Những nhược điểm cần cải thiện

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ của Starbucks Việt Nam dưới góc độ Marketing (Trang 33 - 35)

Starbucks cho rằng, họ cung cấp những giá trị cao cho khách hàng, cả về giá trị hữu hình và vơ hình. Giá trị hữu hình là chất lượng sản phẩm, từ những hạt cà phê được chọn lọc, chế biến cẩn thận, nghiêm ngặt bởi đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản. Giá trị vơ hình là những trải nghiệm, cảm xúc mà khách hàng được đắm chìm vào một khơng gian cà phê thực thụ. Tuy nhiên tại Việt Nam, điều cốt lõi của marketing dịch vụ là hữu hình hóa dịch vụ lại chưa được Starbucks thực hiện một cách thành công triệt để. Starbucks bị khách hàng phàn nàn khá nhiều về sự gián đoạn của wifi, khiến họ bị hạn chế sự kết nối, Starbucks càng khó truyền tải giá trị “kết nối” đến khách hàng như kỳ vọng mà họ mong muốn.

Về chất lượng sản phẩm, Starbucks gặp rất nhiều rắc rối khi cố gắng thỏa mãn khẩu vị cà phê của người Việt. Nhiều khách hàng cho rằng hương vị của Starbucks không phù hợp với gu cà phê của người Việt. Ngay cả khi doanh nghiệp này đang nỗ lực cố gắng để cho ra mắt những loại thức uống mới phù hợp hơn với khẩu vị của người Việt thì mức độ đáp ứng về chất lượng cà phê tại Starbucks vẫn chưa thể đánh

bật được những thương hiệu nội địa có tiếng được nhiều người Việt ưu chuộng như: Highland Coffee, The Coffee House hay Trung Nguyên, …

Chất lượng phục vụ của nhân viên cũng bị phàn nàn rất nhiều trên các trang mạng xã hội và các cộng đồng online. Tuy chỉ là số ít và hiếm khi xảy ra nhưng một khi khách hàng phàn nàn về thái độ dịch vụ của nhân viên bằng một bài viết trên không gian mạng, thông tin này lập tức được lan truyền và tạo ra khủng hoảng truyền thông mà doanh nghiệp phải xử lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ của Starbucks Việt Nam dưới góc độ Marketing (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w