CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức
Chất lượng của công chức được xác định trên cơ sở các tiêu chí về năng lực chun mơn nghiệp vụ; phẩm chất đạo đức và phẩm chất chính trị; tình trạng sức khỏe và thể lực; hiệu quả thực thi cơng vụ của cán bộ cơng chức.
a. Nhóm các tiêu chí đánh giá về năng lực chun mơn nghiệp vụ
Năng lực của người công chức xét trên phương diện chun mơn nghiệp vụ thì cịn thể hiện ở chỗ họ thể hiện sự đam mê và yêu nghề, khơng ngừng học hỏi, khơng ngừng tích lũy kinh nghiệm. Bên cạnh đó là khả năng thu nhận và chọn lọc thông tin, xử lý thông tin để ra quyết định trong thời kỳ xa lộ thông tin của internet rộng lớn và khó kiểm sốt. Qua đó cho thấy rằng bản thân mỗi cán bộ công chức phải củng cố năng lực cá nhân cũng như cần có định hướng thường xuyên của lãnh đạo đơn vị và cả hệ thống chính trị quốc gia phải có định hướng cho các hoạt động truyền thông, thông tin để cán bộ, cơng chức vững vàng bản lĩnh chính trị là vô cùng quan trọng.
Hiệu quả công việc tại UBND cấp huyện, thị trấn được quyết định phần lớn từ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trên cơ sở:
Chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước có được đi vào thực tiễn đời sống nhân dân hay không tùy thuộc phần lớn vào nhận thức, khả năng tiếp thu của cán bộ, công chức từ đó họ truyền đạt lại với quần chúng nhân dân thông qua các kế hoạch hành động và tiếp xúc hàng ngày với người dân. Để làm được điều này thì cán bộ, cơng chức phải có trình độ văn hóa, trình độ chính trị và trình độ chun mơn phải càng cao càng tốt.
Trình độ lý luận chính trị: Lập trường, quan điểm của cơng chức được xác lập từ nhận thức lý luận chính trị nền tảng. Trình độ lý luận chính trị càng cao thì sẽ xây dựng được lập trường càng vững vàng đúng đắn trong suốt q trình xử lý cơng việc của tổ chức trên cơ sở mọi hoạt động đều trong sáng minh bạch tuyệt đối.
Hiện nay, với sự tác động của nền kinh tế thị trường (cả tích cực và khơng tích cực) tới mỗi người trong đó có đội ngũ đội ngũ cơng chức chun mơn tại UBND thị trấn thì việc giữ gìn tác phong lối sống của người cán bộ là vấn đề rất quan trọng. Thực tế đã có sự mất lịng tin của người dân chỉ vì một số cán bộ cơng chức tự chuyển hóa, tự diễn biến, sa ngã vào những thói hư tật xấu và những cám dỗ xã hội dẫn đến cửa quyền, tham nhũng, đối xử với nhân dân khơng tốt. Vì vậy để nâng cao năng lực của đội ngũ đội ngũ công chức chuyên môn tại UBND thị trấn cần thiết phải nâng cao trình độ lý luận chính trị.
Trình độ chun mơn nghiệp vụ: là các trình độ mà cán bộ cơng chức kinh
qua học tập từ sơ cấp đến trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học về một chuyên ngành nào đó được xem là trình độ chun mơn nghiệp vụ của người đó. Người học sau khi hồn thành chương trình học theo quy định sẽ được cấp một bằng cấp tương đương. UBND huyện, thị trấn là nơi triển khai các quy trình cơng việc sẵn có cũng như sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết các vấn đề cơng việc phát sinh ngồi kế hoạch, ngồi dự kiến. Vì vậy, rất cần có đội ngũ cán bộ cơng chức có chun mơn nghiệp vụ sâu rộng để giải quyết triệt để mọi công việc tránh sự tùy tiện, chắp vá và chỉ nhờ vào kinh nghiệm rút ra được một cách rời rạc thiếu tính khoa học do cóp nhặt được từ q trình làm việc mà ít được đào tạo bài bản.
