CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN (E)
4.4.1.1. Phân tíchcơ cấu thu nhập
Thu nhập của SCB An Giang là toàn bộ khoản tiền thu được từ hoạt động
kinh doanh tại Ngân hàng như thu từ lãi cho vay, thu từ lãi tiền gửi, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh ủy thác, dịch vụ thanh tốn ngân quỹ,…
Phân tích thu từ lãi
Khoản mục thu nhập từ lãi tại SCB An Giang tăng mạnh qua các năm 2006-2008. Năm 2007, thu nhập từ lãi đạt 12.733 triệu đồng, tăng 12.227,6 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng 2.419% về tương đối. Thu nhập từ lãi lại tiếp tục
tăng mạnh trong năm 2008, tăng 412%, tức tăng khoảng 52,417.6 triệu đồng so
với năm 2007 về tuyệt đối. Xét về mặt tỷ trọng thì thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng
rất cao trong tổng thu nhập luôn lớn hơn 90%. Trong năm 2006, tỷ trọng của khoản mục này là 93%, giảm xuống trong năm 2007 (91,6%) và tăng lên cao trong năm 2008, 96%. Điều này cho thấy hoạt động chủ yếu của ngân hàng chủ
yếu vẫn là hoạt động tín dụng.
Thu từ lãi cho vay là khoản thu chính của Ngân hàng, có xu hướng tăng mạnh qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập. Cụ thể, năm 2006 khoản mục này đạt 499,2 triệu đồng. Đến năm 2007, thu từ lãi tăng lên rất mạnh, tăng 11.715,9 triệu đồng so với năm 2006 về mặt tuyệt đối còn về mặt tương đối
tăng 2.347%. Trong năm 2008, khoản mục này cũng tăng rất mạnh đạt 56.679,7
triệu đồng, tăng 372% so với năm 2007. Tuy nhiên, tỷ trọng của khoản mục này so với tổng thu nhập giảm đều qua các năm. Năm 2006 chiếm 91,9%, giảm xuống còn 87,9% trong năm 2007 và 85% trong năm 2008. Điều này thể hiện cơ
cấu thu nhập tại Ngân hàng đang thay đổi theo chiều hướng hợp lý, tức là ngân
hàng đang đa dạng hóa các nguồn thu nhập, hạn chế các nguồn thu có thể phát sinh rủi ro cao.
Thu lãi tiền gửi tại NHTMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang tăng cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng. Khởi đầu vào năm 2006, thu lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng
rất thấp 1,1%, sau đó tăng lên 3,7% trong năm 2007 và 11% trong năm 2008.
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Chi nhánh đã tăng cường lượng tiền gửi
nhằm bảo đảm cho các hoạt động thanh toán, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách
hàng. Xét về mặt giá trị, thu lãi tiền gửi tăng rất cao trong năm 2007, tăng 511,7
www.kinhtehoc.net
P h â n t í c h h i ệ u q u ả ho ạ t độ ng k i nh do a nh t ạ i S CB A n G i a n g
GVHD: Th.S Hứa Thanh
triệu đồng, tức tăng 8.253% so với năm 2006. Loại thu nhập này lại tiếp tục tăng mạnh trong năm 2008, tăng 1.343% so với năm 2007.
Thu nhập ngoài lãi
Khoản mục thu nhập này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn thu tại ngân hàng nhưng đều tăng mạnh qua các năm. Năm 2007, thu nhập ngoài lãi tăng đáng kể đạt 1.170,5 triệu đồng tăng 1.132,9 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng
khoảng 3.013% về tương đối và khoản mục này lại tiếp tục tăng nhanh trong năm
2008, về mặt tuyệt đối tăng 1.515,3 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 129%
về mặt tương đối. Trong năm 2006, do mới bắt đầu hoạt động nên hoạt động dịch vụ của Chi nhánh không nhiều, chưa khai thác hết nhu cầu và tiềm năng của khách hàng. Vì vậy Chi nhánh chưa thực sự gắn kết việc phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ với cơng tác tín dụng.
