên quan này, Nguyễn Cơng Hoan đã đánh một đòn trực diện, quyết liệt vào bọn quan lại đương thời đã bị tha hóa về đạo đức và nhân cách vì đồng tiền. Bọn chúng đã bị biến dạng và là những quái thai từ xã hội thực dân phong kiến tạo
nên.
Vẻ lên hình ảnh của những ơng quan tham tìm mọi cách bóc lột nhân dân dường như là sở trường của nhà vănNguyễn Công Hoan. Mỗi ông quan trong từng tác phẩm xuất hiện với mỗi vẻ khác nhau. Quan huyện tư pháp (Thịt người chết) bề ngoài đường hoàng đỉnh đạt
nhưng bên trong lại tán tận lương tâm trục lợi trên nỗi đau mất con của ông bà Cứu, huyện
Hinh (Đồng hào có ma) có dáng điệu oai vệ bao nhiêu thì bên trong lại hèn hạ bấy nhiêu_ đi cắp nhặt cả một đồng hào của kẻ khốn khổ vào gặp ơng để trình việc mất trộm của nhà mình, thì tên quan huyện trong tác phẩm Gánh khoai lang lại hiện lên chẳng khác gì một tên chủ nợ cho vay nặng lãi. Cái “vốn” mà tên quan huyện này bỏ ra cho vay là những chức vụ trong
làng và người được ơng cắt cử phải có trách nhiệm lễ tết cho ơng hai đồng bạc “lãi” mỗi năm.
Bởi thế, gia đình bác lý trưởng dù đang trong lúc đói kém vì thiên tai vẫn phải cố kiếm lấy tiền lễ quan. Nhưng chỉ có một đồng bạc và gánh khoai thì khơng đủ nên quan đùng đùng nổi giân mà mắng: “Đồ xỏ lá! Đem về để vợ chồng con cái ăn với nhau! Nhà tao khơng có lợn!”.