Trình độ quản lý hành chính nhà nước: Sự tác động có tính tổ chức lên các
mối quan hệ xã hội được xem là quản lý nhà nước. Nhà quản lý dùng quyền hạn và nhiệm vụ được giao để vận dụng tất cả các nguồn lực có được để giải quyết các vấn đề cụ thể. Quản lý là một công việc vừa là một khoa học cũng là cả một nghê thuật. Tuy nhiên trước khi biến công tác thành một nghệ thuật thì người cán bộ UBND cấp Huyện, thị trấn phải được đào tạo bài bản, phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp cơ bản về nghiệp vụ quản lý nhà nước phải đã được kinh qua.
b. Nhóm các tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức và phẩm chất chính trị
- Về phẩm chất đạo đức
Đạo đức là phẩm chất quan trọng đối với mỗi con người, với đội ngũ cán bộ công chức nhà nước và cơng chức UBND huyện, thị trấn thì càng khơng thể thiếu vì những người này thường được giao những quyền hạn có khả năng ra quyết định mà kết quả của những quyết định ấy có tác động lớn đến một phạm vi người nhất định trong cả một huyện, thị trấn ấy hoặc thậm chí liên đới trên một vùng lãnh thổ rộng lớn hơn. Đạo đức làm nên gốc rễ của hiệu quả cơng tác của người cán bộ, uy tín, năng lực của cán bộ thể hiện trước Đảng, trước nhân dân cũng thể hiện một phần từ cái gốc này.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang có sự chuyển biến nhanh chóng và xã hội đang nảy sinh nhiều vấn đề hết sức phức tạp, trong đó phải kể đến trình độ dân trí ngày một nâng cao, sự đòi hỏi của xã hội đối với đội ngũ cơng chức chun mơn, Thêm vào đó cơng tác quản lý xã hội cũng địi hỏi người cán cơng chức ở cơ sở phải tạo lập cho mình một uy tín đối với nhân dân.
Về đời tư, người cán bộ cơng chức gương mẫu là người có đời tư trong sáng, không bê tha rượu chè, cuộc sống cần kiệm, chan hịa với xóm giềng và người thân. Về tác phong công tác cơng sở, là người liêm chính cơng minh, khơng tham nhũng và có tinh thần chống tham nhũng, sâu sát trong công việc, tận tụy phục vụ nhân dân không cửa quyền không hách dịch, không gây phiền hà nhũng nhiễu nhân dân, không vụ lợi chia bè kéo cánh, không chạy theo vụ lợi cá nhân và lợi ích nhóm, nói đi đơi với làm.
- Về phẩm chất chính trị
Một người cán bộ chân chính và cách mạng là người cán bộ trước tiên phải có phẩm chất chính trị chân chính vơ tư và trong sáng. Năng lực của người cán bộ xuất phát từ phẩm chất chính trị này.
Niềm tin tuyệt đối vào lý tưởng cách mạng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, kiên định với đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước cùng với lịng u thương nhân dân vơ ngần là phẩm chất chính trị cao cả của người cách mạng, của người cán bộ, cơng chức nói chung trong đó có người
cán bộ cấp huyện, thị trấn. Phẩm chất tốt đẹp này càng phải được củng cố và phát huy khi gặp phải những cám dỗ, khơng lay động trước khó khăn thử thách, minh mẫn trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, cùng với quần chúng nhân dân biến phẩm chất này thành thực tiễn cuộc sống.
Thái độ phụng sự người dân địa phương, thể hiện sự gương mẫu đi đầu trong công tác, trong mọi phong trào hoạt động được phát động tại địa phương, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với việc bảo vệ, phát triển đời sống kinh tế và văn hóa địa phương cũng là những biểu hiện quan trọng về người cán bộ cấp UBND thị trấn, thị xã.
c. Nhóm các tiêu chí đánh giá về tình trạng sức khỏe và thể lực
Có nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá thể trạng và sức khỏe của mỗi người, một trong số đó là trí lực và thể lực. Tinh thần minh mẫn, mạnh mẽ, kiên định nhưng linh hoạt khéo léo phân tích và xử lý các vấn đề phát sinh trong công việc và đời sống trước các thế lực chống phá, trước các đối tượng phá hoại, quấy rối, trước các dấu hiệu vi phạm pháp luật trên địa bàn là phát huy về mặt trí lực của người cán bộ cấp UBND huyện, thị trấn, thị xã. Bên cạnh đó, để có sức chiến đấu trên các mặt trận cơng tác trong thời bình, để có thể đi đầu, tiên phong, thức khuya dậy sớm góp phần bảo vệ sự bình yên của cuộc sống nhân dân thì người cán bộ cơng chức cấp huyện, thị trấn, thị xã cũng cần phải ln rèn luyện thể lực để có một cơ thể khỏe mạnh cùng với khối óc thơng minh của người cán bộ.
d. Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ công chức
- Kỹ năng giải quyết công việc
Có nhiều cách hiểu và vận dụng khái niệm kỹ năng. Kỹ năng có thể được hiểu là những hành động của con người có tính lặp lại, được hình thành nên nhờ q trình tập luyện mà có. Kỹ năng có sau và kiến thức có trước, trên cơ sở thực hành các bước do kiến thức đề ra để đưa kiến thức vào đời sống thực tiễn thơng qua hoạt động thành thục đó gọi là kỹ năng. Xét về tổng quan, những kỹ năng cần thiết và cơ bản của người cán bộ cơng chức có thể chia thành hai nhóm kỹ năng. Nhóm thứ nhất là nhóm các kỹ năng giao tiếp cơ bản và nhóm thứ hai là nhóm những kỹ năng giao tiếp nâng cao. Kỹ năng giao tiếp cơ bản gồm kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết
trình, kỹ năng thiết kế bài thuyết trình, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng xử lý bảng tính trên phần mềm, kỹ năng vận hành một phần mềm quản lý,…Nhóm kỹ năng nâng cao gồm kỹ năng nhận dạng, giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đàm phán,v.v.
Xét về chi tiết nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thể hiện chất lượng và cũng là một tiêu chuẩn lớn dùng để đánh giá kết quả làm việc của người công chức. Thiếu những kỹ năng cần thiết thì người cơng chức khơng thể thực thi nhiệm vụ một cách trôi chảy và đầy đủ. Song song với vai trị cơng việc và nhóm cơng việc, có nhóm kỹ năng dành chung cho tất cả các bộ cơng chức như kỹ năng tiếp đón cơng dân, kỹ năng lập một báo cáo,…và có nhóm kỹ năng đặc thù cho mỗi nhóm, mỗi bộ phận cán bộ chuyên trách. Cụ thể có thể chia thành các nhóm kỹ năng như sau:
Nhóm kỹ năng tham mưu: đề xuất, lập kế hoạch, ban hành, thực hiện, kiểm
tra, báo cáo;
Nhóm kỹ năng phân tích, tổng hợp: thu thập, phân tích, tổng hợp, đánh giá,
phối hợp, tiếp nhận thông tin, phân luồng thông tin và đánh giá dư luận;
Nhóm kỹ năng giao tiếp: kỹ năng tiếp dân, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng
lắng nghe, kỹ năng thuyết phục.
Nhóm kỹ năng tác nghiệp độc lập: kỹ năng lập lịch làm việc cá nhân, kỹ năng
xây dựng báo cáo, kỹ năng làm việc độc lập, lắng nghe, thuyết trình. - Đạo đức cơng vụ
Những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực văn hóa của xã hội được hình thành qua nhiều năm tháng, nhiều thế hệ và được cả xã hội công nhận và thực hiện theo nhằm để đánh giá và điều chỉnh cách cư xử giữa những người trong cùng một chỉnh thể xã họi với nhau hình thành nên đạo đức. Theo đó, đạo đức cơng vụ là đạo đức mà người cơng chức cần phải hiểu, phải có, phải thực hiện liên tục và đầy đủ khi thực thi nhiệm vụ với người dân, với tổ chức, với đồng nghiệp. Xã hội sẽ đánh giá về đạo đức của cán bộ công chức thông qua hành vi, thái độ, biểu lộ ứng xử của công chức khi thi hành công vụ cũng như những kết quả mà người công chức mang lại cho tổ chức và xã hội.
- Chất lượng dịch vụ công được cung cấp
Các yếu tố chính góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cơng gồm: năng lực làm việc của cơng chức, mơi trường làm việc, chính sách đãi ngộ. Từ đó sẽ tạo nên một đội ngũ công chức vừa hồng vừa chuyên để đảm đương những nhiệm vụ, trọng trách do Đảng và Nhà nước giao phó. Đây sẽ là đội ngũ nịng cốt để cùng tồn dân nâng cao đời sống kinh tế văn hóa xã hội của mỗi xã phường, thị trấn từ đó góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.