Đến năm 2007, Chi nhánh đã tích cực duy trì và không ngừng nâng cao chất
lượng các hoạt động dịch vụ truyền thống, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách
hàng, tăng thêm tiện ích cho khách hàng, từng bước đổi mới trang thiết bị và công nghệ, tin học nhằm phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng của thu nhập ngoài lãi lại có xu hướng giảm qua 3 năm 2006-2008. Năm 2006, tỷ trọng này chiếm 7% trên tổng thu nhập nhưng đến năm 2008 nó lại giảm xuống
thấp còn 4%. Nguyên nhân là do khả năng cạnh tranh về lĩnh vực dịch vụ SCB An Giang còn thấp nên thời gian qua Ngân hang chú trọng nhiều vào cơng tác tín dụng.
Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên tổng thu nhập và tỷ trọng này có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2006, tỷ trọng của khoản mục này chiếm 1,1%. Sau đó giảm xuống còn 0,5% trong năm 2007 và 0.06% trong
năm 2008. Xét về mặt gái trị thì khoản mục này tăng mạnh trong năm 2007, trong năm này, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh đạt 72 triệu đồng, tăng 66,1 triệu đồng
so với năm 2006, tức tăng khoảng 1.120%. Tuy nhiên, khoản mục này lại giảm khá mạnh trong năm 2008, về tuyệt đối giảm khoảng 27,5 triệu so với năm 2007
tức giảm khoảng 38%.
Tỷ trọng khoản mục thu phí dịch vị thanh tốn tại NHTMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang giảm đều qua các năm. Năm 2006, tỷ trọng khoản mục này đạt 0.5%, sau giảm xuống còn 0,4% trong năm 2007 và 0,12% năm 2008. Tuy
nhiên, xét về mặt giá trị thì khoản mục này tăng mạnh qua các năm, đặc biệt là
năm 2007. Trong năm này, Thu phí dịch vụ thanh toán đạt 49 triệu đồng, tăng
46,3 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng hơn 1.715%. Năm 2008 lại là một năm tiếp tục tăng của khoản mục này, đạt 81,7 triệu đồng tăng 67% so với năm 2007.
Tương tự như thu từ nghiệp vụ bảo lãnh và thu phí dịch vụ thanh tốn, tỷ trọng của thu phí dịch vụ ngân quỹ cũng giảm đều qua các năm. Năm 2006 tỷ
trọng này khoảng 0,9% trên tổng thu nhập. Các năm sau đó tỷ trọng này giảm xuống thấp dần 0,1% (2007), 0,07% (2008). Về mặt gái trị, khoản mục này tăng rất cao. Năm 2007 khoản mục này đạt 18,5 triệu đồng, tăng 270% so với năm
2007. Tỷ trọng này tiếp tục tăng trong năm 2008, tăng 19,8 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng khoảng 107%.
Tỷ trọng thu phí nghiệp vụ ủy thác trên tổng thu nhập cũng giảm mạnh qua 3 năm. Khởi đầu là 0.7% trong năm 2006, sau đó giảm xuống cịn 0,02 trong
năm 2007 và 0.03 năm 2008. Xét về mặt giá trị, khoản mục này có xu hướng tăng. Măc dù, năm 2007 khoản mục này giảm 1 triệu đồng, tức giảm 25% so với 2006 nhưng năm 2008 khoản mục này tăng khá cao, tăng 290% so với năm 2007. Các khoản thu khác là khoản mục luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu ngoài lãi của SCB An Giang. Tuy nhiên, qua 3 năm tỷ trọng này có xu hướng khơng tăng. Mặc dù, trong năm 2007, tỷ trọng này tăng mạnh chiếm 7,38% nhưng sau đó trong năm 2008, nó lại giảm bằng với khoản tăng năm 2007, cuối cùng đạt tỷ trọng bằng với năm 2006, 3,7%.
Nhìn chung, tổng thu nhập của Ngân hàng qua ba năm tăng khá cao, đăc
biệt là thu từ lãi. Nguyên nhân là do Ngân hàng đang chú trọng vào cơng tác tín dụng. Ngồi ra, các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng cũng tăng khá nhanh. Điều này chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng ngày càng đi vào nền nếp và đạt được
những kết quả khả quan. Tuy nhiên, Ngân hàng cần có biện pháp để tăng thu đối
với hoạt động dịch vụ cả về tỷ trọng lẫn giá trị vì đây là lĩnh vực sẽ đem lại lợi
nhuận cao trong tương lai nhưng chi phí của nó lại rất thấp.