Sử dụng câu tỉnh lược nhấn mạnh thông tin, tô đậm giá trị hiện

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 32 - 36)

Chương 1 : Khái lược về câu tỉnh lược và câu đặc biệt

2.2. Câu tỉnh lược trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

2.2.2.2. Sử dụng câu tỉnh lược nhấn mạnh thông tin, tô đậm giá trị hiện

hiện thực, mâu thuẫn trào phúng.

Nói đến mâu thuẫn trào phúng là nói đến phương pháp nghệ thuật được Nguyễn Công

Hoan sử dụng trong những tác phẩm của mình để đả kích, mỉa mai, châm biếm, tố cáo, tầng lớp thống trị. Những kẻ đeo bên mình cái vẻ ngồi sáng lóa, đẹp đẽ như bên trong thì tầm

thường, rỗng tuếch, đến ti tiện. Đó là những bọn cường hào ác bá chuyên lợi dụng chức vị

của mình để đục khoét nhân dân.

“Lúc chập tối, trong khi có hai thầy trị cụ chánh Bá ở nhà trên, thì cụ khẽ gật tên

đầy tớ, và liếc mắt một cái. Anh này hiểu ý, ra hiên đứng nhìn, rồi đến cạnh cụ, cúi xuống

nhặt... Rồi thu thu vào trong bọc. Rồi len lén ra ngoài ao. Rồi giơ thẳng cánh tay, ném xuống nước. Tõm…” (Cụ chánh Bá mất giày)

Chủ ngữ được tỉnh lược trong đoạn văn này nhằm miêu tả cái lối hành động lén lút, mờ ám của anh chàng đầy tớ cụ chánh Bá. Anh ta đang ném vật gì mà sợ người khác biết…? Nếu đặt trong văn cảnh của toàn truyện thì đây là một đoạn thú vị thể hiện tài năng châm biếm của bậc thầy Nguyễn Công Hoan. Đoạn văn đưa cái cười trào phúng lên đến đỉnh điểm khi ta biết sự thực việc mất giày của cụ chánh Bá. Cứ tưởng rằng đôi giày của cụ là đôi giày

“mới nguyên, kiểu gia Định, đế cờ lếp, mua những ngót ba đồng”. Nhưng sự thực thì đơi

giày ấy “mua từ khải Định mấy niên, đến bây giờ, đóng lại đế là lần thứ bốn, mà nó vẫn

hồn khơng đế. Mũi thì nứt rạn và vá nhiều nơi. Cái cá đã đóng thêm lượt nữa, nhưng nó

vẫn thủng. Lượt da thì ải và bật dây gần hết”. Vậy thì kẻ nào “dám hỗn” của cụ? Sự việc

trắng ra cụ lập mưu để anh đầy tớ quẳng đôi giày mình xuống nước. Dựng đứng chuyện mất cắp để thực sự đánh cắp nhà chủ một đôi giày.

Chỉ cần ba câu tỉnh lược ngắn gọn, Nguyễn Cơng Hoan đã miêu tả một cách tài tình

cái hành động gian xảo của chủ tớ chánh Bá. Bọn chúng chẳng khắc gì hạng trộm cắp đường

phố. Nhưng cái lối cướp bóc của chúng tinh vi, xảo quyệt hơn và rất là lành nghề.

Trong tác phẩm Xuất giá tịng phu, Nguyễn Cơng Hoan sử dụng mâu thuẫn trào phúng trong những tình huống đối thoại giữa hai vợ chồng nọ, khi ông chồng đem cái luân lý đạo vợ chồng ra mắng vợ. Đã là vợ thì phải nghe theo chồng, hi sinh vì chồng, thậm chí là đi ngủ

với cấp trên để chồng được thăng tiến: “À, tôi là vợ cậu! Là vợ mà chồng bảo không nghe.

Luân lý để đâu? Giáo dục để đâu.”

