Một trong những điều đặc biệt trong cách phục vụ của Satrbucks đó là cá nhân hóa trải nghiệm của từng khách hàng. Khơng phải ngẫu nhiên mà Starbucks đặt ra những nguyên tắc cho nhân viên như: “Biến trải nghiệm của khách thành của bạn” – Luôn tùy chỉnh trải nghiệm của khách hàng thông qua kinh nghiệm của nhân viên và linh hoạt theo từng tình huống khác nhau; và đối với Starbucks, nguyên tắc “Mọi thứ đều quan trọng” – luôn nhắc nhở họ tập trung vào mọi khía cạnh trong lúc làm việc. Luôn tập trung theo dõi trải nghiệm của khách hàng và góc nhìn của họ.
Có một điều mà nhiều người uống Starbucks nhận ra là tên họ thường bị nhân viên viết sai trên cốc. Đôi khi chuyện này chỉ tình cờ do nghe nhầm viết sai một chữ cái, nhưng rất nhiều lần người mua thấy tên họ bị viết lái thành những từ thậm chí nghe cịn chẳng ra tên người. Lý do đằng sau là bởi các nhân viên càng viết nhầm tên thành những cụm từ ngộ nghĩnh thì người uống càng có khả năng sẽ chụp lại chiếc cốc và chia sẻ lên Facebook hoặc Instagram – những nền tảng quảng cáo miễn phí cho Starbucks. Thế nhưng khi triển khai tại Việt Nam, Starbucks vẫn viết sai tên khách thế nhưng chiêu bài này khá khó tại Việt Nam, bởi lượng khách tại Việt Nam chiếm rất ít người dùng phổ thông mà hầu hết là những người đi làm, những doanh nhân… mà đối tượng khách hàng này thường ít có xu hướng chia sẻ hơn những người trẻ. Hãng đã định vị mình là thương hiệu “cà phê cao cấp” tại Việt Nam và họ thấu hiệu rất rõ nhu cầu của những bạn trẻ đến đây thường thích thú với khơng gian và cả cách decor có phần “sang chảnh” hơn các quán khác. Chính bởi sự nghiên cứu kỹ lưỡng về văn hóa “Check-in” Việt Nam cùng với đó là suy nghĩ “thử một lần cho biết” thì Starbucks đã tập trung trang trí cửa hàng đẹp nhất có thể, những khách hàng trẻ đến đây thường Check-in và từ đó lan tỏa trên mạng xã hội.