3.2.1. Đánh giá về các yếu tố hữu hình
Một trong những lợi thế của Starbucks tại Việt Nam đó là doanh nghiệp này có điểm mạnh về tài chính và đầu tư phần lớn vào cơ sở vật chất chất lượng cao để phục vụ khách hàng cao cấp, xứng tầm với định vị “thương hiệu cà phê cao cấp”.
Sự đa dạng, phong phú, cách tân trong những thiết kế nội thất quán cà phê mang phong cách đương đại của Starbucks cũng là một điểm nhấn nổi bật, gây ấn tượng với khách hàng. Khách hàng chắc hẳn sẽ rất choáng ngợp với 4 kiểu thiết kế quán cà phê của Starbucks tại những địa điểm khác nhau. Đây được xem là một USP giúp Starbucks ghi điểm trong mắt những người dân thành phố, có mắt thẩm mỹ và u thích những khơng gian mới lạ.
• Starbucks Heritage: lấy cảm hứng từ khu chợ Pike Place lịch sử ở Seattle, thể hiện qua nền nhà bằng gỗ, nền bê tông nhuộm màu, ghế kim loại và hệ thống chiếu sáng kiểu nhà may, … mang lại cảm giác về khoảng thời gian chuyển giao qua nhiều thế kỷ.
• Starbucks Artisan: phong cách thiết kế lấy cảm hứng từ thời kỳ công nghiệp trước đây của các khu chợ thành thị khi diễn ra cơng cuộc hiện đại hóa của những năm 1930, nổi bật với những vật liệu đơn giản như dầm thép lộ thiên, tường gạch, kính cửa sổ hai cánh của nhà máy và cơng trình gỗ được đánh bóng bằng tay tại một nơi tụ họp sáng tạo dành cho các hoạt động văn hóa và nghệ thuật.
• Starbucks Regional Modern: là hiện thân của kiểu thiết kế cách tân, thoải mái và đón tiếp ân cần, sử dụng không gian tươi sáng, với hệ thống chiếu sáng bằng đèn giống tầng áp mái được trang bị đồ đạc nội thất mang cảm hứng khu vực và kết cấu liên quan tới văn hóa nhằm tạo ra chốn nghỉ ngơi yên tĩnh và hiện đại sau những ồn ào, náo nhiệt của thế giới sơi động.
• Starbucks Concept: tạo cảm giác khám phá này lan tỏa ra tất cả những vị khách ghé thăm quán, qua những buổi sum họp cà phê và trà hàng ngày, các sự kiện nghệ thuật và các buổi tụ họp cộng đồng.
Các trang thiết bị của Starbucks hiện đại bậc nhất trong giới F&B. Nhiều cửa hàng của Starbucks có loại máy pha cà phê Clover công nghệ siêu cao, kết nối với đám mây
để thông tin hiệu năng của máy và để theo dõi sở thích của khách hàng. Dịch vụ đám mây dùng để tổ chức dữ liệu Clover được gọi là CloverNet. Starbucks cũng đang nghiên cứu về các loại tủ lạnh thông minh giúp theo dõi hạn sử dụng của sữa và các thức uống khác đặt trong tủ, các loại nhiệt kế thơng minh, các loại khóa cửa thơng minh và các thiết bị khác trong cửa hàng nơi mà dữ liệu về tình trạng hiện tại có thể tải lên.
Tới năm 2017, Starbucks theo sát xu hướng Công nghiệp 4.0 với việc ra mắt Trợ lý ảo My Starbucks Barista cho phép người dùng đặt hàng và thanh tốn bằng cách nói chuyện với trợ lý ảo. Starbucks cũng hợp tác với Amazon để tạo ra tính năng mới cho phép người dùng gọi lại thức uống ưa thích của họ, mơ phỏng theo trải nghiệm tương tác với một người pha cà phê thật ở ngoài đời. Để làm được điều này, Starbucks đã đầu tư lớn cho nền tảng điện toán đám mây, cơ sở cho phép tích hợp khơng giới hạn các trải nghiệm xuyên biên giới. Starbucks cũng đang phát triển Quản trị đơn hàng số DOM (Digital Order Manager), thiết bị máy tính bảng giúp truy xuất các đơn hàng sắp nhận được và quản trị đơn hàng theo thời gian trực tốt hơn.
Thêm vào đó, đội ngũ nhân viên phục vụ tại Starbucks được đánh giá là có chun mơn cao, trang phục đẹp, thái độ làm việc chuyên nghiệp. Sự thân thiện và chuyên nghiệp của các nhân viên pha chế cà phê (barista) trong quá trình cung cấp cà phê tại các cửa hàng cũng được xem là những yếu tố hữu hình hóa giá trị mang lại cho khách hàng.