Ông chồng dạy vợ phải biết đạo lí vợ chồng- xuất giá tịng phu, trong khi ơng bắt vợ mình đi “lễ tết” cấp trên bằng tiết hạnh. Ơng dùng những ngơn từ rất đạo đức để nói với vợ

nhưng lại nhằm để đạt được mục đích vơ ln. Ngọt ngào với vợ khơng xong, đem cái giáo

dục ra răng vợ khơng được, ơng chồng giở thói vũ phu đánh đập buộc vợ phải đi:

- A, bướng! Tao khơng dọa đâu nhé. Để rồi mồng bốn tết, nó nhổ vào mặt tao ấy à!

Cứng cổ này! Khó bảo này! ……

- Đã bảo không cần mà. Người ta đi trước tết, chứ ai để đến tết rồi mới đi! Đứng ngay dậy!

Một loạt câu tỉnh lược dạng mệnh lệnh đi kèm với những trận đòn được nhân vật người chồng dùng thể hiện cái uy quyền bắt vợ phải tn theo. Vì khơng chịu nổi những trận địn dã man đó người vợ đành nuốt đắng làm theo lời chồng. Tính trào phúng của những đoạn đối thoại trên bộc lộ qua tình huống mâu thuẫn trái lẽ thường khi chồng dùng những lời

lẽ đạo đức để bắt vợ làm một việc trái đạo đức. Điều ấy khiến người ta không khỏi bật cười chua chát và ngán ngẫm cho cái buổi giao thời nhố nhăng của xã hội thực dân phong kiến.

Nguyễn Công Hoan không những sử dụng câu tỉnh lược để nêu lên tình huống mâu

thuẫn trào phúng, mà cịn dùng chúng để tô đậm giá trị hiện thực của tác phẩm: Ví dụ:

Bà dòm hết nhà nọ đến nhà kia, mà lại dòm một cách ngốc dại. Nghĩa là không nghĩ đến rằng lỡ người ta đuổi, hay mắng, cho là định rình ăn cắp, người ta bắt lên Cẩm thì sao? Dịm chán rồi lại hỏi thăm. Mà hỏi chỉ độc nói trống khơng. Khi chẳng ai hồi hơi mà trả lời, thì bà ta cũng không biết phàn nàn hoặc sửa lại câu hỏi cho nhã nhặn thêm chút ít.

Ấy thế rồi chịu đứng ngồi đường, như n trí rằng ở đây cũng như ở nhà quê, khơng có xe

pháo qua lại. (Báo hiếu: trả nghĩa cha)

Những hành động trên của bà lão gây sự chú ý rất lớn đến người đọc. Bà là ai? Bà

đang định làm gì mà dịm ngó nhà cửa người khác một cách lố bịch. Lời ăn tiếng nói thì

thiếu lịch sự, nhã nhặn. Bộ điệu quê mùa ngốc nghếch. Hình dáng xấu xí, ăn ở thì qua loa bẩn thỉu:

Có lẽ là bộ cánh quý nhất, nên ra tỉnh, mới dám mặc đến, nay bị ướt thì tiếc, nên cố vắt mãi cho khỏi đẫm nước mưa. Rồi lại cởi cái khăn vuông ra, để hở cái đầu bạc trọc

tếch mà gãi, nhăn mặt lại mà gãi. Rồi lấy ngay cái khăn đội đầu ấy mà lau chỗ gấu váy có

dính đất. (Báo hiếu: trả nghĩa cha)

Nguyễn Công Hoan dùng một loạt câu tỉnh lược chủ ngữ để miêu tả một loạt hành động của nhân vật nhằm tạo ra sự tương phản về hình thức bên ngồi giữa bà lão ấy và người con của bà. Đặt trong văn cảnh của truyện thì bà lão đó là mẹ của một người con giàu sang, có địa vị. Đứa con ấy là “ông chủ hiệu xe cao su kiêm chủ hãng ô tô Con cọp” mà tác

giả đã đề cập ở phần đầu tác phẩm. Ông chủ ấy có một cung cách cử chỉ ra dáng là một nhà nề niếp, gia giáo. Bạn bè của ông “tồn là hạng ơng nọ ông kia” danh giá biết nhường nào. Họ nói chuyện với nhau một tiếng là dạ, hai tiếng là thưa. Mà ông chủ hãng ô tô Con cọp cũng tỏ ra là một người con hiếu nghĩa, tổ chức cúng kị cha linh đình biết bao. Nói về hình thức bên ngồi khơng ai nghĩ họ là mẹ con. Tác giả đã tạo nên một bất ngờ khi khắc họa nên hai khung cảnh khác biệt song song ấy: một bữa tiệc linh đình trong phịng khách với những

con người có vẻ ngoài sang trọng, đạo đức và một bà lão q mùa, bẩn thỉu phải mị mẫm ngồi đường trong đêm tối để tìm nhà con. Để rồi tất cả mọi chuyện vỡ lẽ ngay trước cánh

cửa, nối hai sự việc ấy lại với nhau. Người con được khen là chí hiếu ấy lại sẵn sàng xua

đuổi người mẹ mình ra khỏi nhà trong đêm mưa gió rét buốt một cách tàn nhẫn. Mặc cho bà đang lạnh, đang mệt vì phải đi xe hàng giờ lên nhà con. Cịn bà lão, tuy bề ngồi nhếch nhác

bẩn thỉu, đần ngốc thì bà vẫn là một người mẹ có tấm lịng u thương cao cả đã hi sinh cả tuổi xuân để nuôi nấng đứa con mình khơn lớn.

Nguyễn Cơng Hoan đã sử dụng biện pháp tương phản đó để vạch trần bản chất hám

lợi, tham danh của bọn tư bản. Cái vẻ bề ngồi bóng lộn và sự vinh hoa phú ấy chỉ dùng che

đậy những hành động tàn tệ của chúng. Một bữa cúng kị cha to lớn để báo hiếu, trong khi người mẹ mình cịn sống thì lại đối xử tàn nhẫn thiếu lương tâm. Câu chuyện như có sức

công phá dữ dội đã trực tiếp tố cáo hiện thực xã hội đương thời- một xã hội thực dân tư bản thối nát đã đẻ ra không biết bao nhiêu quái thai, ngang nhiên giày xéo lên những đạo đức

truyền thống.

Trong khi câu tỉnh lược chủ ngữ chỉ nêu lên hành động mà không đề cập đến đối

tượng thì trái lại câu tỉnh lược vị ngữ xác định trong văn cảnh lại đóng vai trị nêu bậc đối tượng được nói đến mà khơng miêu tả hành động của đối tượng đó. Nguyễn Cơng Hoan sử

dụng biện pháp này gây sự chú ý cho người tiếp nhận cũng như nhằm nhấn mạnh thông tin cho mục đích tường thuật sự việc.

Ví dụ:

Hai người qua đường đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người…

Xét ở trường hợp trên, ta thấy các câu trên có cùng một vị ngữ là “đuổi theo nó”. Nhưng Nguyễn Công Hoan đã lược bỏ phần vị ngữ ở câu trước để nêu lên giá trị sử dụng

câu tỉnh lược vị ngữ trong đoạn văn này.

Đặt trong văn cảnh thì ta thấy những người đó đang truy đuổi tên ăn cắp và số lượng người tham gia cuộc truy đuổi càng ngày càng tăng. Hành động đoàn kết bắt trộm cắp là hành động tốt đáng được tuyên dương, ca ngợi. Nhưng với cách miêu tả của Nguyễn Cơng

Hoan thì khơng hẳn. Đám người đó thật sự là một lũ nhố nhăng, ăn theo và tàn ác. Họ rượt

đuổi một kẻ ăn cắp vặt mà cứ như là bắt giặc, làm rối loạn cả đường phố. Họ không biết đầu đuôi câu chuyện ra sao mà ngang nhiên vu cáo người khác đủ mọi tội trộm cắp: cắt đứt ruột tượng, lần túi, giật khăn, đánh người… Rồi trên những lời phán xét đó, họ tự coi mình là

quan tòa đưa ra bản án và thực thi bản án đó. Họ đánh đập cho bỏ ghét, cho tiệt cái thói gian manh của loại ăn cắp. Nhưng thực tế thì thằng ăn cắp ấy chỉ ăn quỵt hai xu bún riêu mà phải chịu một trận đòn sống dở chết dở.

Khi nhấn mạnh chủ thể, Nguyễn Công Hoan đã chọn cách viết câu tỉnh lược vị ngữ nhằm thể hiện chính xác, rõ ràng sự việc đang diễn ra, qua đó bộc cảm xúc của chính tác giả về cách đánh giá cách nhìn đối với những người dưới đáy xã hội. Ơng thương cảm, xót xa cho những kiếp sống vất vưởng đói khát đến phải trộm cắp. Ơng đứng về phía họ, lên tiếng bên vực và gián tiếp chỉ ra những bọn nhà giàu mới là kẻ cắp thật thụ “Cái ấy khác hẳn với

người thường, họ thừa, họ vẫn cứ đường hoàng ăn cắp”.

Câu tỉnh lược chủ - vị xác định trong văn cảnh ít xuất hiện trong tác phẩm Nguyễn

Công Hoan. Thường câu tỉnh lược chủ - vị chỉ dùng để nhấn mạnh một vấn đề nào đó gây

cho người đọc chú ý nhằm làm nổi bật sự kiện hoặc tư tưởng của tác giả.

Ví dụ:

Người ta đến càng đông. Vẫn đánh nó. Cả địn càn, địn gánh nữa. (Bữa

no…đòn)

Trong trường hợp này, câu tỉnh lược chủ - vị được Nguyễn Công Hoan sử dụng để nhấn mạnh trận đòn dữ dội mà thằng Canh phải chịu khi nó lăn xả vào để ăn lấy củ khoai. Vì

đói nó liều ăn trộm nhưng bị phát hiện và bị đánh đập một cách dã man. Cái nó ăn cắp thì

nhỏ xíu (củ khoai) nhưng cái nó phải trả giá thì to đùng (nhận lấy những đòn gánh vào người). Trở lại với chuyện ăn cắp vặt, đây là một đề tài xuất hiện khá thường xuyên trong

truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Việc ăn cắp thường xảy ra trong những buổi chợ, và những

Tác phẩm Bữa no đòn từng bị coi là một tác phẩm có khuynh hướng theo chủ nghĩa tự nhiên. Bởi truyện ngắn này được viết bằng giọng văn lạnh lùng, thiếu vắng cảm xúc và lối viết đó chỉ mục đích ghi lại sự việc đang diễn ra. Nhưng thực chất đây là một tác phẩm giàu cảm xúc, chứa đựng một tư tưởng yêu thương con người của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Giọng văn lạnh lùng dửng dưng lại khiến người đọc ngậm ngùi chua xót. Một con người có hình thù khơng phải người: “Đầu nó chỉ là cái sọ cắm trên cái cổ dai ngoách, mà luồng gân

kheo như kéo nổi lên, mấp mô như thớ chiếc kẹo kéo. Da mặt bọc ít thịt quá, thành ra thừa

nhiều, nó nhăn nheo lại, mà những đường nhăn chi chít như vết rạn của men cái lọ cổ. Tóc nó chịu nằm ẹp trên đầu, khơng dậy được, nhưng những ngọn lúa bị bão, mà chảy cả xuống, quắp vào trán, vào gáy, vào mang tai”. Nó bị mọi người xa lánh khinh tởm. Nó bị bị xã hội

“ruồng bỏ, nên đói khát, phải cắp giấm giúi để ni thân”. Cái trộm cắp của nó so với bọn nhà giàu ỷ quyền thế cướp đoạt, bóc lột người dân có là bao. Trên lập trường tư tưởng nhân

đạo, Nguyễn Công Hoan lên tiếng bênh vực những người bần cùng đến nỗi phải đi trộm cắp

và gián tiếp tố cáo bọn thống trị mới đích thực là bọn trộm cắp chính hiệu.

Giá trị hiện thực của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hầu hết xoay quanh vấn đề xung

đột giữa kẻ giàu và người nghèo_ Đây là đề tài cũng là nổi ám ảnh nhức nhối của xã hội Việt

Nam những năm đầu thế kỉ 20. Phản ánh mối xung đột ấy, ơng thường đứng về phía người

nghèo, bênh vực những người thấp cổ bé họng, bị ức hiếp; mặc khác, ơng lên án, đả kích bọn có tiền và có quyền nhưng bất nhân, bất nghĩa.

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)